-
Mỗi dịp gần Tết, ngày tập trung gói bánh chưng là dịp ông bà, con cháu trong gia đình bà Diệu ở Giáp Nhị (Hoàng Mai, Hà Nội) sum họp. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Bánh chưng tượng trưng cho đất với màu xanh đại diện cho cây cỏ, có đỗ xanh đại diện cho hoa quả, có thịt lợn đại diện cho muông thú, và gạo nếp để là sản vật đại diện cho con người. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Bánh chưng là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Trông nồi bánh chưng là thú vui của trẻ nhỏ mỗi lần Tết đến. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Ông chủ gia đình là người xếp bánh và châm lửa nồi nước đun bánh. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Nét riêng có ở bánh chưng của người Việt đó là không lẫn, hay mô phỏng theo bất kỳ loại bánh nào của quốc gia khác. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Gói bánh chưng được người Việt truyền dạy lại cho thế hệ sau mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Trải nghiệm gói bánh chưng tại nhà là kỷ niệm khó quên với trẻ em Thủ đô. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Chất lượng chiếc bánh chưng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người gói dù là nam giới hay phụ nữ. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Lạt buộc được chọn là loại nứa mềm, dẻo dai. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Tước gân lá dong giúp lớp lá bên trong của chiếc bánh vừa mềm nhưng vẫn giữ được khuôn vuông vức. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Loại gạo nếp thơm ngon được chọn làm nguyên liệu chính của chiếc bánh chưng. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Lá dong để gói bánh có hình elip, phần tán lá phải to và rộng. Đặc biệt lá phải có màu xanh đậm tươi. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
-
Một lớp gạo, một lớp đậu và nhân là thịt vai sấn là những nguyên liệu cơ bản của chiếc bánh chưng. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN