30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận: Bước đột phá về năng lượng điện

  • Trong ảnh: Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mặt nước trên hồ Đa Mi, huyện Tánh Linh. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
    Trong ảnh: Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mặt nước trên hồ Đa Mi, huyện Tánh Linh. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
  • Trong ảnh: Kỹ sư bảo trì hệ thống điện năng lượng mặt trời tại địa bàn huyện Bắc Bình. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
    Trong ảnh: Kỹ sư bảo trì hệ thống điện năng lượng mặt trời tại địa bàn huyện Bắc Bình. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
  • Trong ảnh: Kỹ sư bảo trì  hệ thống điện năng lượng mặt trời tại địa bàn huyện Bắc Bình. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
    Trong ảnh: Kỹ sư bảo trì hệ thống điện năng lượng mặt trời tại địa bàn huyện Bắc Bình. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
  • Trong ảnh: Một nhà máy điện năng lượng mặt trời tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
    Trong ảnh: Một nhà máy điện năng lượng mặt trời tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
  • Trong ảnh: Những cột điện gió tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
    Trong ảnh: Những cột điện gió tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
  • Trong ảnh: Những cột điện gió tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
    Trong ảnh: Những cột điện gió tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
  • Trong ảnh: Những cột điện gió tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
    Trong ảnh: Những cột điện gió tại địa bàn huyện Bắc Bình. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
  • Trong ảnh: Hệ thống điện năng lượng mặt trời tại huyện Tuy Phong. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
    Trong ảnh: Hệ thống điện năng lượng mặt trời tại huyện Tuy Phong. (ảnh tư liệu) TTXVN phát
Qua 30 năm tái lập tỉnh (1992-2022), Bình Thuận đã biến khí hậu khắc nghiệt, nắng gió quanh năm trở thành nguồn năng lượng tái tạo quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển của tỉnh. Nếu năm 1992, toàn tỉnh chỉ có 44/111 xã, phường, thị trấn với 35% tổng số hộ dân có điện, đến nay đã có 124/124 xã, phường, thị trấn với 99,7% tổng số hộ dân có điện sử dụng; trong đó, số hộ nông thôn đạt 99,69%. Toàn tỉnh hiện có hơn 100 dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) đăng ký đầu tư với tổng công suất khoảng 6.800 MWp, tổng vốn đầu tư gần 180 nghìn tỷ đồng. Đến tháng 7/2022, toàn tỉnh có 48 nhà máy điện đang hoạt động phát điện với tổng công suất 6.520 MW. Dự án năng lượng tái tạo từ điện gió, điện mặt trời đi vào hoạt động, phát điện thương mại trong thời gian qua đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bình Thuận và đảm bảo cung cấp điện cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bình Thuận đang được xây dựng thành Trung tâm năng lượng quốc gia. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN