Ninh Thuận phấn đấu có 140 sản phẩm OCOP vào năm 2025

  • Trong ảnh: Nho xanh NH 01- 48 là một trong những sản phẩm OCOP nổi tiếng của Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Trong ảnh: Nho xanh NH 01- 48 là một trong những sản phẩm OCOP nổi tiếng của Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Trong ảnh: Sản phẩm táo sấy dẻo tách hạt của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận – Ninh Thuận (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn) đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Trong ảnh: Sản phẩm táo sấy dẻo tách hạt của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận – Ninh Thuận (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn) đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Trong ảnh: Sơ chế, đóng gói sản phẩm nho tại Trang trại nho Ba Mọi (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Trong ảnh: Sơ chế, đóng gói sản phẩm nho tại Trang trại nho Ba Mọi (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Trong ảnh: Sản phẩm OCOP được trưng bày tại Hội doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Trong ảnh: Sản phẩm OCOP được trưng bày tại Hội doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Thực hiện kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu có từ 120 đến 140 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó phấn đấu 2 đến 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia. Ngoài ra, tỉnh đặt mục tiêu củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 40% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phấn đấu 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; ít nhất 50% làng nghề có sản phẩm OCOP nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN