Người dân trồng chuối ở Quảng Trị lao đao vì giá tụt dốc

  • Chuối mật mốc được bày bán nhiều ở trên dọc tuyến Quốc lộ 9, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa nhưng ít khách hàng hỏi mua. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
    Chuối mật mốc được bày bán nhiều ở trên dọc tuyến Quốc lộ 9, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa nhưng ít khách hàng hỏi mua. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
  • Ông Võ Quang Đảng, ở thôn Long Hiệp, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa trồng xen canh cây chuối với nhiều loại cây ăn quả khác để giảm rủi ro khi chuối không có đầu ra. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
    Ông Võ Quang Đảng, ở thôn Long Hiệp, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa trồng xen canh cây chuối với nhiều loại cây ăn quả khác để giảm rủi ro khi chuối không có đầu ra. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
  • Xã Tân Long – trung tâm của “thủ phủ” chuối Hướng Hóa với hơn 800 ha; có đến 70% hộ dân trồng chuối và khấm khá lên nhờ chuối. Từ khi có dịch COVID-19, thị trường chính thu mua là Trung Quốc buộc phải đóng cửa, người dân lao đao, phải tự xoay xở tìm đầu ra cho loại nông sản này. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
    Xã Tân Long – trung tâm của “thủ phủ” chuối Hướng Hóa với hơn 800 ha; có đến 70% hộ dân trồng chuối và khấm khá lên nhờ chuối. Từ khi có dịch COVID-19, thị trường chính thu mua là Trung Quốc buộc phải đóng cửa, người dân lao đao, phải tự xoay xở tìm đầu ra cho loại nông sản này. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
Những năm qua, chuối mật mốc là một trong những loại cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân ở huyện miền núi Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị), với diện tích trồng lên tới 4.000ha. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây khi dịch COVID-19 bùng phát, chuối Hướng Hóa bị rớt giá thê thảm, bởi thị trường chủ lực là xuất khẩu qua Trung Quốc ngưng trệ. Những ngày cuối năm 2022, cung đường 9 đi qua các xã Tân Lập, Tân Long lên thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa) không còn cảnh tấp nập, nhộn nhịp đoàn xe tải nối đuôi nhau chờ mua chuối như những năm trước, mà thưa thớt người bán, người mua. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN