-
Trong ảnh: Các nghệ sĩ trình diễn vở hầu "Tứ phủ", một loại hình trong nghệ thuật “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Trong ảnh: Hát ca trù, loại hình nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
-
Trong ảnh: Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An (Quảng Nam). Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Trong ảnh: Hội Gióng được đánh giá là lễ hội độc đáo ở Việt Nam và là lễ hội duy nhất trong tổng số gần 8.000 lễ hội truyền thống của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
-
Trong ảnh: Đêm Đại Nội (Huế). Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giiới năm 1993. Ảnh: Quốc Việt-TTXVN
-
Trong ảnh: Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
-
Trong ảnh: Hát quan họ trên thuyền tại đình Lim. Đây là loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2009. Ảnh: Thanh Hà – TTXVN
-
Trong ảnh: Nhã nhạc Huế - Âm nhạc cung đình Việt Nam được vinh danh là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2003. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Trong ảnh: Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) nhìn từ hang Bồ Nâu. Ảnh: Đình Na - TTXVN