77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024): “Thương binh tàn nhưng không phế”

  • Thương binh hạng 1/4 Trịnh Minh điều trị tại Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), hằng ngày dạy tiếng Anh cho học sinh trong vùng. Ảnh: Kim Hùng – TTXVN
    Thương binh hạng 1/4 Trịnh Minh điều trị tại Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), hằng ngày dạy tiếng Anh cho học sinh trong vùng. Ảnh: Kim Hùng – TTXVN
  • Trở về quê sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và bị thương nặng, ông Vũ Văn Vỹ (xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất đồ mộc dân dụng, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Công Luật - TTXVN
    Trở về quê sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và bị thương nặng, ông Vũ Văn Vỹ (xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất đồ mộc dân dụng, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Công Luật - TTXVN
  • Phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, với tinh thần
    Phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, với tinh thần "thương binh tàn nhưng không phế", thương binh hạng 2/4 Hà Quý Phiến (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là người luôn vươn lên trong cuộc sống, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, thể dục thể thao. Ông Phiến là một trong những vận động viên xuất sắc của thể thao Người khuyết tật Việt Nam, dành được nhiều huy chương trong nước và khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Thái Hùng-TTXVN
  • Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây mắc ca xen canh, thương binh hạng 3/4 Phạm Hữu Đương (SN 1947, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã có thu nhập 2-3 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động địa phương. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
    Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng cây mắc ca xen canh, thương binh hạng 3/4 Phạm Hữu Đương (SN 1947, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã có thu nhập 2-3 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động địa phương. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
  • Thương binh hạng 3/4 Đèo Văn Hải, (SN 1965, là  ở bản Nang Phai, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) vượt lên thương tật, phát huy tiềm năng, lợi thế của gia đình để xây dựng mô hình kinh tế VAC cho hiệu quả cao. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
    Thương binh hạng 3/4 Đèo Văn Hải, (SN 1965, là ở bản Nang Phai, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) vượt lên thương tật, phát huy tiềm năng, lợi thế của gia đình để xây dựng mô hình kinh tế VAC cho hiệu quả cao. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
  • Khi đến tuổi nghỉ hưu, Đại tá, thương binh Lê Anh Tư trở về thôn Linh Đơn (xã Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh, Quảng Trị) cùng gia đình trồng và khai thác hơn 1ha hồ tiêu, mở hai xưởng sản xuất các loại tủ, đồ dùng bằng nhựa cao cấp, tạo việc làm cho 7 nhân công, với thu nhập từ 7 - 9 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Khi đến tuổi nghỉ hưu, Đại tá, thương binh Lê Anh Tư trở về thôn Linh Đơn (xã Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh, Quảng Trị) cùng gia đình trồng và khai thác hơn 1ha hồ tiêu, mở hai xưởng sản xuất các loại tủ, đồ dùng bằng nhựa cao cấp, tạo việc làm cho 7 nhân công, với thu nhập từ 7 - 9 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Cựu chiến binh Phan Trọng Điền (trái), Giám đốc Công ty TNHH MTV đúc đồng Nam Thiên (xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN
    Cựu chiến binh Phan Trọng Điền (trái), Giám đốc Công ty TNHH MTV đúc đồng Nam Thiên (xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN
  • Mô hình
    Mô hình "Chăn nuôi thỏ sinh sản" của cựu chiến binh Cầm Văn Tuấn, ở xã Tân Lang, huyện Phù Yên (Sơn La). Ảnh: Quang Quyết - TTXVN
  • Hai lần mỗi ngày, thương binh 4/4 Nguyễn Ngọc Đức (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) lại cần mẫn vớt rác trên dòng kênh Chiến Lược. Việc làm kiên trì của ông không chỉ làm sống lại một con kênh chết mà còn góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong khu vực. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
    Hai lần mỗi ngày, thương binh 4/4 Nguyễn Ngọc Đức (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) lại cần mẫn vớt rác trên dòng kênh Chiến Lược. Việc làm kiên trì của ông không chỉ làm sống lại một con kênh chết mà còn góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong khu vực. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
  • Thương binh 2/4 Nguyễn Quang Tiếp (xã Mai Động, huyện Kim Động, Hưng Yên) làm giàu từ mô hình nuôi cá lồng. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
    Thương binh 2/4 Nguyễn Quang Tiếp (xã Mai Động, huyện Kim Động, Hưng Yên) làm giàu từ mô hình nuôi cá lồng. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
  • Cựu chiến binh Bùi Văn Bình, thương binh hạng 4/4 (khu 3, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã đi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm, lưu giữ và trưng bày hàng nghìn kỷ vật từ các cuộc kháng chiến tại nhà riêng, nhằm tri ân đồng đội và mong muốn giáo dục thế hệ trẻ để hiểu hơn về các cuộc đấu tranh giữ nước, giành lại độc lập của các thế hệ cha ông. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
    Cựu chiến binh Bùi Văn Bình, thương binh hạng 4/4 (khu 3, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã đi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm, lưu giữ và trưng bày hàng nghìn kỷ vật từ các cuộc kháng chiến tại nhà riêng, nhằm tri ân đồng đội và mong muốn giáo dục thế hệ trẻ để hiểu hơn về các cuộc đấu tranh giữ nước, giành lại độc lập của các thế hệ cha ông. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
  • Thương binh Đỗ Hồng Cẩm, ở thôn 12, xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) là người tiên phong trong việc khai phá đất đồi hoang để trồng keo, bưởi, chè … phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Thương binh Đỗ Hồng Cẩm, ở thôn 12, xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) là người tiên phong trong việc khai phá đất đồi hoang để trồng keo, bưởi, chè … phát triển kinh tế. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Với tinh thần thương binh “tàn nhưng không phế”, thương binh Vũ Văn Tinh (phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình) phát triển sản xuất, tạo việc làm cho con em thương bệnh binh và bộ đội xuất ngũ trên địa bàn với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
    Với tinh thần thương binh “tàn nhưng không phế”, thương binh Vũ Văn Tinh (phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình) phát triển sản xuất, tạo việc làm cho con em thương bệnh binh và bộ đội xuất ngũ trên địa bàn với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
  • Các thương bệnh binh đọc báo và tạp chí tìm hiểu thông tin tại Trung tâm Nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
    Các thương bệnh binh đọc báo và tạp chí tìm hiểu thông tin tại Trung tâm Nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
  • Khắc ghi lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”, thương binh hạng 2/4, lương y Cao Thị Thanh Mai luôn tích cực tham gia công tác xã hội, giúp đỡ được nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các đối tượng thương bệnh binh, người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
    Khắc ghi lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”, thương binh hạng 2/4, lương y Cao Thị Thanh Mai luôn tích cực tham gia công tác xã hội, giúp đỡ được nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các đối tượng thương bệnh binh, người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
  • Giao lưu giữa các đại biểu thương binh nặng tại Gặp mặt tuyên dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019 nhân Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2019). Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
    Giao lưu giữa các đại biểu thương binh nặng tại Gặp mặt tuyên dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019 nhân Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2019). Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
  • Cựu chiến binh, thương binh 2/4 Nguyễn Văn Cu Em (Sáu Em), ngụ tại ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
    Cựu chiến binh, thương binh 2/4 Nguyễn Văn Cu Em (Sáu Em), ngụ tại ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
  • Các thương binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh tỷ thí bên bàn cờ tướng. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
    Các thương binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh tỷ thí bên bàn cờ tướng. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
“Thương binh tàn nhưng không phế” là lời chia sẻ, động viên, khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho những thương binh, bệnh binh đã từng hy sinh một phần cơ thể, máu xương cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Khắc ghi lời dạy của Bác, đã xuất hiện hàng chục nghìn tấm gương thương binh ở mọi miền đất nước lao động cần cù, ý thức tự vượt lên bệnh tật và mọi khó khăn trong cuộc sống, với ý thức không đòi hỏi, trông chờ vào Đảng, Nhà nước... Bằng mỗi việc làm dù nhỏ, họ đang góp sức tích cực vào việc gieo và nhân rộng những hạt giống mùa xuân đất nước. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN