Tái hòa nhập cộng đồng - Con đường xây dựng cuộc sống mới của những người đã từng lầm lỗi

  • Trong ảnh: Phạm nhân Nguyễn Văn Trụ (26 tuổi) đã đọc chữ thành thạo khi theo học lớp bổ túc văn hóa, xóa mù chữ tại Trại giam Gia Trung (Gia Lai). Lớp học xóa mù này đã giúp hàng ngàn phạm nhân biết chữ, làm các phép tính cơ bản… và cũng là nơi sinh hoạt, học tập bổ ích của các phạm nhân sau mỗi giờ lao động, cải tạo. Ảnh: Quang Thái – TTXVN
    Trong ảnh: Phạm nhân Nguyễn Văn Trụ (26 tuổi) đã đọc chữ thành thạo khi theo học lớp bổ túc văn hóa, xóa mù chữ tại Trại giam Gia Trung (Gia Lai). Lớp học xóa mù này đã giúp hàng ngàn phạm nhân biết chữ, làm các phép tính cơ bản… và cũng là nơi sinh hoạt, học tập bổ ích của các phạm nhân sau mỗi giờ lao động, cải tạo. Ảnh: Quang Thái – TTXVN
  • Trong ảnh: Học nghề và định hướng nghề cũng là một hình thức giáo dục cải tạo được cán bộ quản giáo ở Trại tạm giam Kim Chi (Hải Dương) chú trọng  nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho phạm nhân. Ảnh: Mạnh Tú - TTXVN
    Trong ảnh: Học nghề và định hướng nghề cũng là một hình thức giáo dục cải tạo được cán bộ quản giáo ở Trại tạm giam Kim Chi (Hải Dương) chú trọng nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho phạm nhân. Ảnh: Mạnh Tú - TTXVN
  • Trong ảnh: Các phạm nhân được giáo dục, cải tạo và trực tiếp tham gia lao động, sản xuất tại Trại giam Thủ Đức (Z30D) nằm trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
    Trong ảnh: Các phạm nhân được giáo dục, cải tạo và trực tiếp tham gia lao động, sản xuất tại Trại giam Thủ Đức (Z30D) nằm trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
  • Trong ảnh: Hướng dẫn, dạy nghề may cho phạm nhân để phạm nhân ở Trại giam Quyết Tiến (Cục C10). Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN
    Trong ảnh: Hướng dẫn, dạy nghề may cho phạm nhân để phạm nhân ở Trại giam Quyết Tiến (Cục C10). Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN
  • Trong ảnh: Các phạm nhân nữ được thi đấu thể thao, tổ chức vui chơi, giải trí sau giờ lao động cải tạo tại Trại giam Long Hòa (Long An). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
    Trong ảnh: Các phạm nhân nữ được thi đấu thể thao, tổ chức vui chơi, giải trí sau giờ lao động cải tạo tại Trại giam Long Hòa (Long An). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
  • Trong ảnh: Phạm nhân tham gia lao động, yên tâm cải tạo tốt để sớm trở về sum họp với gia đình và hòa nhập cộng đồng xã hội. ở Trại giam Long Hòa (Long An). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
    Trong ảnh: Phạm nhân tham gia lao động, yên tâm cải tạo tốt để sớm trở về sum họp với gia đình và hòa nhập cộng đồng xã hội. ở Trại giam Long Hòa (Long An). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
  • Trong ảnh: Cán bộ công an tới động viên, thăm hỏi anh Mai Thanh Long (Phường 2, Quận 8, TP.HCM), người sau chấp hành án trở về địa phương nay đã tu chí làm ăn. Ảnh: Thành Chung – TTXVN
    Trong ảnh: Cán bộ công an tới động viên, thăm hỏi anh Mai Thanh Long (Phường 2, Quận 8, TP.HCM), người sau chấp hành án trở về địa phương nay đã tu chí làm ăn. Ảnh: Thành Chung – TTXVN
  • Trong ảnh: Anh Phạm Thế Tiến (Phường 7, Quận 8, TP.HCM) sau khi chấp hành án trở về, nay đã mở được một tiệm may ở địa phương. Ảnh: Thành Chung – TTXVN
    Trong ảnh: Anh Phạm Thế Tiến (Phường 7, Quận 8, TP.HCM) sau khi chấp hành án trở về, nay đã mở được một tiệm may ở địa phương. Ảnh: Thành Chung – TTXVN
  •  Trong ảnh: Trở về địa phương sau thời gian thụ án, anh Nguyễn Văn Hải ở xóm 8, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) được Ngân hàng CSXH huyện Anh Sơn cho vay vốn làm kinh tế theo hướng VACR và hiện đang phát triển tốt. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
    Trong ảnh: Trở về địa phương sau thời gian thụ án, anh Nguyễn Văn Hải ở xóm 8, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) được Ngân hàng CSXH huyện Anh Sơn cho vay vốn làm kinh tế theo hướng VACR và hiện đang phát triển tốt. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
  • Trong ảnh: Anh Nguyễn Cảnh Thông (bên trái) sau khi được đặc xá trở về địa phương (phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa (Nghệ An), đã vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống, mở cửa hàng kinh doanh ga, tạo thu nhập ổn định, xây dựng nhà mới khang trang, nuôi hai con học đại học và bản thân anh Thông còn tham gia công tác với vai trò Trưởng Ban bảo vệ dân phố khối của phường. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
    Trong ảnh: Anh Nguyễn Cảnh Thông (bên trái) sau khi được đặc xá trở về địa phương (phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa (Nghệ An), đã vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống, mở cửa hàng kinh doanh ga, tạo thu nhập ổn định, xây dựng nhà mới khang trang, nuôi hai con học đại học và bản thân anh Thông còn tham gia công tác với vai trò Trưởng Ban bảo vệ dân phố khối của phường. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
  • Trong ảnh: Anh Nguyễn Cảnh Thông (thứ hai, bên trái) trò chuyện cùng cán bộ Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn thanh niên của phường. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
    Trong ảnh: Anh Nguyễn Cảnh Thông (thứ hai, bên trái) trò chuyện cùng cán bộ Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Đoàn thanh niên của phường. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
  • Trong ảnh: Anh Trần Ngọc Phúc (ngoài cùng bên trái) sau khi chấp hành án, trở về quê ở xã Quang Trung, huyện Vụ Bản (Nam Định), mở cơ sở sản xuất các dụng cụ như: đục, tràng để phục vụ việc chạm khắc, chế tác đồ gỗ mỹ nghệ. Sau 4 năm xây dựng kinh tế, anh Phúc không những vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Văn Đạt – TTXVN
    Trong ảnh: Anh Trần Ngọc Phúc (ngoài cùng bên trái) sau khi chấp hành án, trở về quê ở xã Quang Trung, huyện Vụ Bản (Nam Định), mở cơ sở sản xuất các dụng cụ như: đục, tràng để phục vụ việc chạm khắc, chế tác đồ gỗ mỹ nghệ. Sau 4 năm xây dựng kinh tế, anh Phúc không những vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Văn Đạt – TTXVN
  • Trong ảnh: Anh Lê Thừa Dương Hùng (bên phải) sau chấp hành xong án phạt tù và được đặc xá, đã thành lập cơ sở điêu khắc gỗ mỹ nghệ Tịnh Tín tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn). Anh đã cưu mang, giúp đỡ, dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lầm lỗi, trẻ em cơ nhỡ, người nghiện ma túy làm lại cuộc đời. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
    Trong ảnh: Anh Lê Thừa Dương Hùng (bên phải) sau chấp hành xong án phạt tù và được đặc xá, đã thành lập cơ sở điêu khắc gỗ mỹ nghệ Tịnh Tín tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn). Anh đã cưu mang, giúp đỡ, dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lầm lỗi, trẻ em cơ nhỡ, người nghiện ma túy làm lại cuộc đời. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Những năm qua, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền luôn chú trọng công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, như: truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm…. Việc triển khai, thực hiện công tác này đã góp phần giúp những người đã từng lầm lỗi xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự địa bàn. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN