Ngời sáng tinh thần nữ chiến sĩ Trường Sơn năm xưa

  • Bà Ngô Thị Tuyết (giữa) gặp lại đồng đội năm xưa trong Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Bà Ngô Thị Tuyết (giữa) gặp lại đồng đội năm xưa trong Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Bà Ngô Thị Tuyết tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Bà Ngô Thị Tuyết tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Bà Ngô Thị Tuyết tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Bà Ngô Thị Tuyết tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Bà Ngô Thị Tuyết (trái) gặp lại đồng đội năm xưa trong Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Bà Ngô Thị Tuyết (trái) gặp lại đồng đội năm xưa trong Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
Vào những ngày tháng ác liệt trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, cô gái quê ở Hà Tây cũ tên Ngô Thị Tuyết gác bút nghiên, tạm dừng công việc nơi quê nhà xung phong vào chiến trường, chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn với khí thế sục sôi quyết tâm cho cho ngày toàn thắng, đất nước được hoàn toàn giải phóng. Bà cũng tự hào khi mình được ghi danh vào Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc của tỉnh Hà Tây (cũ) (Hà Nội ngày nay) vào tháng 5/1971, cũng là Tiểu đoàn nữ đầu tiên của cả nước mang tên người anh hùng Trưng Trắc và cũng là Tiểu đoàn nữ đầu tiên được chi viện cho chiến trường. Được phân công việc giao liên dẫn đường cho bộ đội vào tuyến trong, đưa thương bệnh binh và người dân từ miền Nam ra tuyến ngoài. Tham gia ở Tiểu đoàn 8, nhiệm vụ của chiến sĩ giao liên khi đó là giao liên bộ ở đường 559, mỗi ngày đi 8 giờ đồng hồ đường rừng nhưng cô giao liên Ngô Thị Tuyết quên cả gian khổ, mệt mỏi, không nản chí dưới mưa bom đạn của quân thù ngày đêm chút xuống tuyến đường được phân công phụ trách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là dẫn đường an toàn cho bộ đội đi qua. Sau khi ra quân, bà Ngô Thị Tuyết đã chuyển về làm việc tại huyện Hoài Đức (Hà Nội). Trải qua nhiều vị trí công tác rồi tới cương vị Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hoài Đức và hiện nay là Chủ tịch Hội Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyện Hoài Đức, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, tham gia Thường vụ Hội Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Dù đảm nhiệm nhiều chức trách, nhiệm vụ nhưng ở vị trí nào bà cũng nỗ lực hoàn thành tốt công việc, đúng với tinh thần của chiến sĩ Trường Sơn năm xưa. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN