-
Giai đoạn 1961–1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiều điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng đã trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua như: Ba sẵn sàng, Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất … Trong ảnh: Tháng 5/1964, phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động trong thanh niên Thủ đô, sau đó lan rộng khắp miền Bắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh: TTXVN
-
Giai đoạn 1954 - 1960, công tác tuyên giáo đóng vai trò trọng yếu trong việc khơi dậy ý chí, tri thức và sức mạnh trong quần chúng, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua như Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất… Trong ảnh: Công trình Đại thuỷ nông Bắc – Hưng - Hải được xây dựng từ cuối năm 1958, khánh thành năm 1959, là một trong những ngọn cờ thi đua trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc sau năm 1954. Ảnh: Hữu Ngôi – TTXVN
-
Trong suốt 21 năm (1954 – 1975), Đảng ta đã lãnh đạo công tác tuyên giáo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Ngụy quyền Sài Gòn tới Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, trưa 30/4/1975, kết thúc thắng lợi Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN
-
Công tác tuyên giáo đã thường xuyên góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc, dám đánh Mỹ, sáng tạo nhiều cách đánh Mỹ, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Chiến sĩ Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Vũ Tạo – TTXVN
-
Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng kịp thời chuyển hướng để bảo đảm yêu cầu lãnh đạo quân dân ta thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc: tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đảng viên, học tập kết hợp chặt chẽ với phê bình và tự phê bình, phát huy tính tiền phong, gương mẫu. Trong ảnh: Đảng bộ xã Giao An (Xuân Thủy, Nam Hà) đã coi trọng việc giáo dục tư tưởng cách mạng, nhất là truyền thống của đảng bộ địa phương cho thế hệ trẻ trong xã. Nhân dịp kỷ niệm Đảng ta 40 tuổi, đồng chí Thuần, Bí thư đảng bộ nói chuyện với học sinh cấp I xã Giao An về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, của Đảng bộ địa phương (tháng 2/1970). Ảnh: Hoàng Điền-TTXVN
-
Giai đoạn 1954 - 1960, công tác tuyên giáo tập trung quán triệt và giúp cấp ủy đảng triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch của Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường tổ chức học tập lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên; giáo dục giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho đảng viên; về hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội…Trong ảnh: Hơn 6000 cán bộ công đoàn và đoàn viên các cơ quan Trung ương nghe đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Trung ương Đảng nói chuyện về các nghị quyết của Đảng tối 19/10/1960, tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
-
Các phong trào văn hóa - văn nghệ phát triển mạnh; công tác xây dựng Đảng về tư tưởng kịp thời chuyển hướng để bảo đảm yêu cầu lãnh đạo quân dân ta thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc: tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đảng viên, học tập kết hợp chặt chẽ với phê bình và tự phê bình, phát huy tính tiền phong, gương mẫu. Trong ảnh: Đồng chí Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nói chuyện tại Hội nghị giáo dục miền núi toàn miền Bắc lần thứ 4, từ 10-15/12/1973, tại Bắc Thái. Ảnh: TTXVN
-
Giai đoạn 1965 - 1975, công tác xây dựng Đảng về tư tưởng kịp thời chuyển hướng để bảo đảm yêu cầu lãnh đạo quân dân ta thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc: tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đảng viên, học tập kết hợp chặt chẽ với phê bình và tự phê bình, phát huy tính tiền phong, gương mẫu. Trong ảnh: Tổ đảng thuộc Đảng bộ xã Giao An (Xuân Thủy, Nam Hà) cứ 6 ngày lao động lại có 1 ngày nghỉ để sinh hoạt, báo cáo công việc lãnh đạo trước quần chúng (tháng 2/1970). Ảnh: Hoàng Điền-TTXVN
-
Giai đoạn 1954 - 1960, công tác tuyên giáo đóng vai trò trọng yếu trong việc khơi dậy ý chí, tri thức và sức mạnh trong quần chúng, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua như Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất… Đây cũng là giai đoạn công tác tuyên giáo đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trên lĩnh vực khoa giáo, như: giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân…. Trong ảnh: Trong dịp đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (Tháng 6/1960), tổ bán sách báo lưu động của huyện Lập Thạch đã về các xã bán sách báo cho nhân dân để nâng cao sự hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng. Ảnh: Minh Trường-TTXVN
-
Công tác tuyên giáo đã kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, “Giúp bạn là tự giúp mình'', động viên quân và dân ta thực hiện liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương chống Mỹ. Trong ảnh: Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định trao tặng phẩm cho đại đội nữ pháo binh trong chuyến thăm hữu nghị vùng giải phóng Lào (25 - 29/4/1974). Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ở miền Nam, công tác tuyên giáo đã cổ vũ quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở khắp mọi nơi; khơi dậy lòng căm thù giặc, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, không quản ngại hy sinh, tạo nên nhiều phong trào thi đua giết giặc, lập công: “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, “Xuống đường đòi tự do, dân chủ”, “Hát cho đồng bào tôi nghe”… Trong ảnh: Trong năm 1973, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Gia Định đẩy mạnh biểu tình đấu tranh chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, thả tù chính trị…Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Công tác tuyên giáo đã thành công trong việc bồi dưỡng ý chí quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong ảnh: Quân giải phóng tiến công căn cứ lính thủy đánh bộ Mỹ ở Khe Sanh (Quảng Trị). Ảnh: TTXVN
-
Thành công của công tác tuyên giáo giai đoạn 1965 – 1975 là tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước hăng hái lao động, sản xuất, chiến đấu giết giặc lập công, đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Trong ảnh: Pháo binh Quân giải phóng trút bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu (năm 1972). Ảnh: Lương Nghĩa Dũng - TTXVN
-
Công tác tuyên giáo đã thường xuyên góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc, dám đánh Mỹ, sáng tạo nhiều cách đánh Mỹ, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Quân giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mâu - một trong những cứ điểm phòng thủ chủ chốt nhất của quân đội Sài Gòn ở Vùng Một chiến thuật. Việc chiếm được Đầu Mầu có giá trị rất lớn cho các trận đánh trong Chiến dịch Xuân - Hè 1972. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trong 10 năm (1965 – 1975), công tác tuyên giáo đã góp phần quan trọng trong việc động viên quân dân miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế sang thời chiến, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, trong đó có chiến thắng lịch sử “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Trong ảnh: Quân dân Hà Nội nổ súng quyết liệt đánh trả máy bay Mỹ trong trận 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ảnh: Ngọc Quán - TTXVN
-
Ở miền Bắc, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, như “Vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trong ảnh: Phụ nữ HTX Ngô Đồng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mở hội cấy mùa đúng thời vụ, đúng kỹ thuật, tăng năng suất lao động (năm 1970). Ảnh: Thái Khải - TTXVN
-
Giai đoạn 1961–1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiều điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng đã trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua như: Ba sẵn sàng, Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất … Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ cứu nước tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11/7/1969. Ảnh: TTXVN
-
Ở miền Bắc, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, động viên lớp lớp thanh niên hăng hái lên đường đánh giặc. Trong ảnh: Bộ đội miền Bắc, trong đó có hàng vạn người con Thủ đô lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Ở miền Nam, công tác tuyên giáo đã cổ vũ quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở khắp mọi nơi, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, không quản ngại hy sinh, tạo nên nhiều phong trào thi đua giết giặc, lập công. Trong ảnh: Quân giải phóng tấn công các địa điểm quan trọng của Mỹ tại Sài Gòn trong Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ở miền Nam, công tác tuyên giáo đã cổ vũ quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở khắp mọi nơi, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, không quản ngại hy sinh, tạo nên nhiều phong trào thi đua giết giặc, lập công. Trong ảnh: Quân giải phóng miền Đông Nam bộ hành quân trong Chiến dịch Đông Xuân năm 1964 – 1965. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Suốt 10 năm (1965 – 1975), công tác tuyên giáo đã góp phần quan trọng trong việc động viên quân dân miền Bắc chuyển hướng xây dựng kinh tế sang thời chiến, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ và tích cực chi viện cho miền Nam. Trong ảnh: Phi công Mỹ William Andrew Robinson bị bắt và được áp giải bởi nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai khi máy bay bị bắn rơi tại thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đêm 20/9/1965. Ảnh: Phan Thoan - TTXVN
-
Từ những năm 1960 đến 1975, khắp miền Bắc dấy lên các phong trào thi đua lao động, sản xuất với khí thế sôi nổi. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, khí thế hăng say lao động, sản xuất đã trở thành một cao trào lôi cuốn hàng triệu phụ nữ, nông dân, công nhân, bác sỹ trên toàn miền Bắc tham gia.. Trong ảnh: Tỉnh Thái Bình là một vựa lúa quan trọng của miền Bắc Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: TTXVN
-
Thành công của công tác tuyên giáo giai đoạn 1965 – 1975 là tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước hăng hái lao động, sản xuất, chiến đấu. Trong ảnh: Từ 1963 – 1966, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thí điểm “khoán hộ”, tiến tới thực hiện NQ 68 của Tỉnh ủy ngày 10/9/1966, đem lại năng suất lao động ngày càng cao trong nông nghiệp, là cơ sở để sau này Đảng ta ra Chỉ thị 100-CT/TW và Nghị quyết 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Ảnh: Phạm Tuệ - TTXVN
-
Ở miền Bắc những năm 1960, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, như “Vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, động viên lớp lớp thanh niên hăng hái lên đường đánh giặc với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Trong ảnh: Vượt mưa bom, bão đạn, những đoàn quân từ hậu phương lớn miền Bắc ngày đêm “xẻ dọc Trường Sơn” vào tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ. Ảnh: Minh Trường – TTXVN
-
Ở miền Nam, công tác tuyên giáo đã cổ vũ quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở khắp mọi nơi, trên cả ba vùng: vùng núi, đồng bằng và đô thị; khơi dậy lòng căm thù giặc, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, không quản ngại hy sinh, tạo nên nhiều phong trào thi đua giết giặc, lập công. Trong ảnh: Đồng bào Tây Nguyên giã gạo ủng hộ bộ đội giải phóng. Ảnh: Nhật Sơn - TTXVN
-
Bằng nhiều hoạt động phong phú, công tác tuyên giáo đã góp phần phát huy đến đỉnh cao chủ nghĩa yêu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Những tấm gương anh hùng, dũng sĩ, những “người tốt, việc tốt'', những cái hay, cái đẹp nảy sinh trong sản xuất, chiến đấu và công tác được nêu cao. Trong ảnh: Anh hùng La Thị Tám ngày đêm bám trọng điểm Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đếm bom thù, cùng đồng đội phá bom, sửa đường, đảm bảo thông xe ra tiền tuyến đánh Mỹ. Ảnh: Văn Bảo – TTXVN
-
Công tác tư tưởng luôn chú trọng việc quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh trong tình hình mới; nâng cao quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Từ năm 1959, hàng vạn thanh niên xung phong, dân quân hoả tuyến và lực lượng bộ đội đã tham gia xây dựng tuyến đường Trường Sơn, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Ảnh: TTXVN
-
Giai đoạn 1961 – 1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiều điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng đã trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua như: Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất … Trong ảnh: Các chiến sỹ đại đội 3 (Sư đoàn 304 - Đoàn Vinh Quang) – nơi khởi phát phong trào thi đua “Cờ Ba Nhất” ôn tập bài mục trên sa bàn thao trường. Ảnh: Đinh Quang Thành-TTXVN
-
Thành công của công tác tuyên giáo giai đoạn 1965 – 1975 là tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước hăng hái lao động, sản xuất, chiến đấu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn đại biểu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam trong vườn xoài ở Phủ Chủ tịch (15/11/1965). Ảnh: TTXVN
-
Ở miền Bắc, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, như “Vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trong ảnh: Đăng ký tham gia Phong trào Ba đảm nhiệm (sau chuyển thành phong trào “Phụ nữ ba đảm đang”) tại Trường cấp III Yên Hòa, Hà Nội. Ảnh: Thanh Tụng – TTXVN
-
Giai đoạn 1961 – 1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong ảnh: Đặt ray tại ga Vinh, tuyến đường sắt từ Hà Nội vào Nghệ An, ngày 25/4/1964. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Ở miền Nam những năm 1960, công tác tư tưởng luôn chú trọng việc quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh trong tình hình mới; phát động phong trào thi đua “Dũng sĩ diệt Mỹ”, nâng cao quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Chiến thắng Bình Giã là trận đánh có ý nghĩa đánh dấu bước trưởng thành của bộ đội chủ lực ta và báo hiệu thất bại của các biện pháp chiến thuật "Trực thăng vận" và "Thiết xa vận" của Mỹ ngụy trong "Chiến tranh đặc biệt". Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ở miền Nam giai đoạn 1960 - 1964, công tác tư tưởng luôn chú trọng việc quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh trong tình hình mới; coi trọng việc phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn; phát động phong trào thi đua “Dũng sĩ diệt Mỹ”, nâng cao quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Công nhân Sài Gòn tổng đình công đòi chính phủ tay sai Nguyễn Khánh phải công bố cho tự do hội họp, giải quyết các yêu sách của công nhân và trả tự do cho cán bộ nghiệp đoàn, ngày 21/9/1964. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Bằng nhiều hoạt động phong phú, công tác tuyên giáo đã góp phần phát huy đến đỉnh cao chủ nghĩa yêu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Những tấm gương anh hùng, dũng sĩ, những “người tốt, việc tốt'', những cái hay, cái đẹp nảy sinh trong sản xuất, chiến đấu và công tác được nêu cao. Trong ảnh: Tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh Nguyễn Văn Trỗi tại pháp trường, ngày 15/10/1964 đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, được nhân dân thế giới biết đến. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Giai đoạn 1961–1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiều điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng đã trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua như: Ba sẵn sàng, Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất … Trong ảnh: Hưởng ứng phong trào Thanh niên “Ba sẵn sàng”, thanh niên Hà Tây nô nức lên đường chiến đấu (tháng 8/1964), sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Kim Hùng - TTXVN
-
Ở miền Nam, công tác tuyên giáo đã cổ vũ quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở khắp mọi nơi, khơi dậy lòng căm thù giặc, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, không quản ngại hy sinh, tạo nên nhiều phong trào thi đua giết giặc, lập công. Trong ảnh: Quần chúng nhân dân và Phật tử biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm, năm 1963. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Giai đoạn 1961 – 1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong ảnh: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nam Định thực hiện tốt phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” (tháng 6/1963). Ảnh: Quang Thành – TTXVN
-
Giai đoạn 1961 – 1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiều điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng đã trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua như: Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất … Trong ảnh: Công nhân Nhà máy Cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), lá cờ đầu của ngành công nghiệp, nơi khởi phát phong trào Sóng Duyên Hải, gấp rút hoàn thành kế hoạch sản xuất máy bơm nước bổ sung để cung cấp cho các hợp tác xã kịp làm vụ Đông Xuân 1961-1962. Ảnh: Vũ Tín - TTXVN
-
Giai đoạn 1961 – 1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiều điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng đã trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua như: Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất …Đây cũng là giai đoạn công tác tuyên giáo đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trên lĩnh vực khoa giáo. Trong ảnh: Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam) - lá cờ đầu của ngành Giáo dục trong thực hiện phương châm “Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Phong trào thi đua “Tiếng trống Bắc Lý” khởi phát tại đây đã nhanh chóng trở thành một trong các phong trào thi đua tiêu biểu của ngành giáo dục giai đoạn bấy giờ. Ảnh: TTXVN
-
Trong những năm 1960 - 1964, công tác tư tưởng chú trọng việc quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh trong tình hình mới; coi trọng việc phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời tích cực tham mưu, đề xuất Đảng, Nhà nước phát động phong trào thi đua “Dũng sĩ diệt Mỹ”, nâng cao quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Trong phong trào Đồng Khởi Bến tre, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng “Đội quân tóc dài” vừa đánh địch chống càn, vừa huy động lực lượng quần chúng đấu tranh binh vận, đấu tranh chính trị với phương châm “Ba mũi giáp công”, lập nhiều chiến công vang dội. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Giai đoạn 1961 – 1965, công tác tuyên giáo tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhiều điển hình xuất sắc xuất hiện trong phong trào quần chúng đã trở thành ngọn cờ cổ vũ phong trào thi đua như: Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất … Trong ảnh: Nông dân HTX Đại Phong (Quảng Bình) – nơi khởi nguồn phong trào Gió Đại Phong thực hiện luống cày đầu tiên bằng chiếc máy cày của Bác Hồ tặng (tháng 6/1961). Ảnh: Văn Thượng - TTXVN
-
Trong những năm 1960 - 1964, công tác tư tưởng chú trọng việc quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, phương châm đấu tranh trong tình hình mới; coi trọng việc phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn; phát động phong trào thi đua “Dũng sĩ diệt Mỹ”, nâng cao quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn-Chợ Lớn biểu tình, phản đối Mỹ - Diệm vi phạm Hiệp định Geneva, đàn áp, khủng bố đồng bào miền Nam, phá hoại hiệp thương, tổng tuyển cử. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Giai đoạn 1954 - 1960, công tác tuyên giáo đóng vai trò trọng yếu trong việc khơi dậy ý chí, tri thức và sức mạnh trong quần chúng, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua như Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất… Trong ảnh: Nông dân xã Hoàng Ngô, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây chuyển thóc tới kho của nhà nước (12/1960). Ảnh: Văn Bảo – TTXVN
-
Giai đoạn 1954 - 1960, công tác tuyên giáo đóng vai trò trọng yếu trong việc khơi dậy ý chí, tri thức và sức mạnh trong quần chúng, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua như Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất… Trong ảnh: Nông dân Thái Bình vận chuyển thóc đến đóng thuế cho nhà nước tại tổng kho thị xã Hòa Bình (12/1960). Ảnh: Văn Thái – TTXVN
-
Giai đoạn 1954 - 1960, công tác tuyên giáo đóng vai trò trọng yếu trong việc khơi dậy ý chí, tri thức và sức mạnh trong quần chúng, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua như Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Tiếng trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất… Trong ảnh: Xã viên HTX Thái Hòa, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông bán thóc thừa cho nhà nước trong vụ mùa 1960. Ảnh: Tôn Mẫn – TTXVN
-
Giai đoạn 1954 – 1960, công tác tuyên giáo đã động viên phong trào quần chúng ủng hộ, cổ vũ cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, phản đối Mỹ - Diệm vi phạm Hiệp định Geneva, đàn áp khủng bố đồng bào miền Nam, phá hoại hiệp thương, tổng tuyển cử, động viên phong trào đấu tranh chính trị, tiến tới Đồng khởi ở miền Nam. Trong ảnh: "Đội quân tóc dài" Bến Tre biểu tình chống Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm trong phong trào Đồng Khởi (1960). Ảnh: Tư liệu TTXVN