SEA Games 31: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa thế giới

  • Trong ảnh: Công chúng trong và ngoài nước rất quan tâm tới các hiện vật khai quật được tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Trong ảnh: Công chúng trong và ngoài nước rất quan tâm tới các hiện vật khai quật được tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
  • Trong ảnh: Một góc Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Trong ảnh: Một góc Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
  • Trong ảnh: Cột cờ Hà Nội nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cột Cờ gồm ba tầng đế và một thân cột. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m, cao 3,1m. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m, cao 3,7m có 4 cửa. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m có cửa lên cầu thanh trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m, hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Toàn bộ Cột Cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ thì là 41,4m. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Trong ảnh: Cột cờ Hà Nội nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cột Cờ gồm ba tầng đế và một thân cột. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m, cao 3,1m. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m, cao 3,7m có 4 cửa. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m có cửa lên cầu thanh trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m, hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Toàn bộ Cột Cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ thì là 41,4m. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
  • Trong ảnh: Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng vào thời nhà Lê và được tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Đây là một trong 4 công trình ở Thăng Long còn sót lại là Cột cờ Hà Nội, Cửa Bắc Thành Hà Nội, Đoan Môn và nền Điện Kính Thiên. Đoan Môn có 5 cửa ra vào hình chữ U, hai cửa tận cùng bên cạnh là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn vẫn còn nguyên vẹn. Hiện giờ cửa là lối ra vào của Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Trong ảnh: Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long, được xây dựng vào thời nhà Lê và được tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Đây là một trong 4 công trình ở Thăng Long còn sót lại là Cột cờ Hà Nội, Cửa Bắc Thành Hà Nội, Đoan Môn và nền Điện Kính Thiên. Đoan Môn có 5 cửa ra vào hình chữ U, hai cửa tận cùng bên cạnh là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn vẫn còn nguyên vẹn. Hiện giờ cửa là lối ra vào của Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
  • Trong ảnh: Cổng thành Cửa Bắc, một trong những dấu tích còn nguyên vẹn của Hoàng thành Thăng Long xưa. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Trong ảnh: Cổng thành Cửa Bắc, một trong những dấu tích còn nguyên vẹn của Hoàng thành Thăng Long xưa. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) rộng 18.000 m2 trên tổng số hàng chục nghìn m2, tập trung ở khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và khu vực thành cổ Hà Nội, chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 31/7/2010. Đây là nơi chứa đựng một di sản văn hóa vô giá không những tiêu biểu cho những tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn mang những giá trị có ý nghĩa toàn cầu nổi bật. Khu di sản gồm một số di tích trên mặt đất, có niên đại sớm nhất là nền điện Kính Thiên thời Lê Sơ với bậc thềm đá và lan can đá chạm rồng làm năm 1467. Cửa Đoan Môn là cửa Nam của Cấm thành Thăng Long, rồi đến di tích thành Hà Nội thời Nguyễn có Cửa Bắc và Kỳ đài (thường gọi là Cột Cờ). Cuối thế kỷ XIX còn để lại một số kiến trúc quân sự của quân Pháp như Chỉ huy sở pháo binh xây dựng trên một phần nền điện Kính Thiên. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long không chỉ chung đúc và kết tinh những giá trị của văn hóa dân tộc mà còn mang những giá trị có ý nghĩa toàn cầu nổi bật, đáp ứng các tiêu chí (ii), (iii) và (vi) của di sản văn hóa thế giới. Trước khi được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Khu di sản này đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia (28/12/2007) và cấp Quốc gia đặc biệt (12/8/2009). Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN