-
Trong ảnh: Trong lễ "Kin pang Một" của người Thái trắng xuất hiện nhiều những trò chơi dân gian, nghi thức tín ngưỡng, phản ánh đời sống, sinh hoạt đặc trưng của người Thái trắng Mường Lay. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: "Kin Pang Một" là lễ cúng do những người làm Mo, làm Then đứng ra tổ chức để cầu bình an, phúc lộc cho gia đình và bà con dân bản, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, cuộc sống no ấm. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Nghi thức "Kin Pang Một" của cộng đồng dân tộc Thái, ngành Thái trắng ở thị xã Mường Lay (Điện Biên) được trình diễn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Trong lễ hội "Sết Boóc Mạy" (Tết cây Bông), người thầy cúng, chủ lễ đóng vai trò xuyên suốt trong phần lễ, là người điều hành, khởi xướng các lễ thức cấu thành nên lễ hội. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Thầy cúng là người chủ lễ đang thực hiện nghi thức để khai lễ trong lễ hội "Sết Boóc Mạy" (Tết cây Bông) của người Thái đen. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Phần hội trong lễ hội "Sết Boóc Mạy" (Tết cây Bông) của cộng đồng dân tộc Thái, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Phụ nữ cộng đồng dân tộc Thái tham dự lễ hội "Sết Boóc Mạy" (Tết cây Bông) với bộ trang phục truyền thống của cộng đồng dân tộc mình. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Lễ hội ""Sết Boóc Mạy" (Tết cây Bông) của người Thái tỉnh Thanh Hóa độc đáo về không gian diễn xướng, phong phú về lễ thức trong diễn trình, rất hoạt náo và có tính cộng đồng cao. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: "Tằng cầu" (búi tóc trên đỉnh đầu) là đặc điểm để nhận biết người phụ nữ Thái đã lập gia đình. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Cô dâu dân tộc Thái trong trang phục truyền thống tại ngày cưới hỏi. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Lễ thức nướng cốm trong lễ "Kin lẩu khẩu mẩu" (Lễ hội cốm mới) của người Thái huyện Mường So (tỉnh Lai Châu). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Cộng đồng dân Thái xã Mường So (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) trình diễn lễ "Kin lẩu khẩu mẩu" (Lễ hội cốm mới). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Nội dung của nghi lễ "tằng cầu" là búi tóc lên đỉnh đầu cho người phụ nữ trong lễ cưới. "Tằng cầu" là đặc điểm để nhận biết người phụ nữ đã lập gia đình. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
-
Trong ảnh: Trình diễn, giới thiệu nghi lễ "Tằng cẩu" của cộng đồng dân tộc Thái, ngành Thái đen tỉnh Điện Biên. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN