-
Năm 1972, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, quân và dân Hà Nội không nao núng. Các trận địa của dân quân, tự vệ bắn máy bay tầm cao, tầm thấp và tổ chức phục vụ bộ đội chiến đấu, đánh trả giặc Mỹ rất quyết liệt. Trong ảnh: Đại đội 4 pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô nổ súng trừng trị máy bay Mỹ trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, cuối tháng 12/1972. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
-
Trong ảnh: Các chiến sỹ tự vệ Nhà máy thiết bị Bưu điện khẩn trương tu sửa hầm hào, sẵn sàng chiến đấu chống máy bay Mỹ bắn phá (5/1972). Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Một vườn trẻ trong khu hầm giao thông ở phố Thợ Nhuộm (Hà Nội) trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (năm 1965). Ảnh: Thế Trung - TTXVN
-
Trong ảnh: Sáng mồng 1 Tết Bính Thân 1956, cả gia đình ngồi trước bàn thờ Tổ quốc nghe đọc thư chúc Tết của Bác Hồ. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình (1/5/1973), kỷ niệm ngày 1/5 và mừng chiến thắng lịch sử của dân tộc sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Mít tinh của học sinh và giáo viên Thủ đô chào mừng năm học mới. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN
-
Trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường có phong trào “nhận thêm việc, làm thêm giờ, thay cho người đi chiến đấu”, phong trào “phụ nữ tự quản” phát triển rất sôi nổi. Trong ảnh: Công nhân cơ điện hoàn chỉnh máy dệt vải (1974). Ảnh: Trần Vũ Hanh - TTXVN
-
Trong ảnh: Trại hè của thiếu niên khu phố Hoàn Kiếm ở công viên Bách Thảo (1973). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Xí nghiệp nuôi vịt giống Bắc Kinh Pháp Vân thực hiện các biện pháp tăng nhanh sản lượng để cung cấp cho nông trường Tam Thiên Mẫu, các hợp tác xã ngoại thành và 2 tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình (1974). Ảnh: Văn Lạn – TTXVN
-
Trong ảnh: Mặc cho địch đánh phá dọc đường, các đồng chí lái xe bộ đội, cùng công nhân Công ty vận tải hàng hóa Hà Nội nhanh chóng quyết hậu quả, bảo đảm thông đường đưa hàng vào tuyến lửa Khu V an toàn (1971). Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN
-
Trong ảnh: Thi đấu bóng đá giữa hai đội Công an Hà Nội và Công an Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy (Hà Nội) chiều 4/2/1973, chào mừng Xuân Quý Sửu đại thắng sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973. Ảnh: Kim Hùng – TTXVN
-
Trong ảnh: Nửa triệu số báo Nhân Dân đưa tin Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 24/1/1973 được phát hành tại Hà Nội được nhân dân đón đọc. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Nhân dân Hà Nội đọc báo, theo dõi tin Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 24/1/1973. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Nhân dân Hà Nội nghe đài, theo dõi tin Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 24/1/1973. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Lễ khai giảng "Năm học Kiên cường thắng Mỹ 1972 - 1973" tại Trường Phổ thông cấp 2 Dịch Vọng (Hà Nội). Ảnh: Duy Nhân - TTXVN
-
Trong ảnh: Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội trong trận 12 ngày đêm, cuối tháng 12/1972. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Hình ảnh cô gái tưới hoa bên xác chiếc máy bay Mỹ B-52 rơi ở hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà (Hà Nội) tô điểm thêm cho chiến thắng của quân và dân Hà Nội trong chiến thắng lịch sử "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" tháng 12/1972. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
-
Năm 1972, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, quân và dân Hà Nội không nao núng. Các trận địa của dân quân, tự vệ bắn máy bay tầm cao, tầm thấp và tổ chức phục vụ bộ đội chiến đấu, đánh trả giặc Mỹ rất quyết liệt. Trong ảnh: Tự vệ Thủ đô sẵn sàng chiến đấu trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, cuối tháng 12/1972. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Hướng ra tiền tuyến, năm 1972, hơn 15.000 thanh niên Thủ đô lên đường chiến đấu, trong đó có hàng nghìn sinh viên gác bút nghiên ra trận… Ảnh: Ngọc Quán-TTXVN
-
Năm 1972, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, quân và dân Hà Nội không nao núng. Các trận địa của dân quân, tự vệ bắn máy bay tầm cao, tầm thấp và tổ chức phục vụ bộ đội chiến đấu, đánh trả giặc Mỹ rất quyết liệt. Trong ảnh: Tự vệ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội luyện tập sẵn sàng chiến đấu (1972). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 bắn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội) vào 20 giờ 13 đêm 18/12/1972. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Phi công Mỹ bị bắt sống bên xác máy bay trong trận Hà Nội 12 ngày đêm, cuối tháng 12/1972. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng pháo phòng không nổ súng quyết liệt đánh trả máy bay giặc Mỹ, bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972. Ảnh: TTXVN
-
Năm 1972, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, quân và dân Hà Nội không nao núng. Các trận địa của dân quân, tự vệ bắn máy bay tầm cao, tầm thấp và tổ chức phục vụ bộ đội chiến đấu, đánh trả giặc Mỹ rất quyết liệt. Trong ảnh: Dân quân xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) đào hào giao thông, sẵn sàng chiến đấu chống máy bay Mỹ bắn phá (năm 1972). Ảnh: Xuân Vi - TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 28/2/1972, việc sửa chữa cầu Long Biên bị hư hại do bom Mỹ đã hoàn tất những nhịp cầu cuối cùng. Ảnh: Vũ Hanh - TTXVN
-
Trong ảnh: Phụ nữ, trẻ em và người già tạm rời Thủ đô đi sơ tán trong những ngày máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, cuối tháng 12/1972. Ảnh: TTXVN
-
Vừa sản xuất, vừa chiến đấu với tâm nguyện hết lòng, hết sức vì miền Nam, phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ Thủ đô có nhiều đóng góp lớn. Trong ảnh: Trong những ngày máy bay Mỹ ném bom đánh phá Hà Nội cuối tháng 12/1972, xã viên Hợp tác xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh vẫn kiên cường bám làng, bám đồng ruộng để làm tốt công tác trật tự trị an, giải quyết hậu quả do bom Mỹ gây ra, tích cực sản xuất, ổn định đời sống. Ảnh: Ngọc Quán – TTXVN
-
Ở nông thôn, phong trào chăm bón đồng ruộng, tăng năng suất, sản lượng, thi đua bán nhiều lương thực, thực phẩm cho Nhà nước được nông dân đẩy mạnh. Trong ảnh: Nông dân HTX Khuyến Lương, xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội Nội thu hoạch rau màu vụ Đông Xuân 1970 - 1971. Ảnh: TTXVN
-
Trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường có phong trào “nhận thêm việc, làm thêm giờ, thay cho người đi chiến đấu”, phong trào “phụ nữ tự quản” phát triển rất sôi nổi. Trong ảnh: Nữ công nhân Nhà máy dệt 8/3 quản lý tốt sản lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và ngày công, luôn hoàn thành các chỉ tiêu Nhà nước giao (tháng 1/1971). Ảnh: Trần Phác - TTXVN
-
Trong ảnh: Thanh niên Chi đoàn Bùi Ngọc Dương ở phố Trần Nhân Tông, khu Hoàn Kiếm phấn khởi đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV (1971). Ảnh: TTXVN
-
Ở nông thôn, phong trào chăm bón đồng ruộng, tăng năng suất, sản lượng, thi đua bán nhiều lương thực, thực phẩm cho Nhà nước được nông dân đẩy mạnh. Trong ảnh: Xã viên Hợp tác xã Mễ Trì Thượng, huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) tích cực tăng gia sản xuất (năm 1970). Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
-
Ở nông thôn, phong trào chăm bón đồng ruộng, tăng năng suất, sản lượng, thi đua bán nhiều lương thực, thực phẩm cho Nhà nước được nông dân đẩy mạnh. Trong ảnh: Vụ Đông năm 1970, để có nhiều rau cung cấp cho thành phố, hợp tác xã Thúy Lĩnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đẩy mạnh thâm canh làm thủy lợi, chủ động tưới nước cho rau, nhờ vậy năng suất tăng gấp 5 lần năm 1965. Ảnh: Cảnh Khanh – TTXVN
-
Hướng ra tiền tuyến, năm 1972, hơn 15.000 thanh niên Thủ đô lên đường chiến đấu, trong đó có hàng nghìn sinh viên gác bút nghiên ra trận…Trong ảnh: Phát huy truyền thống của cha ông, lớp lớp thanh niên thủ đô Hà Nội sôi nổi tòng quân chống Mỹ, cứu nước (1972). Ảnh: TTXVN
-
Năm 1972, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, quân và dân Hà Nội không nao núng. Các trận địa của dân quân, tự vệ bắn máy bay tầm cao, tầm thấp và tổ chức phục vụ bộ đội chiến đấu, đánh trả giặc Mỹ rất quyết liệt. Trong ảnh: Tự vệ Xí nghiệp Bánh kẹo Hà Nội vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa luyện chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Ảnh: Nguyễn Chính - TTXVN
-
Trong ảnh: Xí nghiệp may 10 Hà Nội coi trọng công tác bảo vệ sức khỏe cho con cán bộ, công nhân, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho trẻ (1970). Ảnh: Trần Phác - TTXVN
-
Trong ảnh: Tự vệ Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô số 1 Hà Nội thường xuyên luyện tập, sẵn sàng chiến đấu trong thời kỳ Mỹ đánh phá miền Bắc (1970). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên, công nhân Nhà máy Dệt 8-3 thao diễn kỹ thuật chữa cháy. Ảnh: Trần Phác - TTXVN
-
Vừa sản xuất, vừa chiến đấu với tâm nguyện hết lòng, hết sức vì miền Nam, phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ Thủ đô có nhiều đóng góp lớn. Trong ảnh: Nữ dân quân xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội vừa ra sức sản xuất, vừa đẩy mạnh luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Triệu Phúc - TTXVN
-
Khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại, quân dân Thủ đô luôn bảo vệ vững chắc trung tâm chính trị của cả nước, tổ chức chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại. Trong ảnh: Cán bộ, chiến sĩ tự vệ và công nhân Nhà máy Thiết bị bưu điện Hà Nội mít tinh, nêu cao quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, sẵn sàng tiêu diệt địch trong bất cứ tình huống nào. Ảnh: Trần Phác - TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng tự vệ các nhà máy, xí nghiệp sửa sang lại hầm hào để đảm bảo vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu với máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội. Ảnh: Trần Phác – TTXVN
-
Trong ảnh: Lực lượng tự vệ các nhà máy, xí nghiệp luyện tập cách tiêu diệt biệt kích, bộ binh theo phương pháp tác chiến mới để đảm bảo vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu trong thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội. Ảnh: Trần Phác – TTXVN
-
Trong ảnh: Nhân dân Thủ đô tìm đọc những số báo ở quầy báo Bờ Hồ đăng toàn văn Pháp lệnh của Nhà nước về trừng trị tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân (tháng 1/1970). Ảnh: Gia Lễ - TTXVN
-
Trong ảnh: Giáo viên trường Cấp II Hoàn Kiếm, Hà Nội trao đổi kinh nghiệm soạn bài giảng, nhằm không ngừng nâng cao trình độ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Ảnh: Văn Hiền - TTXVN
-
Trong ảnh: Học sinh Hà Nội tích cực tham gia Phong trào “Kế hoạch nhỏ”, thu nhặt sắt vụn, giấy vụn để góp phần làm ra của cải vật chất. Ảnh: Văn Hiền - TTXVN
-
Trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường có phong trào “nhận thêm việc, làm thêm giờ, thay cho người đi chiến đấu”, phát triển rất sôi nổi. Trong ảnh: Nhà máy Chế tạo điện cơ Hà Nội thường xuyên hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất các loại mô tơ, xe tải điện (1970). Ảnh: Quang Thành - TTXVN
-
Lớp lớp thanh niên Thủ đô hăng hái lên đường tiếp viện cho miền Nam. Trong ảnh: Tiễn đưa thanh niên các xã thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội lên đường tòng quân đánh Mỹ (tháng 8/1970). Ảnh: Triệu Phúc - TTXVN
-
Trong ảnh: Lễ kết nạp đảng viên ở Nhà máy Dệt 8-3 Hà Nội (3/1970). Ảnh: Trần Phác –TTXVN
-
Trong ảnh: Thanh niên Việt Nam và thanh niên Liên Xô đang công tác ở Việt Nam tham gia Ngày thứ Bảy cộng sản tại công trường lắp ghép nhà ở số 1 – Hà Nội (11/4/1970). Ảnh: Triệu Phúc - TTXVN
-
Trong ảnh: Công ty Bách hóa Bán lẻ Hà Nội tổ chức đóng gói hàng Tết đúng tiêu chuẩn định lượng và điều vận tốt hàng hóa đến bán tại các cửa hàng bách hóa và các quầy hàng tập thể ở cơ quan, xí nghiệp, phục vụ nhân dân trong dịp Tết Canh Tuất 1970. Ảnh: Trần Phác - TTXVN
-
Chỉ 4 ngày sau khi đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, ngày 9/8/1964, sinh viên Thủ đô đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng”, mở đầu cho phong trào hàng triệu thanh niên miền Bắc xung phong lên đường chiến đấu. Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ cứu nước tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11/7/1969. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tết Trung thu năm 1967, Cửa hàng Bách hóa số 5 đường Nam Bộ, Hà Nội tổ chức nhiều quầy hàng phân tán phục vụ thiếu nhi, đặc biệt chú ý các cháu nơi trại trẻ sơ tán (tháng 9/1967). Ảnh: Thế Trung – TTXVN
-
Trong ảnh: Cảnh bán vé xe khách ở Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Đinh Mùi năm 1967. Nhiều trẻ em được đưa về ăn tết tại Hà Nội sẽ theo các chuyến xe trở về vùng sơ tán tại nông thôn. Ảnh: TTXVN
-
Tháng 4/1962, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm khởi xướng phong trào “Ngày thứ Bảy đẩy mạnh đấu tranh thống nhất Tổ quốc”, được toàn thể người lao động Thủ đô nhiệt liệt hưởng ứng. Trong ảnh: Chiếc ô tô ray đầu tiên mang tên Độc lập do cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công (1965). Ảnh: Quang Thành - TTXVN
-
Trong ảnh: Sau giải phóng, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức các cơ quan, đoàn thể Hà Nội đã góp hàng chục vạn ngày công tham gia xây dựng sân vận động Hàng Đẫy và nhiều công trình công cộng khác (năm 1965). Ảnh: Vũ Đình Hồng - TTXVN
-
Trong ảnh: Nhân viên trạm thu mua Chợ Sa, huyện Đông Anh, Hà Nội thu mua lợn ở xã Dục Tú (tháng 3/1964). Ảnh: Xuân Vi –TTXVN
-
Trong ảnh: Cửa hàng bách hóa 12 Bờ Hồ, Hà Nội. Ảnh: Đinh Mẫn – TTXVN
-
Trong ảnh: Phố Hàng Bài với tàu điện chạy giữa đường (năm 1960). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Tổ lưu động bán thịt lợn của Công ty thực phẩm Hà Nội tại khu Lương Yên (tháng 1/1960). Ảnh: Lâm Hồng – TTXVN
-
Trong ảnh: Gian đồ chơi thiếu nhi trong Cửa hàng bách hóa tổng hợp Hà Nội tấp nập trong những ngày tết Trung thu (tháng 10/1960). Ảnh: Trần Sơn – TTXVN
-
Trong ảnh: Người dân Thủ đô dạo chơi trong Công viên Thống Nhất (1960). Ảnh: Minh Trường – TTXVN
-
Trong ảnh: Ngã tư Hàng Đào (1960). Ảnh: Minh Trường – TTXVN
-
Trong ảnh: Thiếu nhi Thủ đô vui chơi tại công viên Bách Thảo trong ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6/1956). Ảnh: Văn Phú - VNTTX
-
Trong ảnh: Một gia đình lao động Công giáo ngoại thành Hà Nội gói bánh chưng Tết Bính Thân 1956. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Phiên chợ Bưởi cuối năm 1956. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Bộ đội và phụ nữ Thủ đô vui tươi đi mua sắm hoa Tết Bính Thân, năm 1956. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Nông dân xã Trung Kính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội hân hoan đón giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất trong cuộc mit tinh mừng thắng lợi cải cách ruộng đất (22/1/1956). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Mit tinh mừng thắng lợi cải cách ruộng đất ở xã Trung Kính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội (22/1/1956). Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Chợ Đồng Xuân đông đúc người mua bán sau ngày giải phóng, năm 1954. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội những năm sau giải phóng. Ảnh: Văn Phúc – TTXVN
-
Trong ảnh: Cuộc thi bơi vượt sông Hồng toàn miền Bắc 1961, sáng 16/7/1961, tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Bắn pháo hoa mừng Quốc khánh 2/9/1960 tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: TTXVN
-
Trong ảnh: Ngày 8/3/1960, Nhà máy dệt 8-3 được khởi công xây dựng. Sau 5 năm, ngày 8/3/1965, nhà máy chính thức khánh thành với vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
-
Trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960), một số khu công nghiệp được xây dựng như Thượng Đình, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng. Trong ảnh: Năm 1960, khu Thượng Đình đã có 3 nhà máy: Cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long và Xà phòng Hà Nội. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát