Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020): Càng giản dị, Bác Hồ càng vĩ đại

  • Bác Hồ rất yêu quý trẻ em. Dù bận “trăm công, nghìn việc”, Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tối 31/5/1969, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thiếu nhi Thủ đô xem biểu diễn văn nghệ chào mừng Bác. Ảnh: TTXVN
    Bác Hồ rất yêu quý trẻ em. Dù bận “trăm công, nghìn việc”, Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tối 31/5/1969, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thiếu nhi Thủ đô xem biểu diễn văn nghệ chào mừng Bác. Ảnh: TTXVN
  • Giản dị, gần gũi, cởi mở, tế nhị, chu đáo với mọi người là những đặc tính nổi bật trong đạo đức, lối sống và phong cách Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Bác Hồ sử dụng thủ chiếc máy cấy tại ruộng thí nghiệm của Sở Nông Lâm, Hà Nội (07/1960). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Giản dị, gần gũi, cởi mở, tế nhị, chu đáo với mọi người là những đặc tính nổi bật trong đạo đức, lối sống và phong cách Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Bác Hồ sử dụng thủ chiếc máy cấy tại ruộng thí nghiệm của Sở Nông Lâm, Hà Nội (07/1960). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong ảnh: Bác Hồ cuốc đất, trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch (năm 1957). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Bác Hồ cuốc đất, trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch (năm 1957). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, gần gũi nhân dân. Trong ảnh: Bác Hồ tiếp và nói chuyện với đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc từ ngày 28/2/1969 đến ngày 20/3/1969 như người Cha gặp các con. Ảnh: Vũ Tín - TTXVN
    Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, gần gũi nhân dân. Trong ảnh: Bác Hồ tiếp và nói chuyện với đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc từ ngày 28/2/1969 đến ngày 20/3/1969 như người Cha gặp các con. Ảnh: Vũ Tín - TTXVN
  • Trong ảnh: Bác Hồ trồng cây đa lưu niệm trên đồi cây của xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), ngày 16/2/1969. Người căn dặn phải bắt đầu từ việc chăm sóc cây mới trồng, từng con người mới lớn, nâng niu từng tấm gương người tốt, việc tốt xuất hiện ở trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu triệu quần chúng nhân dân lao động trong cả nước. Phải có nhiều cây mới thành rừng, phải có nhiều người tốt mới thành một xã hội tốt đẹp. Ảnh: TTXVN
    Trong ảnh: Bác Hồ trồng cây đa lưu niệm trên đồi cây của xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), ngày 16/2/1969. Người căn dặn phải bắt đầu từ việc chăm sóc cây mới trồng, từng con người mới lớn, nâng niu từng tấm gương người tốt, việc tốt xuất hiện ở trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu triệu quần chúng nhân dân lao động trong cả nước. Phải có nhiều cây mới thành rừng, phải có nhiều người tốt mới thành một xã hội tốt đẹp. Ảnh: TTXVN
  • Không chỉ nói mà Bác Hồ luôn hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn nông dân về sâu bệnh, về thủy lợi, thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học…Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm một đơn vị bộ đội Phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội, ngày 25/9/1966. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Không chỉ nói mà Bác Hồ luôn hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn nông dân về sâu bệnh, về thủy lợi, thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học…Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm một đơn vị bộ đội Phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội, ngày 25/9/1966. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Mỗi người dân Việt Nam đều nhớ những điều bình dị về đôi dép cao su của Người. Ðôi dép ấy đã từng cùng Bác lặn lội trong những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc, đi khắp các địa phương trên miền Bắc và đã từng cùng Bác đi ra nước ngoài. Trong ảnh: Nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967), Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn không quân 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ. Ảnh: TTXVN
    Mỗi người dân Việt Nam đều nhớ những điều bình dị về đôi dép cao su của Người. Ðôi dép ấy đã từng cùng Bác lặn lội trong những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc, đi khắp các địa phương trên miền Bắc và đã từng cùng Bác đi ra nước ngoài. Trong ảnh: Nhân dịp Tết nguyên đán Đinh Mùi (9/2/1967), Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn không quân 921-Đoàn Không quân Sao Đỏ. Ảnh: TTXVN
  • Không chỉ nói mà Bác Hồ luôn hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn nông dân về sâu bệnh, về thủy lợi, thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học…Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và cùng ăn cơm trên tàu với cán bộ, chiến sĩ bộ đội hải quân bảo vệ bờ biển Quảng Ninh (1965). Ảnh: TTXVN
    Không chỉ nói mà Bác Hồ luôn hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn nông dân về sâu bệnh, về thủy lợi, thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học…Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và cùng ăn cơm trên tàu với cán bộ, chiến sĩ bộ đội hải quân bảo vệ bờ biển Quảng Ninh (1965). Ảnh: TTXVN
  • Sự giản dị của Bác hết sức tự nhiên, không siêu thực mà ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người. Trong ảnh:  Ngày 26/1/1964, Bác Hồ về thăm xã Vinh Quang (nay là xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy) - nơi trồng cây khá nhất miền Bắc sau 5 năm Người phát động Tết trồng cây. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Sự giản dị của Bác hết sức tự nhiên, không siêu thực mà ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người. Trong ảnh: Ngày 26/1/1964, Bác Hồ về thăm xã Vinh Quang (nay là xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy) - nơi trồng cây khá nhất miền Bắc sau 5 năm Người phát động Tết trồng cây. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác Hồ còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của người. Người luôn trình bày đơn giản, không triết lý, dài dòng, không vòng vo, khuôn sáo, sách vở, biến những điều phức tạp thành dễ nghe, dễ hiểu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò nữ phóng viên Tuệ Oanh của Việt Nam Thông tấn xã về cách viết tin trong dịp đưa tin cuộc bầu cử Quốc hội khóa III (26/4/1964). Ảnh: Tư liệu TTXVVN
    Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác Hồ còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của người. Người luôn trình bày đơn giản, không triết lý, dài dòng, không vòng vo, khuôn sáo, sách vở, biến những điều phức tạp thành dễ nghe, dễ hiểu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò nữ phóng viên Tuệ Oanh của Việt Nam Thông tấn xã về cách viết tin trong dịp đưa tin cuộc bầu cử Quốc hội khóa III (26/4/1964). Ảnh: Tư liệu TTXVVN
  • Bác Hồ yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ trồng khóm trúc tại đầu nguồn Pác Bó trong chuyến về thăm Cao Bằng(20/2/1961). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Bác Hồ yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ trồng khóm trúc tại đầu nguồn Pác Bó trong chuyến về thăm Cao Bằng(20/2/1961). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong ảnh: Trở về Thủ đô sau giải phóng 1954, Bác Hồ đã chọn nơi ở và làm việc là một ngôi nhà nhỏ vốn của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ. Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tòa nhà lớn Phủ Chủ tịch nhưng Người đã từ chối. Khi ngôi nhà sàn được xây dựng thì tầng dưới Người dùng làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các bộ, ban, ngành, tiếp một số đoàn khách, bạn bè, đồng chí gần gũi hoặc các cháu thiếu niên, nhi đồng. ảnh: Bác Hồ bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ tháng 5/1958 – 8/1969. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong ảnh: Trở về Thủ đô sau giải phóng 1954, Bác Hồ đã chọn nơi ở và làm việc là một ngôi nhà nhỏ vốn của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ. Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tòa nhà lớn Phủ Chủ tịch nhưng Người đã từ chối. Khi ngôi nhà sàn được xây dựng thì tầng dưới Người dùng làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các bộ, ban, ngành, tiếp một số đoàn khách, bạn bè, đồng chí gần gũi hoặc các cháu thiếu niên, nhi đồng. ảnh: Bác Hồ bên ngôi nhà sàn, nơi Người đã sống và làm việc từ tháng 5/1958 – 8/1969. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Hồ Chí Minh thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong ảnh: Bác Hồ làm việc tại tầng 2 Nhà sàn trong Khu Phủ Chủ tịch, tháng 4/1960. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Hồ Chí Minh thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong ảnh: Bác Hồ làm việc tại tầng 2 Nhà sàn trong Khu Phủ Chủ tịch, tháng 4/1960. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Bác Hồ đã đề xướng phong trào “Tết trồng cây”, vì “việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”: “Mùa Xuân là tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động ngày nay đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tự tay cầm xẻng, xúc đất trồng một cây đa nhỏ tại Công viên hồ Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất), sáng 11/1/1960 (13 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), mở đầu phong trào Tết trồng cây đầu tiên kéo dài 1 tháng do Người phát động. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Bác Hồ đã đề xướng phong trào “Tết trồng cây”, vì “việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”: “Mùa Xuân là tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động ngày nay đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tự tay cầm xẻng, xúc đất trồng một cây đa nhỏ tại Công viên hồ Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất), sáng 11/1/1960 (13 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), mở đầu phong trào Tết trồng cây đầu tiên kéo dài 1 tháng do Người phát động. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Bác Hồ yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ cùng kéo lưới với bà con ngư dân ở vùng biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (7/1/1960). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Bác Hồ yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ cùng kéo lưới với bà con ngư dân ở vùng biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (7/1/1960). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Cuộc sống giản dị của Bác như một lẽ tự nhiên, hồn nhiên làm xúc động lòng người. Trong ảnh: Bác Hồ nghỉ trưa trong lần đến thăm lại Đá Chông, Ba Vì, Hà Tây )nay là Hà Nội), tháng 5/1957. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Cuộc sống giản dị của Bác như một lẽ tự nhiên, hồn nhiên làm xúc động lòng người. Trong ảnh: Bác Hồ nghỉ trưa trong lần đến thăm lại Đá Chông, Ba Vì, Hà Tây )nay là Hà Nội), tháng 5/1957. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia. Bác để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè thế giới, đồng thời nhận được sự ủng hộ lớn lao, cũng như tình cảm nồng ấm của nhân dân thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh khiêu vũ cùng Tổng thống Sukarno trong chuyến thăm Indonesia (2/1959). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia. Bác để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè thế giới, đồng thời nhận được sự ủng hộ lớn lao, cũng như tình cảm nồng ấm của nhân dân thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh khiêu vũ cùng Tổng thống Sukarno trong chuyến thăm Indonesia (2/1959). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Giản dị, thanh bạch là đức tính tự nhiên của Bác. Càng giản dị ở cương vị cao nhất, Bác Hồ càng vĩ đại. Trong ảnh: Bác Hồ cho cá ăn sau giờ làm việc năm 1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Giản dị, thanh bạch là đức tính tự nhiên của Bác. Càng giản dị ở cương vị cao nhất, Bác Hồ càng vĩ đại. Trong ảnh: Bác Hồ cho cá ăn sau giờ làm việc năm 1957. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Sự giản dị, gần gũi ở Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ quần áo dạ màu đen, đến nói chuyện với hơn 3 vạn công nhân Khu công nghiệp Vysočina trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17/7/1957). Ảnh: TTXVN
    Sự giản dị, gần gũi ở Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ quần áo dạ màu đen, đến nói chuyện với hơn 3 vạn công nhân Khu công nghiệp Vysočina trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17/7/1957). Ảnh: TTXVN
  • Trong ảnh: Cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng được Bác Hồ trồng và chăm sóc hằng ngày ngay gần bờ ao, bên cạnh ngôi nhà 54, nơi Bác ở 4 năm đầu tiên trong Khu Phủ Chủ tịch. Tháng 5/1958, khi chuyển sang sống và làm việc tại ngôi Nhà sàn, Bác đã đề nghị chuyển cây vú sữa trồng ở phía sau nhà sàn để Bác chăm sóc được thuận tiện hơn, dường như Bác muốn cây vú sữa miền Nam luôn ở gần bên Bác. Hằng ngày, làm việc tại Nhà sàn, Bác vẫn nhìn thấy cây vú sữa để hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim Người. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong ảnh: Cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng được Bác Hồ trồng và chăm sóc hằng ngày ngay gần bờ ao, bên cạnh ngôi nhà 54, nơi Bác ở 4 năm đầu tiên trong Khu Phủ Chủ tịch. Tháng 5/1958, khi chuyển sang sống và làm việc tại ngôi Nhà sàn, Bác đã đề nghị chuyển cây vú sữa trồng ở phía sau nhà sàn để Bác chăm sóc được thuận tiện hơn, dường như Bác muốn cây vú sữa miền Nam luôn ở gần bên Bác. Hằng ngày, làm việc tại Nhà sàn, Bác vẫn nhìn thấy cây vú sữa để hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim Người. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong ảnh: Bác Hồ trò chuyện với dân làng Lâm Xuyên, tỉnh Bắc Giang, sau phong trào Cải cách ruộng đất năm 1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong ảnh: Bác Hồ trò chuyện với dân làng Lâm Xuyên, tỉnh Bắc Giang, sau phong trào Cải cách ruộng đất năm 1955. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trở về Thủ đô Hà Nội sau giải phóng 10/1954, Bác Hồ đã chọn nơi ở và làm việc là một ngôi nhà nhỏ vốn của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ. Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tòa nhà lớn Phủ Chủ tịch nhưng Người đã từ chối. Trong ảnh: Bác Hồ làm việc tại Nhà 54 - ngôi nhà nhỏ vốn của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, từ tháng 12/1954 đến tháng 5/1958. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trở về Thủ đô Hà Nội sau giải phóng 10/1954, Bác Hồ đã chọn nơi ở và làm việc là một ngôi nhà nhỏ vốn của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ. Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tòa nhà lớn Phủ Chủ tịch nhưng Người đã từ chối. Trong ảnh: Bác Hồ làm việc tại Nhà 54 - ngôi nhà nhỏ vốn của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, từ tháng 12/1954 đến tháng 5/1958. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm nông dân hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (1954). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm nông dân hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (1954). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong ảnh: Di chuyển lên Việt Bắc, lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, nơi ở của Bác Hồ chỉ là một ngôi nhà sàn bé hoặc mái lá đơn sơ. ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong ảnh: Di chuyển lên Việt Bắc, lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, nơi ở của Bác Hồ chỉ là một ngôi nhà sàn bé hoặc mái lá đơn sơ. ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ở chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, nơi ở của Bác Hồ chỉ là một ngôi nhà sàn bé hoặc mái lá đơn sơ. Trong ảnh: Lán Hang Bồng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1952). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, nơi ở của Bác Hồ chỉ là một ngôi nhà sàn bé hoặc mái lá đơn sơ. Trong ảnh: Lán Hang Bồng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1952). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở đâu trên trái đất này có vị lãnh tụ áo nâu quần vải trèo đèo lội suối đi chiến dịch; tự giặt quần áo, vừa đi vừa cầm cây gậy để phơi; vị lãnh tụ tự đánh máy tài liệu, cưỡi ngựa đi chiến dịch, tập thể dục trên rừng Việt Bắc, dạy cán bộ tập võ... Có lẽ mãi mãi về sau, sẽ khó có những hình ảnh nào có thể làm rung động trái tim con người đến vậy. Trong ảnh:
    Ở đâu trên trái đất này có vị lãnh tụ áo nâu quần vải trèo đèo lội suối đi chiến dịch; tự giặt quần áo, vừa đi vừa cầm cây gậy để phơi; vị lãnh tụ tự đánh máy tài liệu, cưỡi ngựa đi chiến dịch, tập thể dục trên rừng Việt Bắc, dạy cán bộ tập võ... Có lẽ mãi mãi về sau, sẽ khó có những hình ảnh nào có thể làm rung động trái tim con người đến vậy. Trong ảnh: "Ung dung yên ngựa trên đường suối reo" - Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc năm 1951. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Trong ảnh: Bác Hồ trong phòng làm việc của Người tại căn cứ địa Việt Bắc (1951). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Trong ảnh: Bác Hồ trong phòng làm việc của Người tại căn cứ địa Việt Bắc (1951). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của người. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ đọc sách bên bờ suối Lenin ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của người. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ đọc sách bên bờ suối Lenin ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt và chia sẻ khó khăn với mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1951). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt và chia sẻ khó khăn với mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1951). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Bác Hồ dành cả tấm lòng yêu thương vô bờ như tình cảm cha con, bác cháu, đồng chí cho cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Bác Hồ thăm một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới, đóng quân ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, tháng 3/1951. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Bác Hồ dành cả tấm lòng yêu thương vô bờ như tình cảm cha con, bác cháu, đồng chí cho cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Bác Hồ thăm một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới, đóng quân ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, tháng 3/1951. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Trong suốt thời gian sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Trong ảnh: Bác Hồ làm việc trong hang đá ở Việt Bắc (1951). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Trong suốt thời gian sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Trong ảnh: Bác Hồ làm việc trong hang đá ở Việt Bắc (1951). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết chỉ thị ngay trước lều cỏ trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: TTXVN
    Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết chỉ thị ngay trước lều cỏ trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: TTXVN
  • Bác Hồ rất yêu quý trẻ em. Dù bận “trăm công, nghìn việc”, Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng ở chiến khu Việt Bắc (1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Bác Hồ rất yêu quý trẻ em. Dù bận “trăm công, nghìn việc”, Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng ở chiến khu Việt Bắc (1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Bác Hồ rất yêu quý trẻ em. Dù bận “trăm công, nghìn việc”, Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Bác Hồ bón cơm cho một cháu bé khi đến thăm trại nhi đồng ở chiến khu Việt Bắc (1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Bác Hồ rất yêu quý trẻ em. Dù bận “trăm công, nghìn việc”, Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Bác Hồ bón cơm cho một cháu bé khi đến thăm trại nhi đồng ở chiến khu Việt Bắc (1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ kêu gọi đồng bào và chiến sĩ thực hiện khẩu hiệu: “Thực túc binh cường”, và hằng ngày Người dành thời gian tăng gia sản xuất. Ảnh: TTXVN
    Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ kêu gọi đồng bào và chiến sĩ thực hiện khẩu hiệu: “Thực túc binh cường”, và hằng ngày Người dành thời gian tăng gia sản xuất. Ảnh: TTXVN
  • Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Trong ảnh: Bác ngồi câu cá trên sông Phó Đáy (1950). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Trong ảnh: Bác ngồi câu cá trên sông Phó Đáy (1950). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ đội trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ đội trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi công tác ở Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi công tác ở Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt và chia sẻ khó khăn với mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1949). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt và chia sẻ khó khăn với mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1949). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ trong một bữa cơm cùng đồng bào, chiến sĩ tại chiến khu Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ trong một bữa cơm cùng đồng bào, chiến sĩ tại chiến khu Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Không chỉ kêu gọi toàn dân rèn luyện sức khỏe, Bác Hồ còn là một tấm gương sáng về tinh thần tự giác rèn luyện sức khỏe một cách tích cực và sáng tạo để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong ảnh: Bác Hồ dạy cán bộ, chiến sĩ tập võ ở Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Không chỉ kêu gọi toàn dân rèn luyện sức khỏe, Bác Hồ còn là một tấm gương sáng về tinh thần tự giác rèn luyện sức khỏe một cách tích cực và sáng tạo để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong ảnh: Bác Hồ dạy cán bộ, chiến sĩ tập võ ở Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở đâu trên trái đất này có vị lãnh tụ áo nâu quần vải trèo đèo lội suối đi chiến dịch; tự giặt quần áo, vừa đi vừa cầm cây gậy để phơi; vị lãnh tụ tự đánh máy tài liệu, cưỡi ngựa đi chiến dịch, tập thể dục trên rừng Việt Bắc, dạy cán bộ tập võ... Trong ảnh: Bác Hồ chơi bóng chuyền cùng cán bộ Văn phòng Chính phủ tại rừng Khâu Lấu, Tuyên Quang (năm 1948). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở đâu trên trái đất này có vị lãnh tụ áo nâu quần vải trèo đèo lội suối đi chiến dịch; tự giặt quần áo, vừa đi vừa cầm cây gậy để phơi; vị lãnh tụ tự đánh máy tài liệu, cưỡi ngựa đi chiến dịch, tập thể dục trên rừng Việt Bắc, dạy cán bộ tập võ... Trong ảnh: Bác Hồ chơi bóng chuyền cùng cán bộ Văn phòng Chính phủ tại rừng Khâu Lấu, Tuyên Quang (năm 1948). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Bữa cơm tại chân đèo Re (Định Hóa, Thái Nguyên), tháng 10/1948 của Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí trong Trung ương Đảng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Trong ảnh: Bữa cơm tại chân đèo Re (Định Hóa, Thái Nguyên), tháng 10/1948 của Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí trong Trung ương Đảng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt và chia sẻ khó khăn với mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ với các chiến sĩ bảo vệ trên đường đi kháng chiến tại Điềm Mặc, huyện Định Hóa (Thái Nguyên), mùa hè năm 1947. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt và chia sẻ khó khăn với mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ với các chiến sĩ bảo vệ trên đường đi kháng chiến tại Điềm Mặc, huyện Định Hóa (Thái Nguyên), mùa hè năm 1947. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị, đức độ, yêu thương con người làm chuẩn. Là lãnh tụ của dân tộc nhưng đời sống vật chất của Người cũng như đại đa số của người dân bình thường. Trong ảnh: Bữa cơm đạm bạc của Bác Hồ cùng bộ đội trên đường đi công tác ở Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị, đức độ, yêu thương con người làm chuẩn. Là lãnh tụ của dân tộc nhưng đời sống vật chất của Người cũng như đại đa số của người dân bình thường. Trong ảnh: Bữa cơm đạm bạc của Bác Hồ cùng bộ đội trên đường đi công tác ở Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Tư trang của Bác, tư trang của vị nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ của Ðảng thường là bộ quần áo dạ mầu đen, Bác mặc trong những lần khi đi thăm Pháp năm 1946 và một số nước khác thời kỳ 1955 – 1958. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ quần áo dạ mầu đen từ máy bay bước xuống sân bay Paris trong chuyến thăm Pháp, ngày 22/6/1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Tư trang của Bác, tư trang của vị nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ của Ðảng thường là bộ quần áo dạ mầu đen, Bác mặc trong những lần khi đi thăm Pháp năm 1946 và một số nước khác thời kỳ 1955 – 1958. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ quần áo dạ mầu đen từ máy bay bước xuống sân bay Paris trong chuyến thăm Pháp, ngày 22/6/1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, cho độc lập, tự do của Tổ quốc và nhân dân, nhưng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, Bác Hồ hết sức khiêm tốn, giản dị và tiết kiệm. Giản dị, thanh bạch là đức tính tự nhiên của Bác, thể hiện trong lối sống và hành động cụ thể của Người. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Cả dân tộc Việt Nam, từ cụ già đến em bé, từ thế hệ này qua thế hệ khác đều gọi Người với hai tiếng trìu mến: Bác Hồ. Càng giản dị ở cương vị cao nhất, Bác Hồ càng vĩ đại. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN