Làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ

  • Quá trình sản xuất tranh gồm khâu sáng tác mẫu, khắc ván và khâu in, vẽ tranh; trong đó sáng tác mẫu tranh và khắc ván là khâu sáng tạo quan trọng nhất. Trong ảnh: Chị Lý Thị Thương là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, đến nay chị đã có 8 năm làm tranh cùng gia đình. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Quá trình sản xuất tranh gồm khâu sáng tác mẫu, khắc ván và khâu in, vẽ tranh; trong đó sáng tác mẫu tranh và khắc ván là khâu sáng tạo quan trọng nhất. Trong ảnh: Chị Lý Thị Thương là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, đến nay chị đã có 8 năm làm tranh cùng gia đình. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Tranh Đông Hồ thường chỉ có 4 - 5 màu chính: đen, xanh, chàm, đỏ, vàng và được lấy từ các nguyên liệu tự nhiên, không phải màu hóa chất vì vậy những sắc màu vừa tươi vừa có độ bền màu cao. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Tranh Đông Hồ thường chỉ có 4 - 5 màu chính: đen, xanh, chàm, đỏ, vàng và được lấy từ các nguyên liệu tự nhiên, không phải màu hóa chất vì vậy những sắc màu vừa tươi vừa có độ bền màu cao. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ đề của tranh Đông Hồ được phân thành 5 loại: Tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và tranh bộ theo tích truyện. Đề tài được lấy từ chính đời sống, sinh hoạt sản xuất của người nông dân, những triết lý phồn thực nhưng bình dị và gần gũi với sinh hoạt đời thường. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Chủ đề của tranh Đông Hồ được phân thành 5 loại: Tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và tranh bộ theo tích truyện. Đề tài được lấy từ chính đời sống, sinh hoạt sản xuất của người nông dân, những triết lý phồn thực nhưng bình dị và gần gũi với sinh hoạt đời thường. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, được Chính phủ đồng ý cho lập hồ sơ trình UNESCO và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1), loại hình Nghề thủ công truyền thống, tháng 12/2012. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, được Chính phủ đồng ý cho lập hồ sơ trình UNESCO và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1), loại hình Nghề thủ công truyền thống, tháng 12/2012. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Chị Lý Thị Thương là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, đến nay chị đã có 8 năm làm tranh cùng gia đình. Nghề làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ giờ chỉ còn ít gia đình duy trì. Trước nguy cơ này, việc ban hành các chủ trương, biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là rất cần thiết. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Chị Lý Thị Thương là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, đến nay chị đã có 8 năm làm tranh cùng gia đình. Nghề làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ giờ chỉ còn ít gia đình duy trì. Trước nguy cơ này, việc ban hành các chủ trương, biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là rất cần thiết. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Vật liệu và dụng cụ dùng để in tranh gồm: giấy dó, các loại màu, ván in, co ván, bìa và thét (chổi làm bằng lá thông). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Vật liệu và dụng cụ dùng để in tranh gồm: giấy dó, các loại màu, ván in, co ván, bìa và thét (chổi làm bằng lá thông). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Trước khi hoàn thiện, tranh sẽ được phơi qua nắng, tạo độ kết dính và độ bền cho tranh. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Trước khi hoàn thiện, tranh sẽ được phơi qua nắng, tạo độ kết dính và độ bền cho tranh. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Gian trưng bày sản phẩm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - một trong 2 nghệ nhân còn khả năng truyền dạy nghề nhưng đều đã cao tuổi. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Gian trưng bày sản phẩm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - một trong 2 nghệ nhân còn khả năng truyền dạy nghề nhưng đều đã cao tuổi. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Gian trưng bày sản phẩm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Gian trưng bày sản phẩm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Nghề làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ giờ chỉ còn duy trì ở một vài gia đình với số lượng nghệ nhân hiện chỉ còn 3 người, số lượng người thực hành khoảng 20 người. Số nghệ nhân hiện còn khả năng truyền dạy chỉ còn 2 người (ông Nguyễn Hữu Sam và ông Nguyễn Đăng Chế) đều đã cao tuổi. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Nghề làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ giờ chỉ còn duy trì ở một vài gia đình với số lượng nghệ nhân hiện chỉ còn 3 người, số lượng người thực hành khoảng 20 người. Số nghệ nhân hiện còn khả năng truyền dạy chỉ còn 2 người (ông Nguyễn Hữu Sam và ông Nguyễn Đăng Chế) đều đã cao tuổi. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Tranh Đông Hồ được in thủ công trên giấy Điệp, với tranh nhiều màu sẽ được in thành nhiều lần. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Tranh Đông Hồ được in thủ công trên giấy Điệp, với tranh nhiều màu sẽ được in thành nhiều lần. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh chia sẻ, gia đình bà đã có truyền thống làm tranh khoảng 14 đời nay. Bà năm nay hơn 60 tuổi nhưng đã có thâm niên 50 năm làm tranh. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh chia sẻ, gia đình bà đã có truyền thống làm tranh khoảng 14 đời nay. Bà năm nay hơn 60 tuổi nhưng đã có thâm niên 50 năm làm tranh. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Cơ sở làm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Hiện nay, tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi, khiến “đầu ra” cho tranh gặp nhiều khó khăn. Những gia đình còn theo nghề như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, do dân làng tranh giờ đây chủ yếu làm hàng mã. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Cơ sở làm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Hiện nay, tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi, khiến “đầu ra” cho tranh gặp nhiều khó khăn. Những gia đình còn theo nghề như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, do dân làng tranh giờ đây chủ yếu làm hàng mã. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Cơ sở làm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Hiện nay, tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi, khiến “đầu ra” cho tranh gặp nhiều khó khăn. Những gia đình còn theo nghề như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, do dân làng tranh giờ đây chủ yếu làm hàng mã. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Cơ sở làm tranh Đông Hồ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Hiện nay, tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi, khiến “đầu ra” cho tranh gặp nhiều khó khăn. Những gia đình còn theo nghề như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, do dân làng tranh giờ đây chủ yếu làm hàng mã. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Tranh Đông Hồ được in trên giấy Điệp - loại giấy được làm thủ công từ việc quết hồ Điệp lên 1 mặt của tờ giấy Dó. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Tranh Đông Hồ được in trên giấy Điệp - loại giấy được làm thủ công từ việc quết hồ Điệp lên 1 mặt của tờ giấy Dó. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Tranh sau khi in xong được gỡ ra khỏi ván in, dán lên khay tre rồi mang ra phơi ở những nơi thoáng mát. Tranh khô rồi mới tiếp tục lần lượt in các màu khác. Bản nét đen bao giờ cũng được in cuối cùng. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Tranh sau khi in xong được gỡ ra khỏi ván in, dán lên khay tre rồi mang ra phơi ở những nơi thoáng mát. Tranh khô rồi mới tiếp tục lần lượt in các màu khác. Bản nét đen bao giờ cũng được in cuối cùng. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Tranh sau khi in xong được gỡ ra khỏi ván in, dán lên khay tre rồi mang ra phơi ở những nơi thoáng mát. Tranh khô rồi mới tiếp tục lần lượt in các màu khác. Bản nét đen bao giờ cũng được in cuối cùng. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Trong ảnh: Tranh sau khi in xong được gỡ ra khỏi ván in, dán lên khay tre rồi mang ra phơi ở những nơi thoáng mát. Tranh khô rồi mới tiếp tục lần lượt in các màu khác. Bản nét đen bao giờ cũng được in cuối cùng. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Trong ảnh: Công việc sáng tác mẫu tranh tốn rất nhiều thời gian, trước tiên phải lựa chọn đề tài, ý nghĩa, nội dung sâu sắc, màu sắc hài hoà, bố cục chặt chẽ và có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Công việc sáng tác mẫu tranh tốn rất nhiều thời gian, trước tiên phải lựa chọn đề tài, ý nghĩa, nội dung sâu sắc, màu sắc hài hoà, bố cục chặt chẽ và có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Ngoài tranh được in thủ công, những tranh khổ lớn còn được vẽ thủ công bằng tay. Khi sáng tác mẫu tranh, các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực Nho để vẽ lên giấy bản mỏng và phẳng để người thợ khắc, đục ván theo mẫu. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Ngoài tranh được in thủ công, những tranh khổ lớn còn được vẽ thủ công bằng tay. Khi sáng tác mẫu tranh, các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực Nho để vẽ lên giấy bản mỏng và phẳng để người thợ khắc, đục ván theo mẫu. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Bản khắc mới được làm bằng ván gỗ thị tại cơ sở làm tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Ván khắc in tranh có 2 loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc lại vừa dai, do đó khi khắc ván in, nghệ nhân có kỹ năng chạm khắc giỏi, sẽ tạo được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh vi và ván in lại mềm. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30 - 40 chiếc. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Bản khắc mới được làm bằng ván gỗ thị tại cơ sở làm tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Ván khắc in tranh có 2 loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc lại vừa dai, do đó khi khắc ván in, nghệ nhân có kỹ năng chạm khắc giỏi, sẽ tạo được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh vi và ván in lại mềm. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30 - 40 chiếc. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Ngoài tranh được in thủ công, những tranh khổ lớn còn được vẽ thủ công bằng tay. Việc sáng tác mẫu tranh không chỉ của riêng các nghệ nhân mà thường là kết quả chung của một làng tranh, nhiều thế hệ. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Ngoài tranh được in thủ công, những tranh khổ lớn còn được vẽ thủ công bằng tay. Việc sáng tác mẫu tranh không chỉ của riêng các nghệ nhân mà thường là kết quả chung của một làng tranh, nhiều thế hệ. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Trong ảnh: Sáng tác mẫu tranh và khắc ván là khâu sáng tạo quan trọng nhất của quy trình làm tranh Đông Hồ, quyết định sự sinh tồn của một làng tranh, đòi hỏi năng khiếu bẩm sinh và kỹ năng lao động cao ở các nghệ nhân. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Trong ảnh: Sáng tác mẫu tranh và khắc ván là khâu sáng tạo quan trọng nhất của quy trình làm tranh Đông Hồ, quyết định sự sinh tồn của một làng tranh, đòi hỏi năng khiếu bẩm sinh và kỹ năng lao động cao ở các nghệ nhân. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là làng nghề truyền thống lâu đời về tranh khắc gỗ dân gian. Nét độc đáo của tranh Đông Hồ là được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, được in trên loại giấy đặc biệt - giấy Dó và nguyên liệu màu tự nhiên. Tranh Đông Hồ có đề tài được lấy từ chính đời sống, sinh hoạt sản xuất của người nông dân, những triết lý phồn thực nhưng bình dị và gần gũi với sinh hoạt đời thường, được người dân cả nước và du khách quốc tế biết đến bởi giá trị văn hoá, lịch sử và nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng hồ sơ về nghề tranh dân gian Đông Hồ và đang hoàn thiện để đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, nhằm phục hồi và phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị của loại hình tranh dân gian độc đáo này. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN