-
Lá dong thường được sắp 50 tàu/bó để thương lái tiện thu mua. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Vận chuyển lá dong sau khi cắt từ ruộng về nhà để thương lái đến thu mua. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Lá dong Tràng Cát là giống dong nếp, bầu lá tròn và dai, lá có màu xanh non, cuống dài. Những lá to đẹp sẽ được xếp riêng và bán với giá cao. Ảnh: Phạm Hậu-TTXVN
-
Lá dong được phân loại theo kích thước để thuận tiện cho thương lái đến thu mua. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Sau khi cắt tại vườn, lá dong được sắp xếp cho gọn để tránh bị rách khi vận chuyển. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Những ngày giáp Tết, người dân nơi đây lại tất bật với việc thu hoạch, rửa lá trước khi đem đi tiêu thụ. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Lá dong Tràng Cát là giống dong nếp, bầu lá tròn và dai, lá có màu xanh non, cuống dài. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Theo kinh nghiệm dân gian, người dân bảo quản lá dong bằng cách dấp nước, bó lại và dựng đứng ở nơi có độ ẩm cao với phần cuống lá hướng xuống dưới, như thế, lá dong có thể để tươi tới 20 ngày. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Làng Tràng Cát có truyền thống trồng lá dong hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Đến làng Tràng Cát những ngày cận Tết, đâu đâu cũng thấy cảnh người dân thu hoạch lá dong. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Việc thu hoạch lá dong thường bắt đầu từ khoảng ngày Rằm tháng Chạp và kéo dài đến sát Tết Nguyên đán. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Thương lái đến thu mua lá dong tại làng Tràng Cát. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
-
Ngay sau khi thu hoạch, lá dong sẽ được nhấn ngập nước và xếp thành chồng, sau đó được phân loại theo kích thước để thương lái đến thu mua. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Dịp Tết năm nay, lá dong được thu mua tại vườn với giá 80.000 - 120.000 đồng/100 tàu. Dự kiến cận Tết, giá có thể tăng thêm. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Làng Tràng Cát có truyền thống trồng lá dong hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Lá dong không thể thu hoạch sớm quá vì để lâu lá sẽ hỏng, còn thu hoạch muộn quá lại không kịp bán cho thương lái. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN