Văn hóa soi đường: Kéo lửa, thổi cơm thi ở hội đình Gia Dụ

  • Phần thổi cơm luôn là tâm điểm của cuộc thi, thu hút được đông đảo nhân dân xem và cổ vũ cho 2 đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Phần thổi cơm luôn là tâm điểm của cuộc thi, thu hút được đông đảo nhân dân xem và cổ vũ cho 2 đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Phụ nữ của các đội thi chuẩn bị đồ dùng và nguyên liệu để chuẩn bị cho hội thi Kéo lửa, thổi cơm. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Phụ nữ của các đội thi chuẩn bị đồ dùng và nguyên liệu để chuẩn bị cho hội thi Kéo lửa, thổi cơm. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Cây tre dùng để kéo lửa được cụ chủ tế chẻ đôi chia cho hai đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Cây tre dùng để kéo lửa được cụ chủ tế chẻ đôi chia cho hai đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Ngay khi nhận được phần tre của mình, hai đội nhanh chóng tổ chức kéo lửa để thổi cơm. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Ngay khi nhận được phần tre của mình, hai đội nhanh chóng tổ chức kéo lửa để thổi cơm. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Trong lúc đàn ông kéo lửa thì chị em phụ nữ thay nhau giã thóc, sàng, sảy cho ra có những hạt gạo trắng để phục vụ cho cuộc thi. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Trong lúc đàn ông kéo lửa thì chị em phụ nữ thay nhau giã thóc, sàng, sảy cho ra có những hạt gạo trắng để phục vụ cho cuộc thi. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Trong khi đàn ông kéo lửa, thì phụ nữ cũng tất bật thi nhau giã gạo. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Trong khi đàn ông kéo lửa, thì phụ nữ cũng tất bật thi nhau giã gạo. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Khi lấy được lửa, các đội nhanh chóng đốt các bó đuốc được làm từ thân cây lứa để chuẩn bị cho cuộc thi. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Khi lấy được lửa, các đội nhanh chóng đốt các bó đuốc được làm từ thân cây lứa để chuẩn bị cho cuộc thi. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Gạo được đãi sạch vỏ trấu còn sót lại và cho vào niêu đất. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Gạo được đãi sạch vỏ trấu còn sót lại và cho vào niêu đất. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Cụ chủ tế là người thẩm định phần thi của hai đội. Dù thắng hay thua, cả hai đội đều vui vẻ và sau đó tham gia vào các trò chơi trong lễ hội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Cụ chủ tế là người thẩm định phần thi của hai đội. Dù thắng hay thua, cả hai đội đều vui vẻ và sau đó tham gia vào các trò chơi trong lễ hội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Phần thổi cơm luôn là tâm điểm của cuộc thi, thu hút được đông đảo nhân dân xem và cổ vũ cho 2 đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Phần thổi cơm luôn là tâm điểm của cuộc thi, thu hút được đông đảo nhân dân xem và cổ vũ cho 2 đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Phần thổi cơm luôn là tâm điểm của cuộc thi, thu hút được đông đảo nhân dân xem và cổ vũ cho 2 đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Phần thổi cơm luôn là tâm điểm của cuộc thi, thu hút được đông đảo nhân dân xem và cổ vũ cho 2 đội. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
Trong hai ngày mùng 1 và 2/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), lễ hội Đình Gia Dụ, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ được tổ chức với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho dân khang, vật thịnh. Đình làng Gia Dụ thờ ba vị Đại Vương Ngọc Thanh, Ngọc Yến, Ngọc Thành thời Vua Hùng thứ 18. Đình làng được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 1992. Phần lễ được thực hiện với nhiều nghi thức như: Rước lễ vật từ chùa Thiên Tuế về Đình, rước nước từ sông về dâng tế thần, tế lễ. Phần hội được diễn ra với hoạt động như: Kéo co, tung cầu... trong đó độc đáo nhất là hội thi kéo lửa, giã gạo, thổi cơm. Ảnh: Trung Kiên – TTXVN.

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN