Di tích quốc gia Nhà Giao tế - trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Bình Phước

  • Trong ảnh: Nhân viên Ban quản lý di tích Nhà Giao tế giới thiệu cho du khách về máy bơm nhiên liệu dùng để bơm xăng dầu qua đường ống dẫn chạy dọc Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
    Trong ảnh: Nhân viên Ban quản lý di tích Nhà Giao tế giới thiệu cho du khách về máy bơm nhiên liệu dùng để bơm xăng dầu qua đường ống dẫn chạy dọc Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
  • Trong ảnh: Du khách tham quan khu trưng bày hình ảnh tại Nhà Giao tế. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
    Trong ảnh: Du khách tham quan khu trưng bày hình ảnh tại Nhà Giao tế. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
  • Trong ảnh: Năm 2008, di tích Nhà Giao tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Phước đã sửa chữa nâng cấp. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
    Trong ảnh: Năm 2008, di tích Nhà Giao tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Phước đã sửa chữa nâng cấp. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
  • Trong ảnh: Tại khu làm việc tầng 2 của Nhà Giao tế, năm 1973 đã diễn ra hội nghị quân sự bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris 1973. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
    Trong ảnh: Tại khu làm việc tầng 2 của Nhà Giao tế, năm 1973 đã diễn ra hội nghị quân sự bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris 1973. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
  • Trong ảnh: Hiện nay, Nhà Giao tế là nơi trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý giá. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
    Trong ảnh: Hiện nay, Nhà Giao tế là nơi trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý giá. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN
Nhà Giao tế nằm tại Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, là trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (1972) ngôi nhà Cao Cẳng thuộc công ty cao su Xét – Xô của Pháp bị phá hủy hoàn toàn. Tháng 3 năm 1973, trước nhu cầu tình hình công tác trên mặt trận ngoại giao, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thống nhất chọn vị trí nền ngôi nhà Cao Cẳng xưa để xây dựng trụ sở. Ngôi nhà xây dựng để đón tiếp các phái đoàn ngoại giao trong và ngoài nước nên tên gọi Nhà Giao tế. Ngày 12/12/1986, Nhà Giao tế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, là một trong năm di tích lịch sử quốc gia trên đoạn cuối đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN