-
Trong anhr: Ngày 4/11/1978, tại Điện Kremlin ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô L.I.Brezhnev ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Liên Xô, dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, tại sân bay Moskva, ngày 12/7/1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng Nga - Việt không ngừng phát triển. Nga vẫn là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, quân sự, quốc phòng và là nhà cung cấp chính khí tài và thiết bị quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Trung đoàn không quân 927-Đoàn không quân Lam Sơn thuộc Sư đoàn 371(Quân chủng Phòng không – Không quân) được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại của Nga. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
-
Quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng Nga - Việt không ngừng phát triển. Nga vẫn là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, quân sự, quốc phòng và là nhà cung cấp chính khí tài và thiết bị quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga, được trang bị cho Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân, nâng cao năng lực phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ảnh: Tiên Minh - TTXVN
-
Quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng Nga - Việt không ngừng phát triển. Nga vẫn là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, quân sự, quốc phòng và là nhà cung cấp chính khí tài và thiết bị quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 và tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya của Nga giúp tăng cường năng lực phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Hải quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
-
Quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng Nga - Việt không ngừng phát triển. Nga vẫn là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, quân sự, quốc phòng và là nhà cung cấp chính khí tài và thiết bị quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P hiện đại bậc nhất của Nga được trang bị cho quân đội Việt Nam, tạo nên "Lá chắn thép bên bờ biển Đông" trong khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng Nga - Việt không ngừng phát triển. Nga vẫn là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, quân sự, quốc phòng và là nhà cung cấp chính khí tài và thiết bị quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-300PMU1 được trang bị cho lực lượng phòng không của Việt Nam. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
-
Quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng Nga - Việt không ngừng phát triển. Nga vẫn là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, quân sự, quốc phòng và là nhà cung cấp chính khí tài và thiết bị quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Máy bay chiến đấu Su-24 được trang bị cho Trung đoàn 937 (Sư đoàn Không quân 370). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng Nga - Việt không ngừng phát triển. Nga vẫn là đối tác truyền thống và đáng tin cậy của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, quân sự, quốc phòng và là nhà cung cấp chính khí tài và thiết bị quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Tên lửa S-75 Dvina (SAM-2) của Liên Xô được trang bị cho bộ đội Tên lửa trong chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1972, đóng vai trò quyết định làm nên Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón và hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergey Naryshkin thăm chính thức Việt Nam, ngày 2/12/2014, tại Hà Nội. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì lễ đón Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm chính thức Việt Nam, ngày 6/4/2015. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân tham dự Lễ diễu binh kỷ niệm lần thứ 70 ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và Lễ đặt hoa tưởng niệm các chiến sĩ vô danh tại Quảng trường đỏ ở thủ đô Moskva (Liên bang Nga), sáng 9/5/2015. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Khu di tích địa đạo Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh, chiều 7/4/2015, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hội đàm, sáng 16/5/2016, tại Moskva. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko thăm chính thức Việt Nam, sáng 22/2/2017, tại Hà Nội. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko, ngày 17/5/2016, tại Moskva. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngày 25/11/2014, tại Sochi. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đón và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, ngày 12/11/2013, tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước LB Nga, ngày 27/7/2012, tại thành phố Sochi. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Khuôn khổ quan hệ Việt - Nga trong thế kỷ XXI đã được chính thức hóa bằng việc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhân dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam (28/2 - 2/3/2001).Trong ảnh: Ngày 1/3/2001, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chiến lược giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Trong ảnh: Lễ ký hợp đồng thành lập Công ty liên doanh GazpromViet giữa PetroVietnam và Gazprom tại Moskva, ngày 15/12/2009, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Ảnh: Đức Tám – TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nga Vladimir Putin đón, hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 14 - 15/12/2009. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 27/10/2008, tại Điện Kremlin, Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev hội kiến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Liên bang Nga. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 12/11/2013, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, ngày 12/11/2013. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm chính thức Việt Nam, ngày 7/11/2012, tại Hà Nội. Ảnh: Đức Tám – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev tại Moskva, chiều 26/7/2012. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Vladimir Putin ký Bản ghi nhớ về kết quả hội đàm, ngày 15/12/2009, tại thủ đô Moskva. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí giữa hai nước, ngày 20/11/2006, tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 1/3/2001, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Trọng Nghiệp – TTXVN
-
Đầu tư của Nga vào Việt Nam hiện chủ yếu trong lĩnh vực truyền thống dầu khí. Ngoài Vietsovpetro, còn có các liên doanh RusVietpetro, VietGazprom, GazpromViet…, được thiết lập để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kỷ niệm nhân dịp khai thác 10 triệu tấn dầu của Công ty RusVietpetro, ngày 10/5/2015, tại Moskva. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
-
Trong ảnh: Ký kết thỏa thuận nguyên tắc hợp tác đầu tư liên hợp Khu công nghiệp nhẹ Moskva – TP Hồ Chí Minh giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam và doanh nghiệp Nga, ngày 20/5/2014. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN
-
Ngân hàng SHB, Ngân hàng Đầu tư quốc tế (IIB) và Ngân hàng Hợp tác Kinh tế quốc tế (IBEC) đã có các thỏa thuận hợp tác để tài trợ vốn cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp hai nước. Trong ảnh: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tiếp Chủ tịch IBEC Denis Ivanov và Chủ tịch IIB Nikolay Kosov của Liên bang Nga, sáng 8/9/2018, tại Moskva. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
-
Trong ảnh: Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Hiệp hội Doanh nhân Moskva, ngày 20/10/2011. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
-
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã và đang đầu tư tại Nga, hầu hết đều trong lĩnh vực dầu khí và của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó, đáng chú ý là các dự án của Công ty liên doanh RusVietpetro, triển khai tại Khu tự trị Nenetskiy để thăm dò và khai thác dầu khí. Trong ảnh: Ngày 29/7/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ đưa khu mỏ Tây Khosedaiu của Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (RusVietpetro) vào khai thác công nghiệp tại Khu tự trị Nenetskiy (LB Nga). Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
-
Đầu tư của Nga vào Việt Nam hiện chủ yếu trong lĩnh vực truyền thống dầu khí, mà tiêu biểu là Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) - biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt Việt – Nga. Trong ảnh: Ngày 23/3/2018, Tổ hợp nhà thầu gồm: Vietsovpetro, Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) và Tập đoàn Bitexco khởi công chế tạo khối thượng tầng Giàn khai thác CTC1-WHP trong dự án phát triển khai thác mỏ dầu Cá Tầm, lô 09/3-12. Ảnh: Đoàn Mạnh Dương - TTXVN
-
Đầu tư của Nga vào Việt Nam hiện chủ yếu trong lĩnh vực truyền thống dầu khí. Ngoài Vietsovpetro, còn có các liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet... Trong ảnh: Ngày 3/3/2009, tại Phủ Chủ tịch, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Zarubezhneft của Nga Sergey Kudryashov trao Giấy chứng nhận chuyển nhượng 49% vốn pháp định của Công ty liên doanh "RusVietpetro" ở LB Nga cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia để tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở LB Nga và các nước khác. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin chứng kiến lễ ký các văn bản hợp tác giữa hai nước, ngày 25/11/2014, tại Sochi. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
-
Tính đến nay, Liên bang Nga có 123 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam (trừ dầu khí) với tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD. Đồng thời, việc triển khai các dự án đầu tư mới trong những năm tới có thể giúp tổng vốn FDI của Nga vào Việt Nam tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Trong ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Chủ tịch điều hành Ngân hàng Ngoại thương Nga Andrey Kostin, ngày 9/11/2009. Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Viễn thông toàn cầu GTEL-Mobile (Công ty liên doanh Việt - Nga), ngày 20/7/2009. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
-
Lượng du khách Nga vào Việt Nam ngày càng tang. Nga trở thành nước đứng đầu châu Âu và xếp thứ 6 về số lượng khách thăm Việt Nam nhiều nhất, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan (Trung Quốc). Trong ảnh: Máy bay Boeing 767 của Hãng Hàng không Transaero Airlines (Nga) đưa 220 du khách Nga đã hạ cánh xuống Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, mở đầu cho tuyến bay thẳng từ sân bay quốc tế Domodedovo (Moskva) đến Nha Trang (Khánh Hòa) và ngược lại. Ảnh: Tiên Minh - TTXVN
-
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga bao gồm: điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản. Trong ảnh: Thủy sản là một trong 2 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (cùng với dệt may) rất được người Nga ưa chuộng. Ảnh: TTXVN
-
Liên bang Nga hiện có 123 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam (trừ dầu khí) với tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD. Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng số vốn khoảng 3 tỷ USD. Trong ảnh: Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu tại Lễ khai trương Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB) Moskva tại LB Nga. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
-
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ LB Nga hiện nay gồm: Than đá, sắt thép các loại, lúa mỳ, quặng và các khoáng sản khác, phân bón, thủy sản,…. Trong ảnh: Thép là mặt hàng chiếm kim ngạch khá lớn của Nga xuất khẩu sang Việt Nam hiện nay. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga bao gồm: điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản. Trong ảnh: Thủy sản là một trong 2 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (cùng với dệt may) rất được người Nga ưa chuộng. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
-
Trong ảnh: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Liên bang Nga tháng 8/1998 đã tạo bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Lần đầu tiên, Tổng thống Nga Boris Yeltsin khẳng định Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á. Ảnh: Tư liệuTTXVN phát
-
Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được coi trọng và phát triển. Quan hệ hai nước dần phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Việc ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga ngày 16/6/1994, nhân chuyến thăm Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước. Trong ảnh: Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga (Moskva, 16/6/1994). Ảnh: Minh Đạo - TTXVN
-
Hiện nay, Nga cũng tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng gạo từ Việt Nam. Trong ảnh: Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
-
Lượng du khách Nga vào Việt Nam ngày càng tang. Nga trở thành nước đứng đầu châu Âu và xếp thứ 6 về số lượng khách thăm Việt Nam nhiều nhất, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan (Trung Quốc). Trong ảnh: Du khách Nga đến tham quan, nghỉ dưỡng tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) ngày 1/2/2015. Ảnh: Tiên Minh - TTXVN
-
Hàng loạt thỏa thuận hợp tác Việt - Nga được ký kết những năm qua, trong chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước. Trong ảnh: Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) - một trong các liên doanh giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Nga là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 2 của Việt Nam với gần 3 tỷ USD, thông qua các dự án tiêu biểu của PetroVietnam, tập đoàn TH True milk, Trung tâm Thương mại Hà Nội - Moskva. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ khởi công dự án xây dựng Nhà máy chế biến sữa của Tập đoàn TH True Milk tại tỉnh Kaluga, ngày 7/9/2018. Dự án của TH là sự khởi đầu cho một xu hướng mới về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Huy hiệu Bác Hồ cho đại diện các cựu chiến binh Nga chiến đấu tại Việt Nam, nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, ngày 24/11/2014, tại Moskva. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
-
Nga là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 2 của Việt Nam với gần 3 tỷ USD, thông qua các dự án tiêu biểu của PetroVietnam, tập đoàn TH True milk, Trung tâm Thương mại Hà Nội - Moskva. Trong ảnh: Dự án 190 triệu USD để xây dựng Trung tâm Thương mại Hà Nội - Moskva (Incentra) tại thủ đô Moskva. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga bao gồm: điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản. Trong ảnh: Sản xuất giầy xuất khẩu. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko, chiều 24/11/2014, tại Moskva. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
-
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga bao gồm: điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản. Trong ảnh: Hàng dệt may là một trong 2 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (cùng với thủy sản) rất được người Nga ưa chuộng. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch hội Hữu nghị Việt - Nga Vladimir Buianov trao tặng kỷ niệm chương cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chiều 16/5/2016, tại Moskva. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
-
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga chủ yếu các mặt hàng như gạo, hàng dệt may, cà phê, thủy sản, rau quả, hạt điều… trong đó điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 45,26% tỷ trọng. Trong ảnh: Lắp ráp linh kiện điện tử xuất khẩu. Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin, ngày 17/5/2016, tại Moskva. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Các dự án đầu tư của Nga đã có những đóng góp quan trọng cho xã hội Việt Nam, trong đó, đáng chú ý là Liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Trong ảnh: Giàn công nghệ trung tâm số 2 của mỏ Bạch Hổ thuộc Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro). Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu khai trương Văn phòng Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Liên bang Nga, chiều 18/5/2016, tại Moskva. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất thiết kế 440MW, hoàn thành năm 1986 sau 6 năm xây dựng với sự hợp tác có hiệu quả của Liên Xô. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
-
Trong ảnh: Nhà máy Thủy điện Hoà Bình lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, do Liên Xô giúp đỡ xây dựng đang phát huy vai trò tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, khánh thành năm 1991 sau 7 năm xây dựng với sự hợp tác có hiệu quả của Liên Xô. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
-
Nga là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 2 của Việt Nam với gần 3 tỷ USD, thông qua các dự án tiêu biểu của PetroVietnam, tập đoàn TH True milk, Trung tâm Thương mại Hà Nội - Moskva. Trong ảnh: Lễ cắt băng khánh thành trang trại bò sữa của Tập đoàn TH True Milk tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, năm 2018. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Thủy điện Sê San 3 xây dựng trên dòng Krông B'Lah tại xã Ia Mơ Nông, công suất 260 MW, khởi công tháng 6/2002 , hoàn thành tháng 7/2006 với sự tham gia xây dựng của các chuyên gia Nga. Ảnh: Sỹ Huynh – TTXVN
-
Trong ảnh: Cán bộ, chuyên gia Nga và Việt Nam trên giàn khoan dầu khí ở ngoài khơi Vũng Tàu. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro – điển hình về hiệu quả trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chuyên gia Liên Xô và công nhân Việt Nam trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chuyên gia Liên Xô và lãnh đạo Việt Nam tại lễ thông xe kỹ thuật tầng dưới cầu Thăng Long, sáng 31/10/1983. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN
-
Trong ảnh: Lễ đón Đô đốc Sergey Gorshkov, Tổng Tư lệnh Hải quân Liên Xô thăm Việt Nam, tháng 12/1979. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Các chuyên gia Liên Xô và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đồng Sĩ Nguyên tại lễ thông xe quốc gia cầu Thăng Long - biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Xô, ngày 9/5/1985. Ảnh: Nho Nghĩa - TTXVN
-
Trong ảnh: Nhân dân Thủ đô Hà Nội chào đón hai nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân của Việt Nam và Vichtor Gorbatko của Liên Xô trong đội bay vũ trụ quốc tế Xô-Việt trên tàu Liên hợp 37, chiều 6/9/1980. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN
-
Trong ảnh: Người dân Liên Xô đón hai nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân của Việt Nam và Vichtor Gorbatko của Liên Xô từ vu trụ trở về, tại sân bay Vũ trụ Baikonur ngày 4/8/1980, sau chuyến bay thành công trên tàu Liên hợp 37 từ 23/7 – 31/7/1980. Ảnh: Quang Thành - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 13/7/1980, tàu Liên hợp 37 của Liên Xô chở nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.Gorbatko bay vào vũ trụ, đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai nước. Ảnh: Tiến Dũng – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 31/10/1983, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Ủy viên Bộ chính trị Trung ương ĐCS Liên Xô, Geidar Aliev, trong cuộc mít tinh mừng sự kiện đưa tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Phả Lại vào hoạt động. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng - biểu tượng của tình hữu nghị Xô – Việt. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đón Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Vitaly Vorotnikov sang dự lễ kỷ niệm lần thứ 40 Ngày Quốc khánh Việt Nam, ngày 30/8/1985. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Niềm vui của cán bộ, công nhân, người dân địa phương và chuyên gia Liên Xô trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, sau khi hoàn thành ngăn sông Đà đợt 1 (12/1/1983). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 9/5/1985, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam Boris Chaplin cắt băng khánh thành cầu Thăng Long - công trình do Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Với sự giúp đỡ của Liên Xô, lực lượng không quân Việt Nam được thành lập và đã lập nên những chiến công oanh liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Anatoly Lukyanov tiếp và hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, ngày 6/5/1991, tại Điện Kremlin ở thủ đô Moskva. Ảnh: Minh Đạo-TTXVN
-
Trong ảnh: Nghệ sỹ nhân dân Đặng Thái Sơn, một tài năng trẻ của Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã đoạt giải nhất Cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10, tổ chức tại Ba Lan năm 1980. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachyov tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười trong chuyến thăm Liên Xô, ngày 7/5/1991, tại điện Kremlin ở thủ đô Moskva. Ảnh: Minh Đạo-TTXVN
-
Trong ảnh: Cuộc gặp tại điện Kremlin của Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolay Ivanovich Ryzhkov và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từ 17 - 22/5/1987. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Gorbachyov trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô từ 17 - 22/5/1987. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Nghi thức mời bánh mỳ và muối đón Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm trụ sở Liên hiệp các Hội hữu nghị của Liên Xô (USFS) tại Moskva, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô từ 17 – 22/5/1987. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Đồng chí Trường Chinh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta thăm Liên Xô, ngày 4/11/1982. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Lễ ký Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam giữa Việt Nam và Liên Xô, ngày 3/7/1980, tại Điện Kremlin (Moskva). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Ngày 4/11/1978, tại Điện Kremlin ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô L.I.Brezhnev ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Liên Xô, dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev hội đàm với Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, ngày 29/10/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh với thiếu niên Liên Xô trong chuyến đi thăm kênh đào Moskva, 17/7/1955. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu Liên Xô và quốc tế tham dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Liên Xô, diễn ra tại Moskva, tháng 10/1961. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov thăm Việt Nam, ngày 20/5/1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trại hè thiếu nhi quốc tế tại Moskva, Liên Xô, ngày 14/7/1955. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huân chương Anh hùng Lao động Việt Nam cho nhà du hành vũ trụ, Anh hùng Liên Xô German Titov, tại Hà Nội, ngày 21/1/1962. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng vũ trụ Liên Xô German Titov tham quan vịnh Hạ Long, tháng 1/1962. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng vũ trụ Liên Xô German Titov thăm vùng mỏ Quảng Ninh, tháng 1/1962. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu văn hóa Liên Xô tại Phủ Chủ tịch, tháng 4/1958. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Trong dịp sang thăm Liên Xô, ngày 16/7/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm thiếu nhi Việt Nam và Liên Xô tại trại hè quốc tế ở Tukovo, cách thủ đô Moskva 90 km về phía Đông. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Lễ đón Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov thăm Việt Nam, tháng 5/1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân thủ đô Hà Nội đón chào Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov sang thăm Việt Nam, ngày 20/5/1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Buổi tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Điện Kremlin trong chuyến thăm Liên Xô, tháng 8/1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, tại Điện Kremlin (Moskva), tháng 10/1961. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp đồng chí Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô sang thăm Việt Nam, năm 1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô, tại sân bay Moskva, tháng 8/1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Lăng viếng V.I. Lenin, ngày 2/11/1957, trong chuyến thăm Liên Xô. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh ở sân bay Novosibirsk, ngày 10/7/1955, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Uralmash (thành phố Sverdlovsk) trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, tháng 7/1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ Nhất BCH TƯ Đảng Lê Duẩn dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, tháng 10/1961. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12/7/1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonosov (MGU), ngày 16/7/1955, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát.
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tại Lễ trình Quốc thư của Đại sứ Liên Xô đầu tiên ở Việt Nam Alekxandr Andreevich Lavrishev, ngày 4/11/1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử ông Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Trong ảnh: Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô Nguyễn Lương Bằng trình Quốc thư lên Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Nikolay Mikhailovich Shvernik, tại Moskva, ngày 23/4/1952. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát