Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10: Cô giáo làm phim hoạt hình để truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh

  • Trong ảnh: Cô giáo Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong một giờ hoạt động trải nghiệm. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Trong ảnh: Cô giáo Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong một giờ hoạt động trải nghiệm. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Giáo viên không chỉ là những người truyền thụ kiến thức mà còn là nhà tâm lý, nhà giáo dục học, người biết khơi những đam mê của học sinh, biết phát huy những tố chất, nội lực để học sinh được bộc lộ hết khả năng, tình cảm của mình. Đó là phương pháp mà cô Đặng Hoàng Hà đã, đang và tiếp tục thực hiện trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Ảnh: Thanh Tùng -  TTXVN
    Trong ảnh: Giáo viên không chỉ là những người truyền thụ kiến thức mà còn là nhà tâm lý, nhà giáo dục học, người biết khơi những đam mê của học sinh, biết phát huy những tố chất, nội lực để học sinh được bộc lộ hết khả năng, tình cảm của mình. Đó là phương pháp mà cô Đặng Hoàng Hà đã, đang và tiếp tục thực hiện trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Với những học sinh đôi khi còn chưa nói lời hay hoặc nhút nhát, khi gặp người lớn thường lảng tránh, không chào hỏi, cô đã xây dựng các tình huống bằng những video hoạt hình, hay những nhân vật cụ thể được thay tên và yêu cầu chính những học sinh đó đưa ra cách xử lý của mình, rồi cho các bạn nhận xét, nêu các ý kiến điều chỉnh nếu chưa hợp lý để học sinh nhận ra vấn đề và tự thay đổi. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Trong ảnh: Với những học sinh đôi khi còn chưa nói lời hay hoặc nhút nhát, khi gặp người lớn thường lảng tránh, không chào hỏi, cô đã xây dựng các tình huống bằng những video hoạt hình, hay những nhân vật cụ thể được thay tên và yêu cầu chính những học sinh đó đưa ra cách xử lý của mình, rồi cho các bạn nhận xét, nêu các ý kiến điều chỉnh nếu chưa hợp lý để học sinh nhận ra vấn đề và tự thay đổi. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Trong ảnh: Không chỉ sáng tạo trong các giờ dạy trên lớp, cô Đặng Hoàng Hà còn nỗ lực sáng tạo trong các giờ hoạt động ngoại khóa với nhiều trải nghiệm phong phú đã tạo cho học sinh hiểu và nhận ra giá trị của cuộc sống, lòng biết ơn, trách nhiệm của bản thân, đồng thời trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết để thực hành, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Trong ảnh: Không chỉ sáng tạo trong các giờ dạy trên lớp, cô Đặng Hoàng Hà còn nỗ lực sáng tạo trong các giờ hoạt động ngoại khóa với nhiều trải nghiệm phong phú đã tạo cho học sinh hiểu và nhận ra giá trị của cuộc sống, lòng biết ơn, trách nhiệm của bản thân, đồng thời trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết để thực hành, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Gần 10 năm tuổi nghề, được Ban Giám hiệu tin tưởng giao chủ nhiệm nhiều khối lớp, lớp có học sinh khuyết tật, cô Đặng Hoàng Hà, giáo viên trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dành tâm huyết, sự kiên trì, bền bỉ, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, hòa nhập với các bạn trong lớp. Nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn, cô đã tìm tòi, học hỏi thêm về công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác giảng dạy, tổ chức các giờ dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ đó, cô đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini với những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp kích thích trí tò mò của học sinh, khiến trẻ hào hứng tham gia vào bài giảng và hứng khởi làm bài tập. Mọi đổi mới, sáng tạo đều được khơi nguồn từ sự tâm huyết, lòng yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên không chỉ là những người truyền thụ kiến thức mà còn là nhà tâm lý, nhà giáo dục học, người biết khơi những đam mê của học sinh, biết phát huy những tố chất, nội lực để học sinh được bộc lộ hết khả năng, tình cảm của mình. Đó là phương pháp mà cô Đặng Hoàng Hà đã, đang và tiếp tục thực hiện trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN