Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

  • Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả vẫn ngày ngày cần mẫn với bút lông, giấy dó để lưu giữ dòng tranh dân gian truyền thống. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả vẫn ngày ngày cần mẫn với bút lông, giấy dó để lưu giữ dòng tranh dân gian truyền thống. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả, thế hệ thứ 13 làm tranh Đông Hồ vui mừng khi cháu nội - Nguyễn Hữu Minh Đăng thích thú vẽ với các khung hình Đông Hồ cổ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả, thế hệ thứ 13 làm tranh Đông Hồ vui mừng khi cháu nội - Nguyễn Hữu Minh Đăng thích thú vẽ với các khung hình Đông Hồ cổ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Nghệ nhân có kỹ năng chạm khắc giỏi sẽ tạo được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh vi và sắc nét. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Nghệ nhân có kỹ năng chạm khắc giỏi sẽ tạo được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh vi và sắc nét. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả vẫn ngày ngày miệt mài với bút lông, giấy dó để tạo ra những bức tranh Đông Hồ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả vẫn ngày ngày miệt mài với bút lông, giấy dó để tạo ra những bức tranh Đông Hồ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Khi vẽ tranh Đông Hồ, các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực để vẽ lên giấy dó. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Khi vẽ tranh Đông Hồ, các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực để vẽ lên giấy dó. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Mực màu trên tranh Đông Hồ đều được làm từ nhiên liệu tự nhiên, như màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của hoa hiên, màu trắng từ bột vỏ sò, điệp và màu đen của than lá tre. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Mực màu trên tranh Đông Hồ đều được làm từ nhiên liệu tự nhiên, như màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của hoa hiên, màu trắng từ bột vỏ sò, điệp và màu đen của than lá tre. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả vẫn ngày ngày cần mẫn với bút lông, giấy dó để lưu giữ dòng tranh dân gian truyền thống. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả vẫn ngày ngày cần mẫn với bút lông, giấy dó để lưu giữ dòng tranh dân gian truyền thống. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Tranh dân gian Đông Hồ được chia thành nhiều loại: Tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Tranh dân gian Đông Hồ được chia thành nhiều loại: Tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ xưa thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình Việt dịp tết Nguyên đán. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ xưa thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình Việt dịp tết Nguyên đán. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Sinh ra trong gia đình 13 đời làm nghề, anh Nguyễn Hữu Đạo đã nối nghiệp gia đình, viết tiếp truyền thống làm tranh dân gian Đông Hồ, được phong danh hiệu Nghệ nhân năm 2024. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Sinh ra trong gia đình 13 đời làm nghề, anh Nguyễn Hữu Đạo đã nối nghiệp gia đình, viết tiếp truyền thống làm tranh dân gian Đông Hồ, được phong danh hiệu Nghệ nhân năm 2024. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Bức tranh dân gian Đông Hồ in mộc bản
    Bức tranh dân gian Đông Hồ in mộc bản "Đám cưới chuột". Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Hiện nay, còn rất ít gia đình tại làng Đông Hồ có con, cháu còn làm nghề, lưu giữ truyền thống văn hoá của các thế hệ cha, ông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Hiện nay, còn rất ít gia đình tại làng Đông Hồ có con, cháu còn làm nghề, lưu giữ truyền thống văn hoá của các thế hệ cha, ông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Ba thế hệ của gia đình nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả - một trong rất ít gia đình vẫn còn làm nghề, gắn bó với nghề truyền thống lâu đời tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Ba thế hệ của gia đình nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Quả - một trong rất ít gia đình vẫn còn làm nghề, gắn bó với nghề truyền thống lâu đời tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Nghệ nhân Nguyễn Hữu Đạo (được phong danh hiệu Nghệ nhân năm 2024) đang tiếp nối truyền thống của gia đình, gắn bó với sản xuất tranh Đông Hồ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Nghệ nhân Nguyễn Hữu Đạo (được phong danh hiệu Nghệ nhân năm 2024) đang tiếp nối truyền thống của gia đình, gắn bó với sản xuất tranh Đông Hồ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Các tác phẩm gắn với cuộc sống của người dân, phản ánh rõ nét đời sống của người Việt, thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp với các phong tục, tập quán, lao động, sinh hoạt. Tuy nhiên qua nhiều thăng trầm, hiện chỉ còn rất ít nghệ nhân kiên trì gìn giữ và sản xuất tranh Đông Hồ. Họ không chỉ mong muốn bảo tồn kỹ thuật và tinh hoa của nghề truyền thống mà còn góp phần gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, duy trì những giá trị nghệ thuật, lịch sử và văn hóa quan trọng, độc đáo; truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu và thêm yêu quý di sản văn hóa của cha ông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN