Sạt lở bờ sông “đe dọa” khắp Đồng bằng sông Cửu Long

  •  Trong ảnh: Sạt lở bờ sông Cần Lố (đoạn gần Bưu điện xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh) dài khoảng 50m, ăn sâu 5-7m nhìn như miệng vực. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Sạt lở bờ sông Cần Lố (đoạn gần Bưu điện xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh) dài khoảng 50m, ăn sâu 5-7m nhìn như miệng vực. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Những ngôi nhà cập kênh Bọng Két, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bị sụp xuống sát mép nước. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Những ngôi nhà cập kênh Bọng Két, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bị sụp xuống sát mép nước. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Cây bần có bộ rễ giúp giữ đất, đảm bảo hiệu quả bền vững phòng, chống sạt lở theo hướng xanh, thuận thiên. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Cây bần có bộ rễ giúp giữ đất, đảm bảo hiệu quả bền vững phòng, chống sạt lở theo hướng xanh, thuận thiên. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Thi công công trình chống sạt lở bờ sông Tiền, đoạn qua hai xã Tân Mỹ và Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Thi công công trình chống sạt lở bờ sông Tiền, đoạn qua hai xã Tân Mỹ và Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Đoạn kè ven rạch Cái Dầu thuộc Dự án kè khu vực chợ Bình Thành (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện tình trạng nghiêng, sụp lún. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
    Trong ảnh: Đoạn kè ven rạch Cái Dầu thuộc Dự án kè khu vực chợ Bình Thành (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) xuất hiện tình trạng nghiêng, sụp lún. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
  • Trong ảnh: Một mảng bê tông, nhựa đường chỉ chờ rớt xuống sông do sạt lở. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Một mảng bê tông, nhựa đường chỉ chờ rớt xuống sông do sạt lở. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Cây cầu sắt tạm thay con đường bị sạt lở, sụt lún chạy trong chợ Tân Tiến, gặp trời mưa trơn trượt khiến nhiều xe máy, người dân đi lại bị té ngã. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Cây cầu sắt tạm thay con đường bị sạt lở, sụt lún chạy trong chợ Tân Tiến, gặp trời mưa trơn trượt khiến nhiều xe máy, người dân đi lại bị té ngã. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Mô hình kè sinh thái trồng cây tràm tại ấp Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Mô hình kè sinh thái trồng cây tràm tại ấp Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Hạ thủy giằng đá xuống bãi địa dưới lòng sông để làm kè chống sạt lở bờ sông Tiền. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Hạ thủy giằng đá xuống bãi địa dưới lòng sông để làm kè chống sạt lở bờ sông Tiền. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Thi công tuyến kè và bến phà sông Ô Môn. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Thi công tuyến kè và bến phà sông Ô Môn. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Công trình xây dựng kè bờ từ đoạn kè Bình Thành đến vàm Phong Mỹ (thuộc huyện Thanh Bình và huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) để bảo vệ Quốc lộ 30 nhưng thi công chậm tiến độ, là một dẫn chứng cho hiệu quả không cao lại tốn kém kinh phí trong phòng, chống sạt lở của giải pháp dùng kè bê tông. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
    Trong ảnh: Công trình xây dựng kè bờ từ đoạn kè Bình Thành đến vàm Phong Mỹ (thuộc huyện Thanh Bình và huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) để bảo vệ Quốc lộ 30 nhưng thi công chậm tiến độ, là một dẫn chứng cho hiệu quả không cao lại tốn kém kinh phí trong phòng, chống sạt lở của giải pháp dùng kè bê tông. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
  • Trong ảnh: Vụ sạt lở ven kênh Đốc Phủ Hiền thuộc xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, vào tháng 5/2023. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
    Trong ảnh: Vụ sạt lở ven kênh Đốc Phủ Hiền thuộc xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, vào tháng 5/2023. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
  • Trong ảnh: Cây cầu bắc qua sông Cần Lố, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp ngay sát điểm sạt lở. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Cây cầu bắc qua sông Cần Lố, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp ngay sát điểm sạt lở. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Lãnh đạo UBND Thành phố Cần Thơ kiểm tra điểm sạt lở bờ sông Ô Môn, đoạn qua xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, cuối tháng 5/2023. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
    Trong ảnh: Lãnh đạo UBND Thành phố Cần Thơ kiểm tra điểm sạt lở bờ sông Ô Môn, đoạn qua xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, cuối tháng 5/2023. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
  • Trong ảnh: Sạt lở nham nhở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Sạt lở nham nhở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Sạt lở đường giao thông cặp sông Cần Lố, qua chợ trung tâm xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Sạt lở đường giao thông cặp sông Cần Lố, qua chợ trung tâm xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Nhà ông Võ Văn Dũng, 73 tuổi, ngụ ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh sụp xuống sông Cần Lố do sạt lở vào cuối tháng 5/2023. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Nhà ông Võ Văn Dũng, 73 tuổi, ngụ ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh sụp xuống sông Cần Lố do sạt lở vào cuối tháng 5/2023. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Bê tông cốt thép ngôi nhà bị sạt lở của ông Võ Văn Dũng còn trơ ra. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Bê tông cốt thép ngôi nhà bị sạt lở của ông Võ Văn Dũng còn trơ ra. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Hiện trường vụ sạt lở tại khu vực bờ kênh Nha Mân-Tư Tải, đoạn thuộc ấp Tân Hựu, xã Tân Nhuận Đông, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào giữa tháng 6/2023. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
    Trong ảnh: Hiện trường vụ sạt lở tại khu vực bờ kênh Nha Mân-Tư Tải, đoạn thuộc ấp Tân Hựu, xã Tân Nhuận Đông, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào giữa tháng 6/2023. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
  • Trong ảnh: Sạt lở bờ sông Cần Thơ, khu vực ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền khiến phần nhà phía sau của 7 hộ dân bị sụp xuống sông, ước thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
    Trong ảnh: Sạt lở bờ sông Cần Thơ, khu vực ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền khiến phần nhà phía sau của 7 hộ dân bị sụp xuống sông, ước thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN
  • Trong ảnh: Ông Huỳnh Tiết Giao, Phó Chủ tịch xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, trước hiện trường sạt lở nhà lồng chợ và công trình kè Kinh 17 (vốn đầu tư 2,8 tỷ đồng) đang xây dựng bị sụp xuống do sạt lở vừa qua. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Ông Huỳnh Tiết Giao, Phó Chủ tịch xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, trước hiện trường sạt lở nhà lồng chợ và công trình kè Kinh 17 (vốn đầu tư 2,8 tỷ đồng) đang xây dựng bị sụp xuống do sạt lở vừa qua. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cứ vào thời điểm tháng 6 hàng năm, sạt lở sông diễn ra trên một số địa bàn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, năm nay 2023, từ tháng 3, cao trào là tháng 5 - 6 vừa qua, từ vùng sông rạch chằng chịt nơi bán đảo Cà Mau, Bạc Liêu, cho đến vùng phù sa ngọt Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, hay biên giới An Giang, và cả trung tâm đồng bằng thành phố Cần Thơ, đâu đâu cũng liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng, hàng trăm ngôi nhà bị nhấn chìm, nhiều con đường bị chia cắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội của cả vùng. Ảnh: Hồng Đạt - Nhựt An - Thanh Liêm/TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN