Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Không quân (3/3/1955 - 3/3/2020): Phát huy truyền thống anh hùng, giữ vững chủ quyền vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc

  • Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967). Ảnh: TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967). Ảnh: TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay trực thăng cứu hộ của Sư đoàn không quân 370 đưa thuyền viên bị tai nạn trên biển chuyển vào đất liền cấp cứu (21/8/2013). Ảnh: Công Thử - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay trực thăng cứu hộ của Sư đoàn không quân 370 đưa thuyền viên bị tai nạn trên biển chuyển vào đất liền cấp cứu (21/8/2013). Ảnh: Công Thử - TTXVN
  • Trong ảnh: Trung đoàn 927-Đoàn không quân Lam Sơn (Sư đoàn 371) được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
    Trong ảnh: Trung đoàn 927-Đoàn không quân Lam Sơn (Sư đoàn 371) được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn không quân 370) cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) bay ra huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để đưa bệnh nhân bị tai nạn về Bệnh viện 175 cấp cứu kịp thời, ngày 28/12/2014. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay trực thăng Mi-171 của Trung đoàn 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn không quân 370) cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) bay ra huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để đưa bệnh nhân bị tai nạn về Bệnh viện 175 cấp cứu kịp thời, ngày 28/12/2014. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay trực thăng Mi-171 của Sư đoàn không quân 370 tham gia tìm kiếm, cứu nạn máy bay MH 370 của Malaysia bị mất tích (3/2014). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay trực thăng Mi-171 của Sư đoàn không quân 370 tham gia tìm kiếm, cứu nạn máy bay MH 370 của Malaysia bị mất tích (3/2014). Ảnh: Duy Khương - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay trực thăng của  Sư đoàn không quân 372 chở 560 thùng mì cứu trợ cho đồng bào huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị thiệt hại do bão số 9 gây ra, ngày 30/10/2009. Ảnh: Thanh Long - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay trực thăng của Sư đoàn không quân 372 chở 560 thùng mì cứu trợ cho đồng bào huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị thiệt hại do bão số 9 gây ra, ngày 30/10/2009. Ảnh: Thanh Long - TTXVN
  • Trong ảnh: Sáng 11/3/2014, Quân chủng Phòng không-Không quân tiếp tục điều động các loại máy bay phục vụ công tác tìm kiếm chiếc máy bay MH 370 của Malaysia bị mất tích. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Trong ảnh: Sáng 11/3/2014, Quân chủng Phòng không-Không quân tiếp tục điều động các loại máy bay phục vụ công tác tìm kiếm chiếc máy bay MH 370 của Malaysia bị mất tích. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Lữ đoàn Không quân - Hải quân 954, ngày 5/5/2016. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Lữ đoàn Không quân - Hải quân 954, ngày 5/5/2016. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
  • Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) tại Thọ Xuân (Thanh Hóa), ngày 26/1/2013. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
    Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) tại Thọ Xuân (Thanh Hóa), ngày 26/1/2013. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
  • Trong ảnh: Trung đoàn 927-Đoàn không quân Lam Sơn (Sư đoàn 371) được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
    Trong ảnh: Trung đoàn 927-Đoàn không quân Lam Sơn (Sư đoàn 371) được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Trung đoàn 927-Đoàn không quân Lam Sơn (Sư đoàn 371) được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
    Trung đoàn 927-Đoàn không quân Lam Sơn (Sư đoàn 371) được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Bắc của Tổ quốc. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay chiến đấu Su-22 của Trung đoàn không quân 937 (Sư đoàn 370) sẵn sàng cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Máy bay chiến đấu Su-22 của Trung đoàn không quân 937 (Sư đoàn 370) sẵn sàng cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Chiều 11/5/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Trung đoàn Không quân vận tải 919, tiền thân của Đoàn bay 919 và ngành vận tải hàng không dân dụng Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2019) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
    Trong ảnh: Chiều 11/5/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Trung đoàn Không quân vận tải 919, tiền thân của Đoàn bay 919 và ngành vận tải hàng không dân dụng Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2019) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN
  • Trong ảnh: Phi công Trung đoàn không quân 916 (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm sau giờ bay huấn luyện. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Trong ảnh: Phi công Trung đoàn không quân 916 (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm sau giờ bay huấn luyện. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Trung đoàn không quân 935 (Sư đoàn 370) chuẩn bị cất cánh huấn luyện. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Trung đoàn không quân 935 (Sư đoàn 370) chuẩn bị cất cánh huấn luyện. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Phân đội Vũ khí hàng không (Sư đoàn Không quân 370) lắp vũ khí lên máy bay Su-30MK2 để chuẩn bị bay diễn tập. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Phân đội Vũ khí hàng không (Sư đoàn Không quân 370) lắp vũ khí lên máy bay Su-30MK2 để chuẩn bị bay diễn tập. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Biên đội bay huấn luyện Su-30MK2 chào mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Biên đội bay huấn luyện Su-30MK2 chào mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Chiến sĩ Trung đoàn trực thăng 916-Đoàn Ba Vì (Sư đoàn 371) thực hiện bài nhảy dù từ độ cao 1200 mét. Ảnh: Trọng Đức-TTXVN
    Trong ảnh: Chiến sĩ Trung đoàn trực thăng 916-Đoàn Ba Vì (Sư đoàn 371) thực hiện bài nhảy dù từ độ cao 1200 mét. Ảnh: Trọng Đức-TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay Su-30MK2 diễn tập ném bom tiêu diệt các mục tiêu của địch. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay Su-30MK2 diễn tập ném bom tiêu diệt các mục tiêu của địch. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Trong ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-28 của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-28 của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Thủy phi cơ DHC-6 của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 huấn luyện hạ cánh trên biển. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
    Thủy phi cơ DHC-6 của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 huấn luyện hạ cánh trên biển. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
  • Trong ảnh: Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất của Chủ tịch nước tặng Sư đoàn Không quân 370, ngày 29/10/2015. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
    Trong ảnh: Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất của Chủ tịch nước tặng Sư đoàn Không quân 370, ngày 29/10/2015. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn 370) bay huấn luyện hạ cánh trên tàu LST. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn 370) bay huấn luyện hạ cánh trên tàu LST. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Sư đoàn Không quân 370 đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ngày 2/3/2012. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
    Trong ảnh: Sư đoàn Không quân 370 đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ngày 2/3/2012. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
  • Trong ảnh: Trực thăng của không quân Việt Nam tham gia diễn tập tình huống cứu hộ nạn nhân bị tai nạn trên biển. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
    Trong ảnh: Trực thăng của không quân Việt Nam tham gia diễn tập tình huống cứu hộ nạn nhân bị tai nạn trên biển. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn 370) tham gia diễn tập quốc gia về chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, nhằm đối phó với các tình huống mang tính chất thảm họa, tai họa do cháy nổ tại các tòa nhà cao tầng ở TP. Hồ Chí Minh, ngày 14/8/2013. Ảnh: TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn 370) tham gia diễn tập quốc gia về chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, nhằm đối phó với các tình huống mang tính chất thảm họa, tai họa do cháy nổ tại các tòa nhà cao tầng ở TP. Hồ Chí Minh, ngày 14/8/2013. Ảnh: TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 916-Đoàn Ba Vì (Sư đoàn 371) tham gia cuộc diễn tập phương án “Giải tán đám đông tụ tập trái phép; chống biểu tình, bạo loạn; rà phá bom mìn; xử lý chất độc hóa học; cứu hộ, cứu nạn và chống khủng bố, giải cứu con tin trong nhà ga, trên tàu bay”, tại Điện Biên, ngày 20/10/2012. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 916-Đoàn Ba Vì (Sư đoàn 371) tham gia cuộc diễn tập phương án “Giải tán đám đông tụ tập trái phép; chống biểu tình, bạo loạn; rà phá bom mìn; xử lý chất độc hóa học; cứu hộ, cứu nạn và chống khủng bố, giải cứu con tin trong nhà ga, trên tàu bay”, tại Điện Biên, ngày 20/10/2012. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn 370) tham gia diễn tập cấp Quốc gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, tại Cảng Hàng không Liên Khương (Lâm Đồng), ngày 9/12/2012. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay của Trung đoàn trực thăng 917-Đoàn Đồng Tháp (Sư đoàn 370) tham gia diễn tập cấp Quốc gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, tại Cảng Hàng không Liên Khương (Lâm Đồng), ngày 9/12/2012. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu đánh máy bay Mỹ B-52 trong trận 12 ngày đêm năm 1972, ngày 28/12/2012. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu đánh máy bay Mỹ B-52 trong trận 12 ngày đêm năm 1972, ngày 28/12/2012. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung đoàn không quân 925 (Sư đoàn 372) tại huyện Phù Cát (Bình Định), ngày 26/6/2016. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung đoàn không quân 925 (Sư đoàn 372) tại huyện Phù Cát (Bình Định), ngày 26/6/2016. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN
  • Trong ảnh: Máy bay phiên hiệu VNS-41 là loại siêu nhẹ do Việt Nam thiết kế, chế tạo để phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, cứu nạn, huấn luyện phi công sơ cấp. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Trong ảnh: Máy bay phiên hiệu VNS-41 là loại siêu nhẹ do Việt Nam thiết kế, chế tạo để phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, cứu nạn, huấn luyện phi công sơ cấp. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung đoàn không quân 937 (Sư đoàn 370) tại Ninh Thuận, ngày 18/3/2015. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung đoàn không quân 937 (Sư đoàn 370) tại Ninh Thuận, ngày 18/3/2015. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, ngày 19/12/2012. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, ngày 19/12/2012. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
  • Trong ảnh: Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đến thăm cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn không quân 940, nay là Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372) tại huyện Phù Cát (Bình Định), ngày 2/4/2012. Ảnh: Ly Kha – TTXVN
    Trong ảnh: Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đến thăm cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn không quân 940, nay là Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372) tại huyện Phù Cát (Bình Định), ngày 2/4/2012. Ảnh: Ly Kha – TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Trung đoàn Huấn luyện 910 (Trường Sĩ quan Không quân Nha Trang) tại Tuy Hòa (Phú Yên), ngày 24/10/2009. Ảnh: TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Trung đoàn Huấn luyện 910 (Trường Sĩ quan Không quân Nha Trang) tại Tuy Hòa (Phú Yên), ngày 24/10/2009. Ảnh: TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm xưởng sửa chữa máy bay của Sư đoàn không quân 372, ngày 9/1/1996. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm xưởng sửa chữa máy bay của Sư đoàn không quân 372, ngày 9/1/1996. Ảnh: Cao Phong – TTXVN
  • Trong ảnh: Phi công Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm sau ban bay huấn luyện máy bay Su-22M, tháng 2/1995. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Phi công Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm sau ban bay huấn luyện máy bay Su-22M, tháng 2/1995. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Phi công Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia Liên Xô sau chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa trên máy bay Su-22M, năm 1988. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Phi công Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế (Sư đoàn 371) trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia Liên Xô sau chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa trên máy bay Su-22M, năm 1988. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Phi công Phạm Tuân trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam bay vào vũ trụ, ngày 23/7/1980, trên tàu Liên hợp 37 cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vichtor Gorbatko. Ảnh: Tiến Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Phi công Phạm Tuân trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam bay vào vũ trụ, ngày 23/7/1980, trên tàu Liên hợp 37 cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vichtor Gorbatko. Ảnh: Tiến Dũng - TTXVN
  • Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, phi đội Quyết Thắng do phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất rồi trở về an toàn. Trận đánh được đánh giá “không chỉ có giá trị lớn về tiêu diệt cả phi đoàn không quân chiến đấu của địch mà còn có ý nghĩa lớn về chiến dịch, chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Trong ảnh: Phi đội Quyết Thắng tại sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chiều 28/4/1975 sau khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, phi đội Quyết Thắng do phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất rồi trở về an toàn. Trận đánh được đánh giá “không chỉ có giá trị lớn về tiêu diệt cả phi đoàn không quân chiến đấu của địch mà còn có ý nghĩa lớn về chiến dịch, chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Trong ảnh: Phi đội Quyết Thắng tại sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chiều 28/4/1975 sau khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Các phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệm chiến đấu trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Các phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệm chiến đấu trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mão (tháng 1/1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
    Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mão (tháng 1/1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
  • Trong ảnh: Thượng úy Phạm Tuân, Trung đoàn 921 Sao Đỏ (Sư đoàn không quân 371) (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội thảo luận cách đánh B-52. Ông là người đầu tiên lái máy bay MiG-21 bắn tan xác B-52 Mỹ trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Thượng úy Phạm Tuân, Trung đoàn 921 Sao Đỏ (Sư đoàn không quân 371) (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội thảo luận cách đánh B-52. Ông là người đầu tiên lái máy bay MiG-21 bắn tan xác B-52 Mỹ trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Thượng úy Phạm Tuân, Trung đoàn 921 Sao Đỏ (Sư đoàn không quân 371) trước giờ xuất kích. Ông là người đầu tiên lái máy bay MiG-21 bắn tan xác Mỹ B-52 trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Thượng úy Phạm Tuân, Trung đoàn 921 Sao Đỏ (Sư đoàn không quân 371) trước giờ xuất kích. Ông là người đầu tiên lái máy bay MiG-21 bắn tan xác Mỹ B-52 trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Hai Anh hùng không quân Nguyễn Văn Cốc (phải) và Phạm Thanh Ngân (giữa) cùng đồng đội trao đổi kinh nghiệm sau chuyến bay (năm 1969). Ảnh: Lương Nghĩa Dũng - TTXVN
    Trong ảnh: Hai Anh hùng không quân Nguyễn Văn Cốc (phải) và Phạm Thanh Ngân (giữa) cùng đồng đội trao đổi kinh nghiệm sau chuyến bay (năm 1969). Ảnh: Lương Nghĩa Dũng - TTXVN
  • Trong ảnh: Phi công Vũ Xuân Thiều đã lái máy bay MiG-21 đâm thẳng vào máy bay B-52 Mỹ và hy sinh anh dũng, đêm 28/12/1972,  trong trận Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Phi công Vũ Xuân Thiều đã lái máy bay MiG-21 đâm thẳng vào máy bay B-52 Mỹ và hy sinh anh dũng, đêm 28/12/1972, trong trận Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Vũ Đình Rạng (Trung đoàn 921 Sao Đỏ) là phi công MiG-21 đầu tiên trên thế giới tiếp cận và bắn được máy bay B-52 Mỹ. Trong chuyến xuất kích đêm 20/11/1971, Vũ Đình Rạng điều khiển MiG-21 dùng tên lửa bắn trọng thương chiếc B-52H. Chiếc “pháo đài bay” này cố lết về đến được Đông Bắc Thái Lan rồi buộc phải hạ cánh khẩn cấp, sau đó chết hẳn, phải tháo dỡ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Vũ Đình Rạng (Trung đoàn 921 Sao Đỏ) là phi công MiG-21 đầu tiên trên thế giới tiếp cận và bắn được máy bay B-52 Mỹ. Trong chuyến xuất kích đêm 20/11/1971, Vũ Đình Rạng điều khiển MiG-21 dùng tên lửa bắn trọng thương chiếc B-52H. Chiếc “pháo đài bay” này cố lết về đến được Đông Bắc Thái Lan rồi buộc phải hạ cánh khẩn cấp, sau đó chết hẳn, phải tháo dỡ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Cốc được mệnh danh là phi công “át chủ bài” của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Ông là người duy nhất trên thế giới dùng máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ tại miền Bắc Việt Nam. ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ, khen ngợi phi công Nguyễn Văn Cốc tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua Quân chủng Phòng không - Không quân năm 1969. Tại đây, Bác có câu nói nổi tiếng “Bác chúc không quân có thêm nhiều Cốc nữa”. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Cốc được mệnh danh là phi công “át chủ bài” của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Ông là người duy nhất trên thế giới dùng máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ tại miền Bắc Việt Nam. ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ, khen ngợi phi công Nguyễn Văn Cốc tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua Quân chủng Phòng không - Không quân năm 1969. Tại đây, Bác có câu nói nổi tiếng “Bác chúc không quân có thêm nhiều Cốc nữa”. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Đồng đội chúc mừng phi công Nguyễn Văn Bảy sau chiến công đầu tiên bắn hạ tiêm kích F-4C ngày 26/4/1966.  Trong kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy đã tiêu diệt 7 máy bay Mỹ, gồm 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105, là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp
    Trong ảnh: Đồng đội chúc mừng phi công Nguyễn Văn Bảy sau chiến công đầu tiên bắn hạ tiêm kích F-4C ngày 26/4/1966. Trong kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy đã tiêu diệt 7 máy bay Mỹ, gồm 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105, là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp "Ách" (bắn rơi 5 máy bay địch trở lên). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Phi công, Anh hùng LLVT nhân dân Lâm Văn Lích, trong lần xuất kích trận đầu tiên trên bầu trời Hòa Bình vào đêm 3/2/1966 với máy bay chiến đấu MiG-17 chỉ trong chưa đầy 2 phút đã lập kỳ tích bắn tan xác hai máy bay AD-6 của Không lực Mỹ. Với chiến công tiêu biểu, phi thường đó, ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho phi công Lâm Văn Lích. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Phi công, Anh hùng LLVT nhân dân Lâm Văn Lích, trong lần xuất kích trận đầu tiên trên bầu trời Hòa Bình vào đêm 3/2/1966 với máy bay chiến đấu MiG-17 chỉ trong chưa đầy 2 phút đã lập kỳ tích bắn tan xác hai máy bay AD-6 của Không lực Mỹ. Với chiến công tiêu biểu, phi thường đó, ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho phi công Lâm Văn Lích. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Cốc được mệnh danh là phi công “át chủ bài” của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Ông là người duy nhất trên thế giới dùng máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ tại miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Cốc được mệnh danh là phi công “át chủ bài” của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Ông là người duy nhất trên thế giới dùng máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ tại miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 của Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ sẵn sàng xuất kích tiêu diệt địch trong đợt Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất (1967). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 của Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ sẵn sàng xuất kích tiêu diệt địch trong đợt Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất (1967). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Với 94 lần xuất kích, trực tiếp quần thảo với máy bay Mỹ 13 lần, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy (bên phải) đã tiêu diệt 7 máy bay Mỹ, gồm 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105. Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp
    Trong ảnh: Với 94 lần xuất kích, trực tiếp quần thảo với máy bay Mỹ 13 lần, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy (bên phải) đã tiêu diệt 7 máy bay Mỹ, gồm 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105. Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp "Ách" (bắn rơi 5 máy bay địch trở lên) trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Hai phi công Phạm Thanh Ngân (phải) và Nguyễn Văn Cốc (trái) trao đổi với nhau sau khi bắn rơi máy bay Mỹ F-105D, ngày 18/11/1967. Cùng ngày, Nguyễn Văn Cốc bắn hạ F-105F thứ 34. Hai ngày sau, bộ đôi phi công huyền thoại này của không quân Việt Nam bắn hạ thêm một vài chiếc máy bay Mỹ F-105D và F-4D. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Hai phi công Phạm Thanh Ngân (phải) và Nguyễn Văn Cốc (trái) trao đổi với nhau sau khi bắn rơi máy bay Mỹ F-105D, ngày 18/11/1967. Cùng ngày, Nguyễn Văn Cốc bắn hạ F-105F thứ 34. Hai ngày sau, bộ đôi phi công huyền thoại này của không quân Việt Nam bắn hạ thêm một vài chiếc máy bay Mỹ F-105D và F-4D. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Phi công Trần Hanh - một trong số những phi công trong biên đội máy bay MiG-17 xuất kích bắn rơi hai máy bay F-105 của không quân Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa) ngày 4/4/1965. Trong ảnh: Hai phi công Trần Hanh (phải) và Phạm Ngọc Lan kiểm tra kết quả bắn trên phim được ghi lại trên máy bay trong trận ngày 3 và 4/4/1965. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Phi công Trần Hanh - một trong số những phi công trong biên đội máy bay MiG-17 xuất kích bắn rơi hai máy bay F-105 của không quân Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa) ngày 4/4/1965. Trong ảnh: Hai phi công Trần Hanh (phải) và Phạm Ngọc Lan kiểm tra kết quả bắn trên phim được ghi lại trên máy bay trong trận ngày 3 và 4/4/1965. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Chiếc F-105
    Trong ảnh: Chiếc F-105 "Thần Sấm" bị máy bay MiG-17 của không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa), ngày 4/4/1965. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Các phi công của Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế anh hùng bên những
    Trong ảnh: Các phi công của Trung đoàn 923-Đoàn không quân Yên Thế anh hùng bên những "con chim sắt" MiG-17. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Các máy bay tiêm kích MiG-17F của Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ chuẩn bị cho một chuyến bay chiến đấu (1964). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Các máy bay tiêm kích MiG-17F của Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ chuẩn bị cho một chuyến bay chiến đấu (1964). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn các chiến sĩ lái máy bay của Không quân nhân dân Việt Nam có nhiều thành tích trong chiến đấu (4/1966). Ảnh: TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn các chiến sĩ lái máy bay của Không quân nhân dân Việt Nam có nhiều thành tích trong chiến đấu (4/1966). Ảnh: TTXVN
  • Trong ảnh: Các phi công bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966 chụp ảnh cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Các phi công bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966 chụp ảnh cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với Đại tá, Anh hùng phi công Lâm Văn Lích tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước, tháng 1/1967. Trong lần xuất kích trận đầu tiên trên bầu trời Hòa Bình vào đêm 3/2/1966 với máy bay chiến đấu MiG-17, chỉ trong chưa đầy 2 phút, Lâm Văn Lích đã lập kỳ tích bắn tan xác 2 máy bay AD-6 của Mỹ. Với chiến công tiêu biểu, phi thường đó, ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho phi công Lâm Văn Lích. Ảnh: TTXVN
    Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với Đại tá, Anh hùng phi công Lâm Văn Lích tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước, tháng 1/1967. Trong lần xuất kích trận đầu tiên trên bầu trời Hòa Bình vào đêm 3/2/1966 với máy bay chiến đấu MiG-17, chỉ trong chưa đầy 2 phút, Lâm Văn Lích đã lập kỳ tích bắn tan xác 2 máy bay AD-6 của Mỹ. Với chiến công tiêu biểu, phi thường đó, ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho phi công Lâm Văn Lích. Ảnh: TTXVN
  • Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ (9/11/1964). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trung đoàn 921-Đoàn không quân Sao Đỏ (9/11/1964). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967). Ảnh: TTXVN
    Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967). Ảnh: TTXVN
Ngày 3/3/1955, Không quân nhân dân Việt Nam được thành lập để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng vũ trang và giải phóng dân tộc. Trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, 65 năm qua, Bộ đội Không quân đã lập nhiều chiến công xuất sắc, không ngừng lớn mạnh, làm tốt vai trò bảo vệ vững chắc vùng trời, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN