Nuôi cua đinh đem lại hiệu quả kinh tế ở Cần Thơ

  • Mỗi năm, anh Trần Minh Quan xuất bán khoảng 2.000 con cua đinh giống và khoảng 2 tấn cua đinh thịt, thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
    Mỗi năm, anh Trần Minh Quan xuất bán khoảng 2.000 con cua đinh giống và khoảng 2 tấn cua đinh thịt, thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
  • Nuôi cua đinh sinh sản trong bể xi măng, chia ra từng hộc nhỏ, mỗi hộc thả 4 con cua đinh cái và 1 con cua đinh đực, và làm chỗ cho cua đinh đẻ trứng. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
    Nuôi cua đinh sinh sản trong bể xi măng, chia ra từng hộc nhỏ, mỗi hộc thả 4 con cua đinh cái và 1 con cua đinh đực, và làm chỗ cho cua đinh đẻ trứng. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
  • Cua đinh nuôi trong 2 năm đạt trọng lượng khoảng 3kg là có thể bán làm cua đinh thương phẩm. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
    Cua đinh nuôi trong 2 năm đạt trọng lượng khoảng 3kg là có thể bán làm cua đinh thương phẩm. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
  • Anh Trần Minh Quan (áo trắng) hướng dẫn kỹ thuật cho người có nhu cầu nuôi cua đinh. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
    Anh Trần Minh Quan (áo trắng) hướng dẫn kỹ thuật cho người có nhu cầu nuôi cua đinh. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
  • Mỗi năm cua đinh mẹ đẻ từ 3 - 4 ổ trứng, mỗi ổ khoảng 8 - 15 trứng. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
    Mỗi năm cua đinh mẹ đẻ từ 3 - 4 ổ trứng, mỗi ổ khoảng 8 - 15 trứng. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
  • Cua đinh là một loại bò sát thuộc họ rùa sống chủ yếu tại các vùng sông nước ở Nam Bộ và có hình dáng khá giống con ba ba nên còn gọi là ba ba Nam Bộ. Ba ba Nam Bộ có đặc điểm khác biệt là 2
    Cua đinh là một loại bò sát thuộc họ rùa sống chủ yếu tại các vùng sông nước ở Nam Bộ và có hình dáng khá giống con ba ba nên còn gọi là ba ba Nam Bộ. Ba ba Nam Bộ có đặc điểm khác biệt là 2 "chiếc đinh" ở hai bên đầu. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
  • Nhờ có khối lượng lớn và giá bán cao nên khi nuôi thành công, cua đinh có thể cho lợi nhuận cao, nhất là khi người nuôi tự sản xuất được con giống. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
    Nhờ có khối lượng lớn và giá bán cao nên khi nuôi thành công, cua đinh có thể cho lợi nhuận cao, nhất là khi người nuôi tự sản xuất được con giống. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN
Từ chỗ nuôi ba ba không đem lại hiệu quả kinh tế, anh Trần Minh Quan (ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) chuyển sang nuôi cua đinh (một loại bò sát thuộc họ rùa, sống chủ yếu tại các vùng sông nước ở Nam Bộ và có hình dáng khá giống con ba ba, nên còn được gọi là ba ba Nam Bộ). Sau hơn 10 năm "bén duyên" với 100 con cua đinh giống, giờ đây anh Quan là chủ sở hữu trang trại nuôi cua đinh giống và cua đinh thịt có tiếng ở Cần Thơ, mỗi năm thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng. Anh Trần Minh Quan cũng là người đứng đầu Hợp tác xã cua đinh Quan Tiến với 20 thành viên, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng nghìn con cua đinh giống, cua đinh thịt. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN