Thị trường ảm đạm, người trồng đào ở Sơn La lo lắng

  • Trong ảnh: Do chất lượng đào không đẹp như các năm trước và do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thương lái và khách du lịch chưa đến mua nhiều. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Do chất lượng đào không đẹp như các năm trước và do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thương lái và khách du lịch chưa đến mua nhiều. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Tại các điểm tập kết đào phục vụ Tết dọc Quốc lộ 6 qua địa bàn các xã Lóng Luông và Vân Hồ, huyện Vân Hồ năm nay vắng khách mua đào do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Tại các điểm tập kết đào phục vụ Tết dọc Quốc lộ 6 qua địa bàn các xã Lóng Luông và Vân Hồ, huyện Vân Hồ năm nay vắng khách mua đào do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Thời điểm này chỉ có vài nhóm thương lái từ các tỉnh miền xuôi lên, tuy nhiên do đào chất lượng kém vì đã nở sớm nên các thương lái cũng chưa muốn thu mua nhiều. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Thời điểm này chỉ có vài nhóm thương lái từ các tỉnh miền xuôi lên, tuy nhiên do đào chất lượng kém vì đã nở sớm nên các thương lái cũng chưa muốn thu mua nhiều. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Người dân xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) vận chuyển đào để bán cho thương lái. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Người dân xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) vận chuyển đào để bán cho thương lái. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Người dân trên địa bàn huyện Vân Hồ (Sơn La) sẽ có thu nhập từ 10.000 đến 20.000 đồng khi vận chuyển và quấn bó mỗi cành đào. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Người dân trên địa bàn huyện Vân Hồ (Sơn La) sẽ có thu nhập từ 10.000 đến 20.000 đồng khi vận chuyển và quấn bó mỗi cành đào. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Người dân dán tem đào Vân Hồ (Sơn La) trước khi cung cấp ra thị trường. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Người dân dán tem đào Vân Hồ (Sơn La) trước khi cung cấp ra thị trường. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Người dân dán tem đào Vân Hồ trước khi cung cấp ra thị trường. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Người dân dán tem đào Vân Hồ trước khi cung cấp ra thị trường. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Hầu hết các hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ đều là người dân tộc Mông. Đối với họ, việc trồng đào phục vụ Tết hiệu quả hơn nhiều so với trồng ngô, trồng sắn như trước kia. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Hầu hết các hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ đều là người dân tộc Mông. Đối với họ, việc trồng đào phục vụ Tết hiệu quả hơn nhiều so với trồng ngô, trồng sắn như trước kia. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Người dân xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) vận chuyển đào để bán cho thương lái. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Người dân xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) vận chuyển đào để bán cho thương lái. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Trong ảnh: Tại các điểm tập kết đào phục vụ Tết dọc Quốc lộ 6 qua địa bàn các xã Lóng Luông và Vân Hồ, huyện Vân Hồ năm nay vắng khách mua đào do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Trong ảnh: Tại các điểm tập kết đào phục vụ Tết dọc Quốc lộ 6 qua địa bàn các xã Lóng Luông và Vân Hồ, huyện Vân Hồ năm nay vắng khách mua đào do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Hiện nay, diện tích trồng cây đào trên địa bàn tỉnh Sơn La có khoảng 5.000ha, chủ yếu do đồng bào dân tộc ở vùng cao, vùng khó khăn trồng trên nương, đồi và vườn nhà. Riêng huyện Vân Hồ có khoảng 1.000ha đất trồng cây đào; trong đó, có hơn 500ha đào bán vào dịp Tết. Cành và cây đào mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho người dân Sơn La trong dịp Tết cổ truyền hàng năm. Tuy nhiên năm nay do chất lượng đào không đẹp như các năm trước, cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thương lái và khách du lịch chưa đến mua nhiều khiến người trồng đào băn khoăn, lo lắng. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN