Câu chuyện “thuận thiên” của người dân vùng hạn, mặn ĐBSCL

  • Áp dụng mô hình tưới tiêu tiết kiệm kết hợp nhà lưới hở nhằm tránh thất thoát nước, lưới tối màu giảm nắng ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Áp dụng mô hình tưới tiêu tiết kiệm kết hợp nhà lưới hở nhằm tránh thất thoát nước, lưới tối màu giảm nắng ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Mô hình đưa màu xuống ruộng đang là giải pháp mà nhiều nông dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) áp dụng để thích ứng với điều kiện hạn hán sẽ còn gay gắt hơn. Ảnh: Huỳnh Anh-TTXVN
    Mô hình đưa màu xuống ruộng đang là giải pháp mà nhiều nông dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) áp dụng để thích ứng với điều kiện hạn hán sẽ còn gay gắt hơn. Ảnh: Huỳnh Anh-TTXVN
  • Hệ thống rạch nước, tưới tiêu sầu riêng trong vườn nhà ông Lê Ngọc Sơn (ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
    Hệ thống rạch nước, tưới tiêu sầu riêng trong vườn nhà ông Lê Ngọc Sơn (ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
  • Mô hình đưa màu xuống ruộng đang là giải pháp mà nhiều nông dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau áp dụng để thích ứng với điều kiện hạn hán sẽ còn gay gắt hơn. Ảnh: Huỳnh Anh -TTXVN
    Mô hình đưa màu xuống ruộng đang là giải pháp mà nhiều nông dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau áp dụng để thích ứng với điều kiện hạn hán sẽ còn gay gắt hơn. Ảnh: Huỳnh Anh -TTXVN
  • Trung bình mỗi lần thu hoạch, ruộng bí hồ lô của gia đình anh Nguyễn Ngọc Hưng (ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đều cho sản lượng từ 1-2 tấn. Ảnh: Huỳnh Anh -TTXVN
    Trung bình mỗi lần thu hoạch, ruộng bí hồ lô của gia đình anh Nguyễn Ngọc Hưng (ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đều cho sản lượng từ 1-2 tấn. Ảnh: Huỳnh Anh -TTXVN
  • Nguồn nước ngọt phía bên trong đập Minh Hà (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đã cạn khô. Đây cũng là một trong nhiều hệ thống thủy lợi giúp ngăn mặn giữ ngọt cho gần 90.000 ha là vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh -TTXVN
    Nguồn nước ngọt phía bên trong đập Minh Hà (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đã cạn khô. Đây cũng là một trong nhiều hệ thống thủy lợi giúp ngăn mặn giữ ngọt cho gần 90.000 ha là vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh -TTXVN
  • Cống âu Nguyễn Tấn Thành (xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành đã thi công được hơn 80% khối lượng hợp đồng. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
    Cống âu Nguyễn Tấn Thành (xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành đã thi công được hơn 80% khối lượng hợp đồng. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
  • Khẩn trương thi công âu thuyền Cống âu Nguyễn Tấn Thành, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
    Khẩn trương thi công âu thuyền Cống âu Nguyễn Tấn Thành, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
  • Cống âu Nguyễn Tấn Thành hiện đã hoàn thành tháp van, dầm van, buồng âu 3 và lắp đặt hệ thống cửa van cống để bắt đầu ngăn mặn từ ngày 1/3/2024. Các công việc còn lại đang được đẩy nhanh tiến độ và phấn đấu hoàn thành trong tháng 8 năm nay. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
    Cống âu Nguyễn Tấn Thành hiện đã hoàn thành tháp van, dầm van, buồng âu 3 và lắp đặt hệ thống cửa van cống để bắt đầu ngăn mặn từ ngày 1/3/2024. Các công việc còn lại đang được đẩy nhanh tiến độ và phấn đấu hoàn thành trong tháng 8 năm nay. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
  • Cống Cái Lớn - Cái Bé (thuộc địa bàn các huyện An Biên và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) siêu công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam kinh phí trên 3.300 tỷ đồng, kiểm soát nguồn nước mặn, lợ, ngọt, tạo điều kiện sản xuất ổn định cho các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) trên vùng diện tích hơn 384.000 ha, tác động đến 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và một phần Cà Mau, Bạc Liêu. Dự án giai đoạn 1 đi vào hoạt động tháng 3/2022. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
    Cống Cái Lớn - Cái Bé (thuộc địa bàn các huyện An Biên và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) siêu công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam kinh phí trên 3.300 tỷ đồng, kiểm soát nguồn nước mặn, lợ, ngọt, tạo điều kiện sản xuất ổn định cho các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) trên vùng diện tích hơn 384.000 ha, tác động đến 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và một phần Cà Mau, Bạc Liêu. Dự án giai đoạn 1 đi vào hoạt động tháng 3/2022. Ảnh: Hồng Đạt -TTXVN
  • Hồ trữ nước để tưới vườn sầu riêng gần 7.000 m2 của gia đình ông Lê Ngọc Sơn (ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), bảo đảm 1 tháng tưới nước trong mùa hạn mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Hồ trữ nước để tưới vườn sầu riêng gần 7.000 m2 của gia đình ông Lê Ngọc Sơn (ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), bảo đảm 1 tháng tưới nước trong mùa hạn mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Gia đình chị Võ Thị Liên có 4 công (4.000 m2) trồng hoa màu, 3 vụ/năm, nếu trúng mùa, được giá, thu hoạch 3 tấn/công/vụ, sau trừ chi phí thu lợi nhuận 20 triệu đồng/vụ/công. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Gia đình chị Võ Thị Liên có 4 công (4.000 m2) trồng hoa màu, 3 vụ/năm, nếu trúng mùa, được giá, thu hoạch 3 tấn/công/vụ, sau trừ chi phí thu lợi nhuận 20 triệu đồng/vụ/công. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Ông Nguyễn Văn Hưng (ấp Phú Hưng, Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) đầu tư 2 ao phủ bạt để trữ nước ngọt từ năm 2016 với diện tích 350 m2/ao, sử dụng để tưới cho 150 cây mai lớn, nhỏ. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Ông Nguyễn Văn Hưng (ấp Phú Hưng, Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) đầu tư 2 ao phủ bạt để trữ nước ngọt từ năm 2016 với diện tích 350 m2/ao, sử dụng để tưới cho 150 cây mai lớn, nhỏ. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Hồ trữ nước ngọt bằng màng phủ bạt của người dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đầu tư để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Hồ trữ nước ngọt bằng màng phủ bạt của người dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đầu tư để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Thường xuyên đo độ mặn tại Cống chợ Thanh Trung (địa bàn ba ấp Thanh Trung, Tân Trung, Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để vận hành cống, đảm bảo an toàn nguồn nước cho bà con nhân dân trong mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Thường xuyên đo độ mặn tại Cống chợ Thanh Trung (địa bàn ba ấp Thanh Trung, Tân Trung, Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để vận hành cống, đảm bảo an toàn nguồn nước cho bà con nhân dân trong mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Chị Võ Thị Thanh Tuyền cho bò uống nước từ nguồn nước mưa được tích trữ dùng cho mùa hạn, mặn. Gia đình chị Tuyền nuôi 16 con bò, nấu rượu, ủ phân hữu cơ làm kinh tế tuần hoàn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Chị Võ Thị Thanh Tuyền cho bò uống nước từ nguồn nước mưa được tích trữ dùng cho mùa hạn, mặn. Gia đình chị Tuyền nuôi 16 con bò, nấu rượu, ủ phân hữu cơ làm kinh tế tuần hoàn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Cống chợ Thanh Trung (địa bàn ba ấp Thanh Trung, Tân Trung, Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) do nhà nước và nhân dân cùng làm với kinh phí 200 triệu đồng để ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo nước tưới cây trồng trong mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
    Cống chợ Thanh Trung (địa bàn ba ấp Thanh Trung, Tân Trung, Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) do nhà nước và nhân dân cùng làm với kinh phí 200 triệu đồng để ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo nước tưới cây trồng trong mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
  • Người dân ở Bến Tre nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm nay đã thích nghi, chủ động ứng phó, sống chung với hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Người dân ở Bến Tre nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm nay đã thích nghi, chủ động ứng phó, sống chung với hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Hình ảnh đặc trưng trên cánh đồng hoa màu vùng ven biển Bến Tre với rải rác các lu chứa nước. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Hình ảnh đặc trưng trên cánh đồng hoa màu vùng ven biển Bến Tre với rải rác các lu chứa nước. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Bà Phan Thị Luận (ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), 78 tuổi, tự mua 10 bình nước 5.000 lít/bình để trữ nước từ năm 2015, hỗ trợ miễn phí cho bà con nhân dân trong vùng vào mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Bà Phan Thị Luận (ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), 78 tuổi, tự mua 10 bình nước 5.000 lít/bình để trữ nước từ năm 2015, hỗ trợ miễn phí cho bà con nhân dân trong vùng vào mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Chị Võ Thị Liên (ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) gần 30 năm trồng hoa màu trên vùng hạn, mặn ven biển Bến Tre chia sẻ: Gia đình đã thích nghi với hạn, mặn từ nhiều năm nay, trữ ngọt, đắp bờ ngăn mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Chị Võ Thị Liên (ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) gần 30 năm trồng hoa màu trên vùng hạn, mặn ven biển Bến Tre chia sẻ: Gia đình đã thích nghi với hạn, mặn từ nhiều năm nay, trữ ngọt, đắp bờ ngăn mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Hồ trữ nước ngọt Kênh Lấp (đi qua các xã Tân Xuân, Phước Ngãi, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) là hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, dài gần 5 km, rộng 40 - 100 m, vốn là con kênh đào từ thời Pháp bị lấp hai đầu.Dự án khởi công năm 2017, với tổng kinh phí khoảng 85 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương và địa phương. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Hồ trữ nước ngọt Kênh Lấp (đi qua các xã Tân Xuân, Phước Ngãi, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) là hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, dài gần 5 km, rộng 40 - 100 m, vốn là con kênh đào từ thời Pháp bị lấp hai đầu.Dự án khởi công năm 2017, với tổng kinh phí khoảng 85 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương và địa phương. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Tưới hoa màu trồng trên vùng ven biển ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Tưới hoa màu trồng trên vùng ven biển ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Anh Dương Hồng Vũ, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri giới thiệu quy trình sản xuất nước sạch trong Nhà máy nước Kênh Lấp. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Anh Dương Hồng Vũ, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri giới thiệu quy trình sản xuất nước sạch trong Nhà máy nước Kênh Lấp. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Chị Võ Thị Liên (ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) thu hoạch cà chua trên vùng ven biển chịu ảnh hưởng của hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Chị Võ Thị Liên (ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) thu hoạch cà chua trên vùng ven biển chịu ảnh hưởng của hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
  • Bà Nguyễn Thị Lý (ấp Phú Thạnh, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) ba đời làm nghề nấu rượu ở làng nghề rượu truyền thống Phú Lễ, tiết kiệm nước sử dụng để làm mẻ rượu mới. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Bà Nguyễn Thị Lý (ấp Phú Thạnh, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) ba đời làm nghề nấu rượu ở làng nghề rượu truyền thống Phú Lễ, tiết kiệm nước sử dụng để làm mẻ rượu mới. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Bà Phan Thị Luận (ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) muốn được chia sẻ với bà con thiếu nước ngọt, không đủ điều kiện trữ nước, mua nước ngọt sinh hoạt trong mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
    Bà Phan Thị Luận (ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) muốn được chia sẻ với bà con thiếu nước ngọt, không đủ điều kiện trữ nước, mua nước ngọt sinh hoạt trong mùa hạn, mặn. Ảnh: Hồng Đạt-TTXVN
Từ đầu mùa khô 2023-2024, tình hình nắng nóng đã diễn ra phức tạp, hạn, mặn được dự báo đến sớm và gay gắt hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong chưa đầy một thập kỷ, người dân nơi đây đang phải đối diện đợt hạn, mặn lớn lần thứ ba, sau các năm 2015-2016, 2019-2020, và câu chuyện hạn, mặn luôn là vấn đề thời sự suốt hơn hai thập kỷ qua. Nhiều giải pháp cấp bách, trung hạn hay dài hạn đã được triển khai, nhưng có một thực tế, qua nhiều mùa hạn, mặn, người dân vùng hạn, mặn “đến hẹn lại lên” vẫn phải sống chung với… hạn, mặn. Hàng chục năm về trước, các nhà khoa học từng nói: Bài học của bà con bản địa là thuận thiên, thiên nhiên thế nào thì sống thế ấy. Hạn, mặn đã, đang và sẽ lặp đi lặp lại, nên về cần có quy trình xử lý và phải coi đó như trường hợp bình thường để xử lý. Câu chuyện "thuận thiên" càng trở nên thiết thực ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hồng Đạt, Huỳnh Anh - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN