“Kè xanh” giữ đất, phòng sạt lở ở Đồng Tháp

  • Nhiều người dân trồng bần kết hợp nuôi thả lục bình mang lại hiệu quả khá cao trong việc phòng, chống sạt lở. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
    Nhiều người dân trồng bần kết hợp nuôi thả lục bình mang lại hiệu quả khá cao trong việc phòng, chống sạt lở. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
  • Hai bên bờ Kênh Cũ (đoạn thuộc xã Tân Hòa, huyện Lai Vung) đã trồng cây bần từ hơn 3 năm trước để giữ đất, phòng, chống sạt lở. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
    Hai bên bờ Kênh Cũ (đoạn thuộc xã Tân Hòa, huyện Lai Vung) đã trồng cây bần từ hơn 3 năm trước để giữ đất, phòng, chống sạt lở. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
  • Bộ rễ của cây bần rất phát triển, bám sâu vào bùn đất có tác dụng giữ đất và chắn sóng khi tàu ghe di chuyển. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
    Bộ rễ của cây bần rất phát triển, bám sâu vào bùn đất có tác dụng giữ đất và chắn sóng khi tàu ghe di chuyển. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Thời gian qua, một số địa phương ở tỉnh Đồng Tháp đã triển khai trồng cây bần chua dọc các tuyến sông, kênh, rạch làm “kè xanh” nhằm giảm tình trạng sạt lở. Đây là giải pháp phi công trình có tác dụng chắn sóng, giữ đất, phòng, chống sạt lở hiệu quả và mang tính bền vững với chi phí thấp. Năm 2023, toàn tỉnh Đồng Tháp tiếp tục trồng gần 120.000 cây bần tại 107 tuyến bờ sông, kênh, rạch… có nguy cơ sạt lở trên địa bàn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thành phố Sa Đéc với tổng chiều dài gần 248 km. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN