-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây đa lưu niệm trên đồi cây của xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sáng 16/2/1969 (mùng 1 Tết), mở đầu Tết trồng cây Xuân Kỷ Dậu. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tự tay cầm xẻng, xúc đất trồng một cây đa nhỏ tại Công viên hồ Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất), sáng 11/1/1960 (13 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), mở đầu phong trào Tết trồng cây đầu tiên kéo dài 1 tháng do Người phát động. Trồng cây xong, Bác nói chuyện thân mật với mọi người về lợi ích của việc trồng cây. Bác kêu gọi mọi người mỗi năm đến trồng thêm một cây xanh, nhiều cây xanh cho đất nước. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây đa lưu niệm trên đồi cây của xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sáng 16/2/1969 (mùng 1 Tết), mở đầu Tết trồng cây Xuân Kỷ Dậu. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây đa lưu niệm trên đồi cây của xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sáng 16/2/1969 (mùng 1 Tết), mở đầu Tết trồng cây Xuân Kỷ Dậu. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 3/2/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia Tết trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại , huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội – nơi Bác Hồ về thăm và trồng cây đa ngày 16/2/1969 (1 Tết Kỷ Dậu). Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, sáng 10/2/2019 (6 Tết). Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Mậu Tuất tại phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, sáng 19/2/2018. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi 2019 tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, sáng 13/2/2019. Ảnh: Trọng Đức-TTXVN
-
Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Công ty cổ phần Phát triển nông lâm nghiệp Bình Minh 3 tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, ngày 27/8/2014. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại khu Đền thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng ở phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, sáng 7/2/2014. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia trồng cây trong khuôn viên khu Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Hoà Bình, tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” ở thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, sáng 1/2/2009. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
-
Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi tại huyện Đông Anh, Hà Nội, sáng 18/2/2019. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
-
Trong ảnh: Sáng 26/9/2015, tại Hà Nội, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (4/10/1995 - 4/10/2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
-
Trong ảnh: Đoàn Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát giống cây Maca ở vườn trồng thử nghiệm của Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên tại TP Buôn Ma Thuột, ngày 23/3/2015, trong kế hoạch đưa giống cây này vào trồng diện rộng ở địa bàn Tây Nguyên. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
-
Trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước tặng Trường Đại học Lâm nghiệp tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, ngày 16/11/2014. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
-
Trong ảnh: Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trồng cây tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) trong Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Sửu, sáng 31/1/2009. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
-
Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang trồng cây tại Khu di tích Thanh niên xung phong Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trong chuyến tham dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, ngày 21/2/2018. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
-
Trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tham gia Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi tại huyện Mê Linh (Hà Nội), sáng 10/2/2019. Ảnh: Nguyễn Hoàng-TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng Kiểm lâm huyện Hương Sơn kiểm kê số gỗ lậu bị thu giữ tại Trạm Kiểm lâm xã Sơn Tây. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
-
Trong ảnh: Vườn ươm tại huyện Ngân Sơn (Bắc cạn) chuẩn bị cây giống trồng rừng. Ảnh: Bùi Đức Hiếu-TTXVN
-
Trong ảnh: Trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tỉnh Thừa Thiên-Huế. Thu nhập bình quân từ mỗi ha rừng trồng trong thời gian 7 – 8 năm lên đến trên 300 triệu đồng, tăng gấp 4 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
-
Trong ảnh: Khoảng 10 năm qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, hàng trăm hộ nông dân đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo Vân Canh, tỉnh Bình Định đã thoát nghèo, vươn lên ấm no, ổn định cuộc sống từ nghề trồng rừng sản xuất, trong đó hầu hết là trồng keo lai. Ảnh: Phạm Kha – TTXVN
-
Trong ảnh: Người dân xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh trồng rừng. Ảnh: Thanh Hòa- TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm phối hợp với Ban Quản lý rừng và Công ty Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định triển khai công tác tuần tra, bảo vệ rừng nguyên sinh trên địa bàn huyện quản lý. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong ảnh: Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Phú Yên phối hợp với các đơn vị thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019 với tổng diện tích 6.020 hecta rừng các loại. Ảnh: Xuân Triệu - TTXVN
-
Trong ảnh: Người dân chăm sóc rừng ngập mặn trồng mới ở khu vực Rú Chá, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Trong ảnh: Chuẩn bị cây giống trong vườn ươm để cung cấp cho các địa phương trồng rừng ở tỉnh Phú Thọ. Những năm gần đây, mỗi năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh huy động trồng mới 6-7 ngàn ha rừng và hàng triệu cây phân tán, trong đó 70% là rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Ảnh: An Đăng – TTXVN
-
Trong ảnh: Ra quân phát động trồng hơn 110 ngàn cây bần giống trên diện tích 20 ha rừng ngập mặn khu vực biển Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu – TTXVN
-
Trong ảnh: Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh (tỉnh Bình Định) chuyên sản xuất các loại cây phục vụ nhu cầu trồng rừng của thị trường trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên và nhân dân địa phương trồng rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Văn Đạt – TTXVN
-
Trong ảnh: Rừng bần trồng mới tại xã đảo An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN
-
Trong ảnh: Rừng trồng trên phá Tam Giang thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng Kiểm lâm huyện Hương Sơn lắp đặt các biển báo nhằm giảm nguy cơ cháy rừng và nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
-
Trong ảnh: Nông dân huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định chuẩn bị cây giống, phát triển diện tích rừng ngập mặn ven biển. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
-
Trong ảnh: Nhằm bảo tồn nguồn gen nấm Linh chi, Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) triển khai dự án “Bảo tồn nguồn gen Nấm Linh chi có nguồn gốc từ Vườn quốc gia Phước Bình” từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2019 với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng của huyện Sơn Hòa kiểm tra thực tế tại hiện trường vụ phá rừng ở tiểu khu 192 thuộc xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa (hay còn gọi là rừng Hòn Đác). Ảnh: Xuân Triệu – TTXVN
-
Trong ảnh: Vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của rừng ngập mặn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
-
Trong ảnh: Dự án đầu tư phát triển rừng vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế được triển khai từ năm 2015 với diện tích 300 ha, trong đó rừng ngập mặn khoảng 160 ha. Một vành đai xanh rừng ngập mặn ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dần hình thành không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giúp tích lũy phù sa, tạo điều kiện phát triển sinh kế cho người dân mà còn tạo thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách tham quan. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Trong ảnh: Dự án đầu tư phát triển rừng vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế được triển khai từ năm 2015 với diện tích 300 ha, trong đó rừng ngập mặn khoảng 160 ha. Một vành đai xanh rừng ngập mặn ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dần hình thành không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giúp tích lũy phù sa, tạo điều kiện phát triển sinh kế cho người dân mà còn tạo thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách tham quan. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Trong ảnh: Rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá thuộc xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế rộng khoảng 5ha, có chức năng ngăn mặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đất liền. Ảnh: Hồ Cầu – TTXVN
-
Trong ảnh: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Thế, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trồng mới hàng trăm ha rừng và tổ chức khai thác rừng phục vụ nhu cầu chế biến của công ty và các đơn vị trong, ngoài tỉnh. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN
-
Trong ảnh: Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Nhật Bình - TTXVN
-
Trong ảnh: Diễn tập chữa cháy rừng của lực lượng chức năng Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ thuật phối hợp chữa cháy, năng lực chỉ huy, điều hành, tổ chức của lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN
-
Trong ảnh: Diễn tập chữa cháy rừng của lực lượng chức năng Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ thuật phối hợp chữa cháy, năng lực chỉ huy, điều hành, tổ chức của lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ. Ảnh: Hồng Thái - TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm và Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum thường xuyên tuần tra, kiểm tra diện tích cây gỗ trắcquý hiếm (thuộc nhóm IIA . Ảnh: Quang Thái- TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang tăng cường kiểm tra các khu rừng trọng điểm trên địa bàn. Ảnh: Quang Cường – TTXVN
-
Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên trồng cây đước tại khu vực rừng phòng hộ ven biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
-
Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên TP. Hồ Chí Minh tham gia trồng cây cóc trắng trong Khu dự trữ sinh quyển rừng phòng hộ Cần Giờ. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
-
Trong ảnh: Tỉnh Thừa Thiên-Huế phát triển cây dược liệu Thiên niên kiện (một loài cây lâm sản ngoài gỗ) dưới tán rừng tự nhiên, mở ra hướng phát triển cho rừng cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên và tạo thêm thu nhập cho người dân. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
-
Trong ảnh: Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang phối hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức kiểm tra công tác bảo bảo vệ rừng ở những hộ đã nhận giao khoán. Việc thực hiện giao khoán trên 42.000 ha rừng phòng hộ tại khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang cho các cá nhân và tổ chức tại địa phương chăm sóc và bảo vệ nhằm hạn chế nạn chặt phá, khai thác lâm sản trái phép và nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng. Ảnh: Văn Tý – TTXVN
-
Trong ảnh: Cán bộ Hạt kiểm lâm liên huyện Hoa Lư - Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) tuyên truyền bảo vệ rừng và pháp luật cho người dân. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
-
Trong ảnh: Rừng phòng hộ Nam Cát Tiên ở tỉnh Đắk Nông đang được bảo vệ và phát triển rừng bền vững nhờ chính sách giao khoán rừng trực tiếp cho những người dân sống quanh rừng. Ảnh: Ngọc Minh - TTXVN
-
Trong ảnh: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai tăng cường kiểm tra, tuyên truyền và tổ chức diễn tập các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2019. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng trong Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - vườn quốc gia thứ 5 của Việt Nam được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN
-
Trong ảnh: Nông dân thành phố Lạng Sơn chăm sóc cây giống. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm kiểm tra diện tích rừng trồng của một hộ tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
-
Trong ảnh: Công ty EAKMAT (Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) lai tạo được nhiều giống cà phê chè năng suất và chất lượng cao, kháng được bệnh gỉ sắt, đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích trồng và xuất khẩu cà phê. Ảnh: Trần Tuấn - TTXVN
-
Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên tham gia trồng cây lâm nghiệp ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, góp phần tăng tỉ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm trên địa bàn. Ảnh: Quách Lắm - TTXVN
-
Trong ảnh: Phát huy lợi thế trồng và chăm sóc rừng để xoá đói, giảm nghèo, nông dân huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đầu tư mạnh vào trồng cây lâm nghiệp. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tỉnh Quảng Nam đang phấn đấu mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn lên 41.694 ha vào năm 2025 gắn với xây dựng các nhà máy chế biến gỗ ghép công nghiệp nhằm nâng cao giá trị kinh tế rừng. Ảnh: Đỗ Trưởng – TTXVN
-
Trong ảnh: Những năm gần đây, xã Ea Trang, huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) đang dần “thay da đổi thịt” nhờ thực hiện chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
-
Trong ảnh: Cán bộ, nhân viên khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông phát cỏ để trồng rừng phủ xanh khu vực lòng hồ thủy điện. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
-
Trong ảnh: Chăm sóc rừng cây chắn cát bay, cát chảy ở vùng cát Nam Quảng Bình. Ảnh: Mạnh Thành - TTXVN
-
Trong ảnh: Trồng rừng chắn cát bay, cát chảy ở xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Mạnh Thành – TTXVN
-
36. Trong ảnh: Nông dân xã Xuân Phước, huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trồng keo lai trên đất rẫy kém hiệu quả. Ảnh: Thế Lập- TTXVN
-
Trong ảnh: Nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang thu hoạch sò huyết trên phần đất ven đê quốc phòng được giao khoán, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: Lê Sen - TTXVN
-
Trong ảnh: Trồng cây xanh chống cát bay tại khu vực đồi cát Bàu Trắng, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN
-
Trong ảnh: Rừng trồng của người dân huyện Yên Bình trong lòng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
-
Trong ảnh: Mô hình trồng keo giống ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
-
Trong ảnh: Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Chiêm Hóa (Tuyên Quang) khai thác, quản lý hiệu quả đất rừng; chú trọng việc trồng rừng tái sinh trên những diện tích đất trống, đưa các loại cây có năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn vào vào sản xuất... Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
-
Trong ảnh: Công nhân trồng rừng tại thôn Đồng Giữa, xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng kiểm lâm huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, đối chiếu giữa bản đồ và thực tế kiểm tra việc sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng tranh chấp đất rừng. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
-
Trong ảnh: Trung tâm Thực nghiệm thực hành và chuyển giao khoa học công nghệ, Trường Đại học Tân Trào thực hiện thành công việc sản xuất cây keo bằng phương pháp nuôi cấy mô, góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa nguồn giống cây lâm nghiệp, đặc biệt là nguồn giống chất lượng cao. Ảnh: Văn Tý - TTXVN
-
Trong ảnh: Vùng đất Đồng Din, huyện Phú Hòa trước đây là vùng trồng cây lâm nghiệp đã được nông dân chuyển sang trồng dứa và đã hình thành được vùng chuyên canh cây dứa lớn nhất tỉnh Phú Yên với diện tích hơn 200 hecta. Ảnh: Thế Lập – TTXVN
-
Trong ảnh: Trên 8.500 ha rừng tràm nguyên sinh ở Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau được lực lượng kiểm lâm và Ban quản lý Vườn quốc gia tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Kim Há – TTXVN
-
Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp quản lý, tổ chức trồng, khai thác, chế biến gần 42.000 ha cao su, cà phê và một số loại cây nông – lâm nghiệp khác chạy dọc trên 220 km vùng biên giới các tỉnh Tây Nguyên giáp với các nước bạn Lào, Campuchia, tạo việc làm ổn định cho hơn 18.000 lao động, trong đó gần 7.000 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp quản lý, tổ chức trồng, khai thác, chế biến gần 42.000 ha cao su, cà phê và một số loại cây nông – lâm nghiệp khác chạy dọc trên 220 km vùng biên giới các tỉnh Tây Nguyên giáp với các nước bạn Lào, Campuchia, tạo việc làm ổn định cho hơn 18.000 lao động, trong đó gần 7.000 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong ảnh: Tập huấn cạo mủ cao su cho công nhân của Công ty TNHH MTV cao su Chưmomray, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Cao Nguyên - TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với đồng bào dân tộc đi tuần tra bảo vệ rừng tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với đồng bào dân tộc cùng trồng rừng sản xuất tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng Kiểm lâm Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn tổ chức thu dọn, xử lý thực bì tại rừng trồng gỗ lớn thuộc tiểu khu 351, xã Cam Vinh, huyện Vân Canh. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên triển khai thí điểm mô hình sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp tại tại hai tiểu khu 1.500 và 1.504, thuộc địa phận xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, giáp ranh với huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN
-
Trong ảnh: Chăm sóc diện tích rừng trồng tại một hộ gia đình ở thôn Khe 5, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN
-
Trong ảnh: Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum phát triển trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, phát huy hiệu quả kinh tế cao; góp phần bảo tồn và phát triển nguồn giống Sâm Ngọc Linh quý hiếm và bảo vệ các diện tích rừng hiện có của tỉnh. Ảnh: Quang Thái - TTXVN
-
Trong ảnh: Công nhân Công ty U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau khai thác gỗ rừng trồng tại lâm trường. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong ảnh: Nhân viên Công ty U Minh Hạ phối hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức tuần tra, bảo vệ diện tích rừng trồng tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Trong ảnh: Nhân viên Công ty U Minh Hạ phối hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức tuần tra, bảo vệ diện tích rừng trồng tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Trong ảnh: Ban Quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên phối hợp với bộ đội biên phòng tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN