-
Ngày 22/5/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Chiến dịch Thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam. Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt trong thay đổi mô hình hoạt động, tiết giảm chi phí, duy trì hoạt động để tồn tại và hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900545454 của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tập trung triển khai xây dựng siêu ứng dụng (Super App), xây dựng Web 360o giúp khách hàng trải nghiệm tốt các dịch vụ của ngành Điện, xây dựng kho dữ liệu “Data WareHouse”, triển khai ứng dụng AI trong công tác chăm sóc khách hàng. Ảnh: Thành Chung - TTXVN
-
Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030; đồng thời thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số và Ban điều hành chuyển đổi số của tỉnh. ảnh: Trung tâm giám sát an toàn, an ninh, thông tin mạng và điều hành đô thị thông minh tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN
-
Chuyển đổi số trong giáo dục tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. ảnh: Từ tháng 6/2022, Đại học Sư phạm Hà Nội ra mắt sản phẩm học liệu số “Con sáng tạo”, được thiết kế và xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
-
Chuyển đổi số khiến việc lựa chọn phương tiện di chuyển bằng dịch vụ “đặt xe công nghệ” đã trở thành thói quen của hàng triệu người dân. Không chỉ dừng lại ở việc “gọi xe”, chỉ với chiếc điện thoại được cài đặt các ứng dụng (App), những nhu cầu của người dân trong cuộc sống đã được giải quyết triệt để bằng công nghệ. Ảnh: Dịch vụ giao hàng tăng mạnh trong thời điểm dịch COVID-19. Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN
-
Mục tiêu chuyển đổi số trong nông nghiệp là thúc đẩy nông dân, doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. ảnh: Nông dân tỉnh Bắc Ninh sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh để tưới nước cho dưa leo baby. Ảnh: Đinh Văn Nhiều - TTXVN
-
Chuyển đổi số tại tất cả các lĩnh vực giúp ngành Bưu điện mang đến những trải nghiệm dịch vụ và chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. ảnh: Từ ngày 15/8/2022, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đưa vào hoạt động Trung tâm Vận chuyển và Kho vận khu vực phía Bắc cùng Hệ thống chia chọn tự động công nghệ Cross Belt, với toàn bộ quy trình chia chọn hàng hóa đều tự động hóa, được kiểm soát bằng mã vạch; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chính xác 100%. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ ngày 1/7/2021, là nền tảng quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Chuyển đổi số kịp thời đáp ứng thực hiện trợ giúp pháp lý trong công tác xét xử trực tuyến
ảnh: Ngày 26/11/2021, TAND thành phố Hà Nội mở phiên tòa trực tuyến xét xử dân sự phúc thẩm về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Phiên tòa kết nối với 30 điểm cầu tại Tòa án, Viện Kiểm sát 30 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Ảnh: Kim Anh - TTXVN
-
Phần lớn các bảo tàng đã ứng dụng công nghệ số trong việc bảo tồn, giáo dục di sản ở các mức độ khác nhau. Các bảo tàng đều đã có Website, số hóa một số hiện vật dưới dạng 2D, 3D, xây dựng các video clip, liên kết các mảnh ghép của không gian, thời gian thành các câu chuyện hiện vật sống động. ảnh: Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn triển khai hệ thống quản lý bằng phần mềm “Quản lý thông tin hiện vật” trên không gian mạng. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ - tiền điện tử trên thuê bao di động (Mobile Money) sẽ đem lại công nghệ thanh toán vượt xa những cách thức hiện tại, tạo ra bước ngoặt cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Hiện, cả ba nhà mạng lớn là VNPT, MobiFone và Viettel đều đã sẵn sàng cho việc cung cấp dịch vụ Mobile Money. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Ngày 25/11/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức công bố cung cấp dịch vụ Mobile Money trên cả nước. Các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt đang được tăng tốc và hoàn thiện một cách toàn diện, trong đó Mobile Money được kỳ vọng có thể trở thành công cụ hiệu quả giúp Chính phủ thúc đẩy phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Kiểm tra thông tin bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để đăng ký khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
-
Ngày 15/10/2019, Công ty phần mềm FPT Software phối hợp cùng các chuyên gia về Trí tuệ Nhân tạo thuộc Đại học Toulouse (Pháp) và các giáo sư bác sĩ chuyên khoa da liễu, vết thương tại Việt Nam cho ra mắt Ứng dụng Chẩn đoán bệnh Da liễu đầu tiên tại Việt Nam - DeepClinics. Ứng dụng là dự án phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML - machine learning) vào việc tạo ra hệ thống khám, chẩn đoán bệnh và chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa bệnh về da. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Tháng 3/2021, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI) ra mắt Hệ sinh thái số chăm sóc khách hàng, với phương châm dễ tiếp nhận, dễ tham gia, dễ giám sát các dịch vụ điện. Người sử dụng điện chỉ cần có điện thoại thông minh kết nối mạng và tải áp EVN HANOI là có thể thực hiện các tính năng tiện ích. Ảnh: Mạnh Khánh-TTXVN
-
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, TTXVN đã bắt đầu tổ chức đầu tư rất sớm cho phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ báo chí, trở thành một trong số các cơ quan báo chí tiên phong trong chuyển đổi số với các công nghệ số tiêu biểu. Ảnh: TTXVN
-
Chuyển đổi số khiến việc lựa chọn phương tiện di chuyển bằng dịch vụ “đặt xe công nghệ” đã trở thành thói quen của hàng triệu người dân. Không chỉ dừng lại ở việc “gọi xe”, chỉ với chiếc điện thoại được cài đặt các ứng dụng (App), những nhu cầu của người dân trong cuộc sống đã được giải quyết triệt để bằng công nghệ. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
-
Thư viện Truyền cảm hứng (TDTU INSPIRE Library) của Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh với các dịch vụ mô phỏng theo mô hình thư viện các đại học TOP 100 thế giới nhằm hỗ trợ tối đa khả năng tiếp cận và khai thác tất cả tài nguyên hiện có tại thư viện. Ảnh: Phương Vy - TTXVN
-
Du khách quét mã QR để tìm hiểu thông tin về chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Ảnh: TTXVN phát
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan trưng bày công nghệ chuyển đổi số của một số ngân hàng, tại Hội nghị chuyển đổi số ngành Ngân hàng (Hà Nội, 4/8/2022). Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
-
Tỉnh Kiên Giang chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ, tiên phong các công nghệ số, dữ liệu số trong tất cả các lĩnh vực, quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển “Chuyển đổi số” giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng các mô hình ứng dựng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng máy bay không người lái vào phòng trừ sâu bệnh, bón phân, phun thuôc diệt cỏ bằng máy bay không người lái trên diện tích trồng lúa và trồng vải thiều. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN
-
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trên tất cả mọi lĩnh vực, nông nghiệp hay kinh tế nông nghiệp cũng không đứng ngoài xu hướng này. ảnh: Bẫy côn trùng thông minh được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
-
Chuyển đổi số cũng đang trở thành công cụ cấp thiết và được đẩy mạnh trong thị trường tài chính. Đặc biệt với giới đầu tư chứng khoán, khi dư địa thị trường còn rất lớn và thế hệ nhà đầu tư mới thuộc giới trẻ (đối tượng rất nhạy với công nghệ). Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển, nhiều sản phẩm mới sẽ ra mắt trong tương lai, các công ty chứng khoán đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng công nghệ để thu hút nhà đầu tư. Ảnh: Hứa Chung - TTXVN
-
Tỉnh Kiên Giang đầu tư phát triển hạ tầng chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ, tiên phong các công nghệ số, dữ liệu số trong tất cả các lĩnh vực, quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển “Chuyển đổi số” giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, tại Hội nghị phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam và triển khai Nghị định 85/2021/NĐ -CP về Thương mại điện tử, Quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp đồng điện tử (16/6/2022). Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
“An toàn, an ninh mạng Make in VietNam - Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia”. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Ra mắt “Sàn Thương mại điện tử KinhteplusEC.vn” cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hoá, dịch vụ; Doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực được quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng (6/6/2022). Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Ngày 21/4/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu ấn nút kích hoạt Hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc. Ảnh: Phạm Hậu – TTXVN
-
Ngày 21/3/2022, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và triển khai ứng dụng Thuế điện tử được cài đặt trên điện thoại di động thông minh (eTax Mobile), khẳng định quyết tâm của ngành Tài chính thực hiện hiện đại hóa, số hóa quản lý tài chính quốc gia và quản lý thuế, đóng góp chung vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phạm Hậu-TTXVN
-
Sáng 9/12/2021, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội tổ chức lắp đặt thử nghiệm máy quét mã QR tại các ga đường sắt trên cao. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
-
Ngày 21/11/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ấn nút triển khai Hệ thống hóa đơn điện tử, đảm bảo từ 1/7/2022 toàn bộ người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Bộ Công an - đơn vị nòng cốt trong việc thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), đang khẩn trương nỗ lực khắc phục những vướng mắc để đem lại những tiện ích đổi mới trong thực hiện thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
-
Ngày 16/11/2021, UBND tỉnh Bình Định khánh thành Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh Bình Định, do Tập đoàn FPT phối hợp đầu tư và triển khai. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN
-
Khán giả sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử đã tích hợp các thông tin mũi tiêm, xét nghiệm để hỗ trợ cho việc kiểm tra thông tin về CCCD, mũi tiêm, xét nghiệm khi vào SVĐ Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) xem bóng đá. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
-
Nhiều doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chủ động chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh, để đồng bộ từ khâu quản trị, kế toán, lưu kho, điều chuyển kho, rang xay bằng phần mềm công nghệ và tích cực tham gia hoạt động thương mại điện tử, chuyển từ bán hàng trực tiếp (offline) sang bán hàng gián tiếp (online). Ảnh: Hoài Thu – TTXVN
-
Trung tâm Điều hành và Giám sát thông minh (IOC) tỉnh Bình Phước vận hành từ tháng 9/2020 đã phát huy vai trò đắc lực trong hỗ trợ xây dựng chính quyền số. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu khai trương kết nối liên thông với trục văn bản quốc gia và công bố các dịch vụ công của Toà án nhân dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Hà Nội, 21/12/2020). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Ngày 23/10/2020, UBND tỉnh Ninh Thuận khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh IOC - Intelligent Operations Center, đánh dấu bước phát triển mới của Ninh Thuận trong nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu khai trương Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất cấp và quản lý căn cước công dân của Bộ Công an (Hà Nội, 25/2/2021). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an (Hà Nội, 7/12/2020). Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
-
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, di động tiếp tục đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng mạng viễn thông phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Hiện nay Việt Nam đã đặt mục tiêu làm chủ hạ tầng băng rộng, trong đó có hạ tầng thiết bị 5G cũng như các công nghệ, nền tảng mang tính chất hạ tầng theo hướng “Make in Vietnam”. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Nhóm phụ nữ xã Đường 10 - xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã sáng kiến sử dụng internet để giới thiệu đặc sản nông sản địa phương đến với mọi miền Tổ quốc bằng bán hàng online với nhiều máy điện thoại cùng lúc. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
-
Ngày 28/7/2020, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức Diễn đàn “Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá - Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA” và khai trương Nền tảng hỗ trợ xuất nhập khẩu Việt Nam với địa chỉ: www.ecvn.com nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm cơ hội giao thương trên môi trường trực tuyến khi các điều khoản của Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Chuyển đổi số khiến việc lựa chọn phương tiện di chuyển bằng dịch vụ “đặt xe công nghệ” đã trở thành thói quen của hàng triệu người dân. Không chỉ dừng lại ở việc “gọi xe”, chỉ với chiếc điện thoại được cài đặt các ứng dụng (App), những nhu cầu của người dân trong cuộc sống đã được giải quyết triệt để bằng công nghệ. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN
-
Chuyển đổi số quản lý đô thị là một trong những nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu hình thành đô thị thông minh. ảnh: Ngày 12/10/2020, UBND TP Hồ Chí Minh hợp tác cùng Tập đoàn Viettel ra mắt Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông thế giới Zhao Houlin cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Triển lãm Thế giới số 2021 (Hà Nội, 12/10/2021). Ảnh: Dương Giang-TTXVN
-
Trạm biến áp 110kV Khai Quang được trang bị hệ thống CNTT hiện đại, được Tổng công ty Điện lực miền Bắc đưa vào vận hành, cung cấp điện cho các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
-
Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021 (20/7/2021). Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
-
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại UBND tỉnh Thái Nguyên kết nối với hệ thống camera an ninh ở tất cả các chốt kiểm soát, khu vực cách ly tập trung và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội,…để thực hiện việc giám sát, phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Trần Trang-TTXVN
-
Ngày 24/7/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt “Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (PayGov)”, thực hiện chức năng tạo lập nền tảng hỗ trợ cho các Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ, ngành, địa phương kết nối với các hệ thống trung gian thanh toán. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chứng kiến đại diện các ngân hàng ký điện tử, cam kết trung gian thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2 (30/12/2020). Ảnh: Dương Giang - TTXVN
-
Lễ khai trương Cổng Dịch vụ công của Bộ Quốc phòng (Hà Nội, 16/4/2021). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về triển khai chuyển đổi số tại thành phố Đà Nẵng giữa Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng và Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
-
Ứng dụng phiếu điều tra điện tử trong Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 thay cho phiếu giấy truyền thống của Tổng cục Thống kê đã góp phần giảm giảm đáng kể chi phí và thời gian tiến hành điều tra. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Ngày 26/3/2021, Tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu của sự phát triển” nhằm tìm kiếm giải pháp hướng đến mục tiêu đưa Đắk Lắk bắt kịp, đi cùng và vượt lên về ứng dụng khoa học, công nghệ trong mọi mặt của đời sống xã hội. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
-
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thanh toán điện tử giữa Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia (Napas) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tại Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử (10/12/2019). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố vận hành chính thức 2 hệ thống Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân từ ngày 1/7/2021. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
-
Từ cuối năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giao dịch qua phương thức điện tử trên toàn quốc đối với 100% các dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
-
Hội thảo “Chuyển đổi số và liên kết trong nông nghiệp” trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2020 tại Đồng Tháp (21/12/2020). Ảnh: Chương Đài - TTXVN
-
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới (hệ thống e-GP mới) vận hành chính thức từ ngày 16/9/2022 tại địa chỉ https://muasamcong.mpi.gov.vn/, có nhiều điểm thay đổi, đột phá. Hệ thống được xây dựng trong khuôn khổ Dự án "Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ" theo hình thức đối tác công tư (PPP) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
-
Hướng dẫn người dân thực hiện giao dịch điện tử các dịch vụ điện tại Phòng giao dịch khách hàng thuộc Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
-
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trở thành nhà mạng có tốc độ Internet nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ download đạt 64Mbps và tốc độ upload đạt 65,07Mbps ghi nhận trong kỳ đo kiểm. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Ngành Hải quan thực hiện Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS); triển khai đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7; duy trì tốt hệ thống dịch vụ công trực tuyến, góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
-
Đảm bảo an toàn thông tin mạng trong quá trình chuyển đổi số là yêu cầu đặc biệt quan trọng. Trong ảnh: Công bố việc thành lập "Liên minh xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng" tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 với chủ đề “An toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số”. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
-
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, việc đẩy mạnh chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và tất yếu để xây dựng một ngành hải quan thông minh, hướng tới xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Trong ảnh: Trung tâm chỉ huy giám sát hoạt động Nhà ga T2 thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN