Bảo vệ rừng: Hiệu quả từ mô hình trồng rừng trên núi đá ở Ninh Thuận

  • Trong ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam kiểm tra cây thanh thất trồng tại khu vực rừng phòng hộ núi Chà Bang. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Trong ảnh: Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam kiểm tra cây thanh thất trồng tại khu vực rừng phòng hộ núi Chà Bang. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Trong ảnh: Cây thanh thất được trồng tại khu vực núi đá Chà Bang – Đá Bạc huyện Thuận Nam, Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Trong ảnh: Cây thanh thất được trồng tại khu vực núi đá Chà Bang – Đá Bạc huyện Thuận Nam, Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam (Ninh Thuận) đã nghiên cứu, phát hiện giống cây thanh thất (tên khoa học Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae) là loại cây gỗ rừng bản địa có khả năng chịu được khí hậu khô hạn kéo dài; đặc biệt các loại gia súc không ăn lá của cây thanh thất nên rất thích hợp để trồng rừng. Từ 5 ha trồng thực nghiệm vào năm 2015, đến nay Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam đã trồng nhân rộng trên 650 ha cây thanh thất trên núi đá. Trồng cây thanh thất không chỉ góp phần tăng độ che phủ rừng mà còn tạo điều kiện cho người dân có thể chăn nuôi gia súc dưới tán rừng. Đồng thời, mở ra hướng mới trong việc lựa chọn loài cây triển vọng cho việc phục hồi rừng tại các khu vực núi đá, rừng phòng hộ ven biển ở Ninh Thuận và khu vực Nam Trung bộ hiện nay. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN