Nghề sửa chữa tàu, thuyền ở Diễn Châu (Nghệ An)

  • Người thợ dùng máy mài làm sạch rỉ sắt, các thân hàu, hà bám  trên vỏ thân tàu và hệ thống chân vịt. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Người thợ dùng máy mài làm sạch rỉ sắt, các thân hàu, hà bám trên vỏ thân tàu và hệ thống chân vịt. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Người thợ dùng máy mài để chà nhám, làm sạch rỉ sắt, mảng bám hệ thống chân vịt cho tàu công suất lớn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Người thợ dùng máy mài để chà nhám, làm sạch rỉ sắt, mảng bám hệ thống chân vịt cho tàu công suất lớn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Người thợ quét lớp dầu bóng lên vỏ thân tàu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Người thợ quét lớp dầu bóng lên vỏ thân tàu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Tàu, thuyền đang trong quá trình sửa chữa tại cơ sở sữa chữa tàu, thuyền tại cảng cá Lạch Vạn (huyện Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Tàu, thuyền đang trong quá trình sửa chữa tại cơ sở sữa chữa tàu, thuyền tại cảng cá Lạch Vạn (huyện Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Tàu cũ sau nhiều năm sử dụng được đưa kéo vào cơ sở sửa chữa. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Tàu cũ sau nhiều năm sử dụng được đưa kéo vào cơ sở sửa chữa. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có thế mạnh trong việc khai thác hải sản, đánh bắt xa bờ. Hiện 8 xã ven biển, vùng bãi ngang của toàn huyện có hơn 1.000 phương tiện khai thác hải sản, trong đó tập trung phần lớn ở xã Diễn Ngọc và xã Diễn Bích với gần 500 tàu ,,thuyền. Gắn với ngành đánh bắt hải sản của ngư dân, nghề sửa chữa tàu, thuyền tại Diễn Bích, Diễn Ngọc đã có từ hàng chục năm qua. Là ngành nghề thuộc dịch vụ hậu cần nghề cá, hiện nay, trên địa bàn 2 xã này còn 6 cơ sở hoạt động sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tàu, thuyền cho ngư dân là hội viên nghiệp đoàn nghề cá vươn khơi bám biển, khai thác hải sản và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN