80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023): Khai sáng, mở đường cho văn hóa Việt Nam phát triển

  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, việc bảo vệ độc lập về văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bản sắc dân tộc sẽ tạo nên cốt cách, tinh hoa,
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, việc bảo vệ độc lập về văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bản sắc dân tộc sẽ tạo nên cốt cách, tinh hoa, "quốc hồn, quốc túy" cho văn hóa Việt Nam, bảo đảm sự trường tồn của dân tộc. Ảnh: TTXVN
  • Từ một đất nước có hơn 90% dân số mù chữ, chữ viết kém phát triển, chúng ta đã xây dựng được một nền văn hóa mới, tiến bộ với những thành tựu chưa từng có trong lịch sử. Trong ảnh: Đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc giành 3 HCV và 3 HCB tại Kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2019 được tổ chức tại Qatar. Ảnh: TTXVN
    Từ một đất nước có hơn 90% dân số mù chữ, chữ viết kém phát triển, chúng ta đã xây dựng được một nền văn hóa mới, tiến bộ với những thành tựu chưa từng có trong lịch sử. Trong ảnh: Đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc giành 3 HCV và 3 HCB tại Kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2019 được tổ chức tại Qatar. Ảnh: TTXVN
  • Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 cùng sức mạnh văn hóa tinh thần được tạo ra trong cuộc vận động văn hóa từ tháng 2/1943 đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 cùng sức mạnh văn hóa tinh thần được tạo ra trong cuộc vận động văn hóa từ tháng 2/1943 đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Mở cửa để đón nhận nền văn minh của nhân loại, trân trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc, đưa niềm tự hào của văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đem lại hiệu quả to lớn trong việc thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực và thế giới. Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn của đoàn chủ nhà Việt Nam tại Lễ hội Carnaval Hạ Long 2015. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Mở cửa để đón nhận nền văn minh của nhân loại, trân trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc, đưa niềm tự hào của văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đem lại hiệu quả to lớn trong việc thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực và thế giới. Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn của đoàn chủ nhà Việt Nam tại Lễ hội Carnaval Hạ Long 2015. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Trong bối cảnh hiện nay, tính chất khoa học của nền văn hóa vẫn rất cần được vun đắp, coi trọng, nhằm tiếp tục sàng lọc, loại bỏ những biểu hiện lỗi thời, trì trệ, phản tiến bộ, những biểu hiện mê tín dị đoan, hủ tục đang có cơ trỗi dậy, xuất hiện những điều mê tín dị đoan mới, các tà giáo,
    Trong bối cảnh hiện nay, tính chất khoa học của nền văn hóa vẫn rất cần được vun đắp, coi trọng, nhằm tiếp tục sàng lọc, loại bỏ những biểu hiện lỗi thời, trì trệ, phản tiến bộ, những biểu hiện mê tín dị đoan, hủ tục đang có cơ trỗi dậy, xuất hiện những điều mê tín dị đoan mới, các tà giáo, "đạo lạ", học thuyết phản động... Vì vậy, chúng ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh, chỉnh đốn, phản bác. Trong ảnh: Hình ảnh phản cảm đốt vàng mã, quỳ lạy khấn vái của nhiều phụ huynh, học sinh bên ngoài Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) với hy vọng tìm "bình an, may mắn" trước kỳ thi. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
  • Ðề cương về Văn hóa Việt Nam đã trở thành
    Ðề cương về Văn hóa Việt Nam đã trở thành "kim chỉ nam" đưa đường dẫn lối cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong nhiều giai đoạn cách mạng. Ảnh: TTXVN
  • Xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế;  Giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước để học hỏi, tiếp nhận làm giàu văn hóa dân tộc trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn của thiếu nhi ASEAN trong đêm khai mạc Liên hoan thiếu nhi ASEAN + 2017 với chủ đề
    Xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế; Giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước để học hỏi, tiếp nhận làm giàu văn hóa dân tộc trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn của thiếu nhi ASEAN trong đêm khai mạc Liên hoan thiếu nhi ASEAN + 2017 với chủ đề "Hành trình khám phá". Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Tính dân tộc của văn hóa trở thành nền tảng để gây dựng những phẩm chất cá nhân như: lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tự cường, ý thức cộng đồng, tình thương yêu đồng bào, ý thức công dân, tinh thần đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Trong ảnh: Đội tuyển nữ Việt Nam vui mừng với chiến thắng, bảo vệ thành công HCV SEA Games tại SEA Games 31 (5/2022). Ảnh: Hoàng Linh-TTXVN
    Tính dân tộc của văn hóa trở thành nền tảng để gây dựng những phẩm chất cá nhân như: lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tự cường, ý thức cộng đồng, tình thương yêu đồng bào, ý thức công dân, tinh thần đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Trong ảnh: Đội tuyển nữ Việt Nam vui mừng với chiến thắng, bảo vệ thành công HCV SEA Games tại SEA Games 31 (5/2022). Ảnh: Hoàng Linh-TTXVN
  • Nghệ thuật hát bài chòi – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được tổ chức hằng đêm ở Hội An để phục vụ du khách mùa cao điểm. Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
    Nghệ thuật hát bài chòi – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được tổ chức hằng đêm ở Hội An để phục vụ du khách mùa cao điểm. Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
  • Từ tinh thần dân chủ trong văn hóa sẽ hình thành ý thức làm chủ, thái độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vượt thoát mọi lối mòn, nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của tập thể... Trong ảnh: Những sinh viên tiêu biểu tham dự Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXIV – năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Từ tinh thần dân chủ trong văn hóa sẽ hình thành ý thức làm chủ, thái độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vượt thoát mọi lối mòn, nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của tập thể... Trong ảnh: Những sinh viên tiêu biểu tham dự Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXIV – năm 2022. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo vệ độc lập về văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh, nội lực, sức đề kháng để giúp văn hóa Việt Nam đứng vững trong cơn lốc toàn cầu hóa,
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo vệ độc lập về văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh, nội lực, sức đề kháng để giúp văn hóa Việt Nam đứng vững trong cơn lốc toàn cầu hóa, "hòa nhập mà không hòa tan". Bản sắc dân tộc tạo nên đối trọng chống lại sự "xâm lăng văn hóa" trong hội nhập quốc tế hiện nay. Trong ảnh: Vẻ đẹp của áo dài là vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, được lưu giữ, trao truyền qua lớp lớp các thế hệ và cần được trân trọng, phát huy trong hôm nay và mai sau. Ảnh: TTXVN
  • Tính chất khoa học của nền văn hóa đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đấu tranh chống lại những biểu hiện lạc hậu, cổ hủ, phản khoa học, cản trở sự phát triển. Trong ảnh: Công an huyện Bù Đốp (Bình Phước) kiểm tra hành chính, bắt quả tang đối tượng xây dựng trái phép tụ điểm thờ cúng các vị phật, mẫu, thần thánh rồi lôi kéo người dân cuồng tín đến chữa bệnh bằng hành vi lên đồng và uống nước suối (8/2019). Ảnh: Đậu Tất Thành - TTXVN
    Tính chất khoa học của nền văn hóa đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đấu tranh chống lại những biểu hiện lạc hậu, cổ hủ, phản khoa học, cản trở sự phát triển. Trong ảnh: Công an huyện Bù Đốp (Bình Phước) kiểm tra hành chính, bắt quả tang đối tượng xây dựng trái phép tụ điểm thờ cúng các vị phật, mẫu, thần thánh rồi lôi kéo người dân cuồng tín đến chữa bệnh bằng hành vi lên đồng và uống nước suối (8/2019). Ảnh: Đậu Tất Thành - TTXVN
  • Văn học, nghệ thuật không còn là đặc quyền đặc lợi của một thiểu số, mà phải trở thành tài sản chung của mọi tầng lớp nhân dân. Trong ảnh: Dàn nhạc Giao hưởng London (LSO) biểu diễn trong Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert 2019. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
    Văn học, nghệ thuật không còn là đặc quyền đặc lợi của một thiểu số, mà phải trở thành tài sản chung của mọi tầng lớp nhân dân. Trong ảnh: Dàn nhạc Giao hưởng London (LSO) biểu diễn trong Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert 2019. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
  • Xây dựng, phát triển văn hóa trong toàn lực lượng. Điều đó đã được khắc họa một cách biện chứng nhất, đầy đủ nhất, sâu sắc nhất trong 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Văn hóa Công an nhân dân là văn hóa ứng xử “vì nhân dân dân phục vụ”. Trong ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế  hỗ trợ di dân đến nơi an toàn và cứu trợ khẩn cấp cho bà con vùng lũ. Ảnh: TTXVN phát
    Xây dựng, phát triển văn hóa trong toàn lực lượng. Điều đó đã được khắc họa một cách biện chứng nhất, đầy đủ nhất, sâu sắc nhất trong 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Văn hóa Công an nhân dân là văn hóa ứng xử “vì nhân dân dân phục vụ”. Trong ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế hỗ trợ di dân đến nơi an toàn và cứu trợ khẩn cấp cho bà con vùng lũ. Ảnh: TTXVN phát
  • Hát Xoan từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn của người dân đất Tổ; góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống mang giá trị hồn cốt của dân tộc. Cũng như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan cũng mang giá trị lòng yêu nước, cố kết cộng đồng dân tộc và giá trị tâm linh sâu sắc. Ngày 8/12/2017, hát Xoan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: TTXVN
    Hát Xoan từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn của người dân đất Tổ; góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống mang giá trị hồn cốt của dân tộc. Cũng như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan cũng mang giá trị lòng yêu nước, cố kết cộng đồng dân tộc và giá trị tâm linh sâu sắc. Ngày 8/12/2017, hát Xoan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: TTXVN
  • Tinh thần khoa học giúp con người không ngừng nỗ lực phấn đấu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị kiến thức, kỹ năng, phát triển bản thân theo hướng tiến bộ, đạt những đỉnh cao mới trong khoa học, kỹ thuật... Trong ảnh: Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế triển khai thành công kỹ thuật tán sỏi đường mật trong gan bằng laser qua hệ thống nội soi đường mật qua miệng (Spyglass). Ảnh: TTXVN phát
    Tinh thần khoa học giúp con người không ngừng nỗ lực phấn đấu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị kiến thức, kỹ năng, phát triển bản thân theo hướng tiến bộ, đạt những đỉnh cao mới trong khoa học, kỹ thuật... Trong ảnh: Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế triển khai thành công kỹ thuật tán sỏi đường mật trong gan bằng laser qua hệ thống nội soi đường mật qua miệng (Spyglass). Ảnh: TTXVN phát
  • Với mục đích tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt, ngày 28/6 hằng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. Ảnh: TTXVN
    Với mục đích tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt, ngày 28/6 hằng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. Ảnh: TTXVN
  • Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam, có vùng ảnh hưởng lớn với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: TTXVN
    Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam, có vùng ảnh hưởng lớn với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: TTXVN
  • Văn hóa ứng xử của lực lượng Công an nhân dân được xây dựng trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam; quan điểm của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản; tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách, đạo đức người Công an cách mạng: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì nhân dân phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”. Trong ảnh: Lực lượng công an huyện Lệ Thủy lội nước, đưa hàng cứu trợ đến những gia đình bị cô lập trong nước lũ. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
    Văn hóa ứng xử của lực lượng Công an nhân dân được xây dựng trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam; quan điểm của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản; tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách, đạo đức người Công an cách mạng: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì nhân dân phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”. Trong ảnh: Lực lượng công an huyện Lệ Thủy lội nước, đưa hàng cứu trợ đến những gia đình bị cô lập trong nước lũ. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
  • Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình tham gia Ngày hội “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết”. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
    Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình tham gia Ngày hội “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết”. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
  • Kế thừa và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở nên rất đỗi thân thương, gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, là nét đẹp văn hóa truyền thống, là bản chất của quân đội cách mạng, được nhân dân sinh ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Trong  ảnh: Đại diện Bộ đội BP tỉnh Lai Châu tặng gạo và thịt cho bà con người La Hủ, bản Là Si, xã Thu Lũm trong ngày về nhà mới. Ảnh: Xuân Trường - TTXVN
    Kế thừa và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở nên rất đỗi thân thương, gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, là nét đẹp văn hóa truyền thống, là bản chất của quân đội cách mạng, được nhân dân sinh ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Trong ảnh: Đại diện Bộ đội BP tỉnh Lai Châu tặng gạo và thịt cho bà con người La Hủ, bản Là Si, xã Thu Lũm trong ngày về nhà mới. Ảnh: Xuân Trường - TTXVN
  • Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Ảnh: Đức Tưởng - TTXVN
    Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Ảnh: Đức Tưởng - TTXVN
  • Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, dành sự quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực văn hoá phát triển, nhất là đời sống văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức thụ hưởng văn hoá giữa các vùng miền; đảm bảo quyền tiếp cận các loại hình và dịch vụ văn hoá ngày càng đa dạng của nhân dân. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
    Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, dành sự quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực văn hoá phát triển, nhất là đời sống văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức thụ hưởng văn hoá giữa các vùng miền; đảm bảo quyền tiếp cận các loại hình và dịch vụ văn hoá ngày càng đa dạng của nhân dân. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
  • Hằng năm, chương trình Vui Tết Trung thu nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc, mang tới cho thiếu nhi một mùa Trung thu ý nghĩa, với những hoạt động bổ ích lý thú. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Hằng năm, chương trình Vui Tết Trung thu nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc, mang tới cho thiếu nhi một mùa Trung thu ý nghĩa, với những hoạt động bổ ích lý thú. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Chợ nổi là trung tâm giao thương và trao đổi hàng hóa sầm uất nhất ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài vai trò là nơi mua bán nông sản và giao lưu văn hóa của bà con các tỉnh thành miền Tây. Chợ nổi Cái Răng còn là di sản văn hóa phi vật thể với nhiều giá trị đặc sắc của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
    Chợ nổi là trung tâm giao thương và trao đổi hàng hóa sầm uất nhất ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài vai trò là nơi mua bán nông sản và giao lưu văn hóa của bà con các tỉnh thành miền Tây. Chợ nổi Cái Răng còn là di sản văn hóa phi vật thể với nhiều giá trị đặc sắc của Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
  • Trải qua nhiều đời, đồng bào dân tộc Pà Thẻn đã hình thành và lưu giữ được một nền văn hóa đa dạng và phong phú trong đó đáng nói đến là nghề dệt thổ cẩm. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào người dân tộc Pà Thẻn. Trong ảnh: Lớp dệt thổ cẩm được duy trì thường xuyên như một sản phẩm văn hoá du lịch của cộng đồng người Pà Thẻn ở Lâm Bình, Tuyên Quang. Ảnh: Nam Sương - TTXVN
    Trải qua nhiều đời, đồng bào dân tộc Pà Thẻn đã hình thành và lưu giữ được một nền văn hóa đa dạng và phong phú trong đó đáng nói đến là nghề dệt thổ cẩm. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào người dân tộc Pà Thẻn. Trong ảnh: Lớp dệt thổ cẩm được duy trì thường xuyên như một sản phẩm văn hoá du lịch của cộng đồng người Pà Thẻn ở Lâm Bình, Tuyên Quang. Ảnh: Nam Sương - TTXVN
  • "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 12/12/2019 cho thấy những giá trị to lớn của di sản này, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 23/11 hằng năm được chọn là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”, nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; trở thành ngày hội lớn, thắp sáng ngọn lửa di sản văn hóa dân tộc trong trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN
    Ngày 23/11 hằng năm được chọn là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”, nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; trở thành ngày hội lớn, thắp sáng ngọn lửa di sản văn hóa dân tộc trong trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Việc lấy ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với thế giới trong lĩnh vực văn hóa, xuất bản. Ảnh: TTXVN
    Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Việc lấy ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với thế giới trong lĩnh vực văn hóa, xuất bản. Ảnh: TTXVN
  • Nghệ thuật sân khấu chèo đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam, phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Trước tác động của nền văn hóa hội nhập, nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật chèo truyền thống rất cần được tiếp tục trao truyền, gìn giữ. Ảnh: TTXVN
    Nghệ thuật sân khấu chèo đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam, phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Trước tác động của nền văn hóa hội nhập, nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật chèo truyền thống rất cần được tiếp tục trao truyền, gìn giữ. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Với tính chất là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, việc trao truyền thông qua hình thức truyền dạy ca trù được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu. Ảnh: TTXVN
    Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Với tính chất là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, việc trao truyền thông qua hình thức truyền dạy ca trù được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 15/12/2021, UNESCO chính thức ghi danh Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam trong các lễ hội cộng đồng, nghi lễ tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa. Ảnh: TTXVN
    Ngày 15/12/2021, UNESCO chính thức ghi danh Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam trong các lễ hội cộng đồng, nghi lễ tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa. Ảnh: TTXVN
  • Hội voi Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) là hoạt động văn hóa truyền thống của cư dân bản địa với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đàn voi nhà, đồng thời phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, tạo sức lan tỏa để bảo tồn các giá trị văn hóa và quảng bá du lịch. Ảnh: TTXVN
    Hội voi Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) là hoạt động văn hóa truyền thống của cư dân bản địa với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đàn voi nhà, đồng thời phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, tạo sức lan tỏa để bảo tồn các giá trị văn hóa và quảng bá du lịch. Ảnh: TTXVN
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN
    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 6/12/2012, UNESCO chính thức công nhận
    Ngày 6/12/2012, UNESCO chính thức công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hằng năm, việc tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được đặc biệt chú trọng, nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
  • Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống có từ xa xưa ở xứ Kinh Bắc, cùng với dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Trong ảnh: Canh hátQuan họ trên ao đình tại Hội liem thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống có từ xa xưa ở xứ Kinh Bắc, cùng với dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Trong ảnh: Canh hátQuan họ trên ao đình tại Hội liem thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc với mong muốn một năm mới vạn sự như ý. Ảnh: TTXVN
    Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc với mong muốn một năm mới vạn sự như ý. Ảnh: TTXVN
  • Bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội. Trong ảnh: Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Sỹ Huynh - TTXVN
    Bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội. Trong ảnh: Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Sỹ Huynh - TTXVN
  • Nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông có 2 tác phẩm nổi tiếng là Diệt phát-xit và Người Hà Nội vào hàng hay nhất và lớn nhất của âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, có ảnh hưởng lớn đến công chúng. Những tác phẩm văn xuôi của ông đã phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Hàng chục vở kịch của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trên sân khấu kịch Việt Nam. Ảnh: Ngô Lịch - TTXVN
    Nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông có 2 tác phẩm nổi tiếng là Diệt phát-xit và Người Hà Nội vào hàng hay nhất và lớn nhất của âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, có ảnh hưởng lớn đến công chúng. Những tác phẩm văn xuôi của ông đã phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Hàng chục vở kịch của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trên sân khấu kịch Việt Nam. Ảnh: Ngô Lịch - TTXVN
  • Nhạc sĩ Văn Cao được coi là
    Nhạc sĩ Văn Cao được coi là "Cây cổ thụ" của nền nghệ thuật Việt Nam. Những bài hát của ông đã đi cùng những năm tháng quan trọng nhất của đất nước khi trải dài từ thời kỳ đầu của nền tân nhạc cho đến những bản tình ca ra đời trong khói lửa chiến tranh và cả những năm tháng hoà bình. Tiêu biểu là ca khúc “Tiến quân ca” mà ngay khi ra đời đã được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh, sau Cách mạng Tháng Tám được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khi đất nước thống nhất (1975), ca khúc ‘”Tiến quân ca” tiếp tục được chọn làm Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh: TTXVN
  • Nhạc sĩ Phong Nhã được coi là một nhạc sĩ của tuổi thơ vì đã sáng tác những bài hát cho phong trào ca hát của trẻ em ngay từ ngày đầu Cách mạng tháng Tám. Những bài hát đó để lại ấn tượng sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong hơn nửa thế kỉ qua. Một số bài đã trở thành những bài ca truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Ảnh: Ngô Lịch - TTXVN
    Nhạc sĩ Phong Nhã được coi là một nhạc sĩ của tuổi thơ vì đã sáng tác những bài hát cho phong trào ca hát của trẻ em ngay từ ngày đầu Cách mạng tháng Tám. Những bài hát đó để lại ấn tượng sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong hơn nửa thế kỉ qua. Một số bài đã trở thành những bài ca truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Ảnh: Ngô Lịch - TTXVN
  • Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có biệt danh “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”, một trong 10 nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp âm nhạc dân tộc, đoạt Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh. Ảnh: Ngô Lịch-TTXVN
    Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có biệt danh “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”, một trong 10 nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp âm nhạc dân tộc, đoạt Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh. Ảnh: Ngô Lịch-TTXVN
  • Nhạc sỹ Phạm Tuyên (sinh năm 1930) đã sáng tác nhiều bài hát cách mạng nổi tiếng, trong đó bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” nổi tiếng không chỉ tại Việt Nam mà ở rất nhiều nước trên thế giới, được coi như bài hát biểu tượng cho một Việt Nam chiến thắng trong thời đại Hồ Chí Minh. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Ảnh: TTXVN
    Nhạc sỹ Phạm Tuyên (sinh năm 1930) đã sáng tác nhiều bài hát cách mạng nổi tiếng, trong đó bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” nổi tiếng không chỉ tại Việt Nam mà ở rất nhiều nước trên thế giới, được coi như bài hát biểu tượng cho một Việt Nam chiến thắng trong thời đại Hồ Chí Minh. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Ảnh: TTXVN
  • In sách báo tại Sở tuyên truyền Liên khu I trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    In sách báo tại Sở tuyên truyền Liên khu I trong kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Tranh vẽ và ca dao dùng trong tuyên truyền và cổ động rất được nhân dân yêu thích trong những năm kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Tranh vẽ và ca dao dùng trong tuyên truyền và cổ động rất được nhân dân yêu thích trong những năm kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Triển lãm ảnh tại Thất Khê sau Chiến dịch biên giới 1950. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Triển lãm ảnh tại Thất Khê sau Chiến dịch biên giới 1950. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Người dân xem sách trong một Hiệu sách nhân dân, thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Người dân xem sách trong một Hiệu sách nhân dân, thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Người dân xem bảng tin chiến thắng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Người dân xem bảng tin chiến thắng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Một cảnh trong vở nhạc kịch Cô Sao, vở nhạc kịch sử thi cách mạng đầu tiên của Việt Nam do Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác. Tác phẩm thể hiện sự biết ơn của đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Đảng và Bác Hồ. Ảnh: TTXVN
    Một cảnh trong vở nhạc kịch Cô Sao, vở nhạc kịch sử thi cách mạng đầu tiên của Việt Nam do Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác. Tác phẩm thể hiện sự biết ơn của đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Đảng và Bác Hồ. Ảnh: TTXVN
  • Đua ghe ngo là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, là dịp để cộng đồng các dân tộc giao lưu, củng cố, tăng cường mối đoàn kết, gắn bó, cùng phát triển. Ảnh: Duy Khương – TTXVN
    Đua ghe ngo là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, là dịp để cộng đồng các dân tộc giao lưu, củng cố, tăng cường mối đoàn kết, gắn bó, cùng phát triển. Ảnh: Duy Khương – TTXVN
  • Với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại...Trong ảnh: Nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Thái được bảo tồn, phát huy. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
    Với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại...Trong ảnh: Nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Thái được bảo tồn, phát huy. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
  • "Kế hoạch nhỏ” là phong trào có bề dày truyền thống của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục thiếu nhi ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái, được các thế hệ thiếu nhi và xã hội đánh giá, ghi nhận...Trong ảnh: Học sinh trường Tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) tích cực tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ” năm 2013. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Nét đẹp văn hoá của con người Việt Nam thể hiện rõ nét ở tinh thần “Tương thân, tương ái”, là những hành động, nghĩa cử cao đẹp “Nhường cơm sẻ áo”, cùng giúp đỡ, chia sẻ trong khó khăn, hoạn nạn. Trong ảnh: Người dân đội nắng nườm nượp đến mua ủng hộ nông sản Hải Dương tại 38 Giải Phóng (Hà Nội). Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
    Nét đẹp văn hoá của con người Việt Nam thể hiện rõ nét ở tinh thần “Tương thân, tương ái”, là những hành động, nghĩa cử cao đẹp “Nhường cơm sẻ áo”, cùng giúp đỡ, chia sẻ trong khó khăn, hoạn nạn. Trong ảnh: Người dân đội nắng nườm nượp đến mua ủng hộ nông sản Hải Dương tại 38 Giải Phóng (Hà Nội). Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
  • Ngày thơ Việt Nam trở thành một lễ hội, một nét văn hóa độc đáo thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, góp phần quảng bá các giá trị thơ ca của dân tộc, nuôi dưỡng tình yêu văn chương, hướng con người đến với những chân - thiện - mỹ để tự hoàn thiện tâm hồn, nhân cách, từ đó sống đẹp và sống tốt hơn. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Ngày thơ Việt Nam trở thành một lễ hội, một nét văn hóa độc đáo thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, góp phần quảng bá các giá trị thơ ca của dân tộc, nuôi dưỡng tình yêu văn chương, hướng con người đến với những chân - thiện - mỹ để tự hoàn thiện tâm hồn, nhân cách, từ đó sống đẹp và sống tốt hơn. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc, coi đó là tài sản quý báu của toàn xã hội và là điều kiện quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa chung của quốc gia - dân tộc. Trong ảnh: Múa khèn - nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc, coi đó là tài sản quý báu của toàn xã hội và là điều kiện quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa chung của quốc gia - dân tộc. Trong ảnh: Múa khèn - nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • 54 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
    54 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
  • Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa, vừa là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời là sản phẩm của văn hóa, được
    Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa, vừa là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời là sản phẩm của văn hóa, được "nhào nặn" bởi văn hóa. Trong ảnh: Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn tỉnh Bình Thuận không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của đồng bào Chăm mà còn là dịp để thu hút du khách tham quan, tìm hiểu nét đặc trưng của cộng đồng người Chăm. Ảnh: TTXVN
  • Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; ...Trong ảnh: Tổ chức các cây ATM gạo miễn phí giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 ở Đông Hà, Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
    Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; ...Trong ảnh: Tổ chức các cây ATM gạo miễn phí giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 ở Đông Hà, Quảng Trị. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
  • Di sản văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Trong ảnh: Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, ngày 16/11/2010. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
    Di sản văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Trong ảnh: Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, ngày 16/11/2010. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
  • Tính chất nhân văn của nền văn hóa giúp củng cố trong mỗi con người lòng nhân ái, bao dung, nghĩa tình, tình yêu thương con người, đề cao nhân phẩm, bảo vệ con người, tiến tới một xã hội tràn đầy tình yêu thương và sự đồng cảm, củng cố đạo đức xã hội. Trong ảnh: Phong trào hiến máu được tổ chức liên tục và rộng khắp, góp phần quan trọng vào việc điều trị, cứu chữa người bệnh. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
    Tính chất nhân văn của nền văn hóa giúp củng cố trong mỗi con người lòng nhân ái, bao dung, nghĩa tình, tình yêu thương con người, đề cao nhân phẩm, bảo vệ con người, tiến tới một xã hội tràn đầy tình yêu thương và sự đồng cảm, củng cố đạo đức xã hội. Trong ảnh: Phong trào hiến máu được tổ chức liên tục và rộng khắp, góp phần quan trọng vào việc điều trị, cứu chữa người bệnh. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
  • Nhảy sạp không chỉ mang đậm bản sắc đời sống sinh hoạt văn hóa người Tây Bắc mà còn thể hiện được cốt cách, tâm hồn và tình cảm của những người con nơi đây, là hoạt động tiêu biểu giúp gắn kết cộng đồng người Tây Bắc và cộng đồng các dân tộc khác nhau. Ảnh: Nguyễn Thủy - TTXVN
    Nhảy sạp không chỉ mang đậm bản sắc đời sống sinh hoạt văn hóa người Tây Bắc mà còn thể hiện được cốt cách, tâm hồn và tình cảm của những người con nơi đây, là hoạt động tiêu biểu giúp gắn kết cộng đồng người Tây Bắc và cộng đồng các dân tộc khác nhau. Ảnh: Nguyễn Thủy - TTXVN
  • Các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và từng vùng, miền được kế thừa; di sản văn hóa của các dân tộc được bảo tồn, tôn tạo và phát huy, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội. Trong ảnh: Nghệ nhân dân tộc Pa Kô truyền dạy cách chơi đàn Ta lư cho thiếu nhi. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
    Các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và từng vùng, miền được kế thừa; di sản văn hóa của các dân tộc được bảo tồn, tôn tạo và phát huy, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội. Trong ảnh: Nghệ nhân dân tộc Pa Kô truyền dạy cách chơi đàn Ta lư cho thiếu nhi. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN
  • Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Ảnh: TTXVN
    Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Ảnh: TTXVN
  • Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Đội trực chiến của dân quân huyện Từ Liêm, Hà Nội sẵn sàng chiến đấu, góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Ảnh: Trần Đình Thảo - TTXVN
    Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu, là cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Đội trực chiến của dân quân huyện Từ Liêm, Hà Nội sẵn sàng chiến đấu, góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Ảnh: Trần Đình Thảo - TTXVN
  • Mở đường cho những phong trào yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền văn hóa Việt Nam từ sau 1945 đến nay đã đóng góp một phần quan trọng vào lịch sử đương đại. Trong ảnh: Nữ sinh Trường cấp III Yên Hòa, Hà Nội đăng ký tham gia phong trào
    Mở đường cho những phong trào yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền văn hóa Việt Nam từ sau 1945 đến nay đã đóng góp một phần quan trọng vào lịch sử đương đại. Trong ảnh: Nữ sinh Trường cấp III Yên Hòa, Hà Nội đăng ký tham gia phong trào "Phụ nữ Ba đảm đang", năm 1965. Ảnh:Thanh Tụng – TTXVN
  • Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu được hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, việc phát huy vai trò quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc giúp nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại. Trong ảnh: Giã gạo ủng hộ bộ đội giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Nhật Sơn - TTXVN
    Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu được hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, việc phát huy vai trò quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc giúp nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại. Trong ảnh: Giã gạo ủng hộ bộ đội giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Nhật Sơn - TTXVN
  • Trong các cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng. Văn hóa cổ động tinh thần và lực lượng, góp phần quan trọng trong các phong trào thi đua ái quốc. Trong ảnh:Người lên đường chiến đấu, người ở lại hậu phương thi đua sản xuất dưới bom đạn trong phong trào
    Trong các cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng. Văn hóa cổ động tinh thần và lực lượng, góp phần quan trọng trong các phong trào thi đua ái quốc. Trong ảnh:Người lên đường chiến đấu, người ở lại hậu phương thi đua sản xuất dưới bom đạn trong phong trào "Thanh niên Ba sẵn sàng" của tỉnh Thái Bình (tháng 8/1964). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa từ 1960 đến 1975 đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm văn hóa hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa kiến quốc, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Tiễn đưa thanh niên
    Sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa từ 1960 đến 1975 đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm văn hóa hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: vừa kiến quốc, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh: Tiễn đưa thanh niên "Ba sẵn sàng" của khu Đống Đa (Hà Nội) lên đường nhập ngũ, tháng 8/1964, sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc. Ảnh: Văn Lượng - TTXVN
  • Đoàn kết là một giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc đã được phát huy cao độ, là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng. Trong ảnh: Sức mạnh Đại đoàn kết đã làm nên thành công của phong trào Đồng Khởi Bến Tre đầu những năm 1960. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Đoàn kết là một giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc đã được phát huy cao độ, là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng. Trong ảnh: Sức mạnh Đại đoàn kết đã làm nên thành công của phong trào Đồng Khởi Bến Tre đầu những năm 1960. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Tinh thần
    Tinh thần "Tương thân tương ái" là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, tinh thần ấy lại được phát huy cao độ trong tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong ảnh: "Hũ gạo chống Mỹ" là phong trào kế hoạch nhỏ trong những năm kháng chiến chống Mỹ được thiếu nhi cả nước nhiệt tình tham gia. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Với phương châm hành động:
    Với phương châm hành động: "Văn hóa hóa kháng chiến", "Kháng chiến hóa văn hóa", "Xây dựng đời sống mới", văn hóa Việt Nam đã thực sự là động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Trong ảnh: Hàng chục vạn chiến sĩ nông dân, chân trèo, vai vác, vượt qua bom đạn, bệnh tật hiểm nghèo, vận chuyển lương thực, súng đạn, thuốc men cho mặt trận Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
  • Tư tưởng cứu quốc với khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” đã trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng, khơi dậy ở mỗi người dân, cộng đồng, dân tộc, đảng phái, tôn giáo lòng yêu nước và khát vọng độc lập. Trong ảnh: Một đơn vị Nam tiến tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào Nam chi viện cho mặt trận Nam Bộ năm 1945. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Tư tưởng cứu quốc với khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” đã trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng, khơi dậy ở mỗi người dân, cộng đồng, dân tộc, đảng phái, tôn giáo lòng yêu nước và khát vọng độc lập. Trong ảnh: Một đơn vị Nam tiến tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào Nam chi viện cho mặt trận Nam Bộ năm 1945. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Từ lớp học “Diệt giặc dốt” cấp tốc trong giờ nghỉ trên thao trường của bộ đội và dân quân tự vệ những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Ảnh: TTXVN
    Từ lớp học “Diệt giặc dốt” cấp tốc trong giờ nghỉ trên thao trường của bộ đội và dân quân tự vệ những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Ảnh: TTXVN
  • Phong trào “Bình dân học vụ” ra đời ngay sau Cách mạng Tháng Tám. Việc mở ra phong trào giúp toàn dân biết chữ như bình dân học vụ là đúng đắn và cần thiết, để lại nhiều bài học đến tận bây giờ, cho thấy sự quan trọng của việc học tập suốt đời, học nữa học mãi. Trong ảnh: Một lớp
    Phong trào “Bình dân học vụ” ra đời ngay sau Cách mạng Tháng Tám. Việc mở ra phong trào giúp toàn dân biết chữ như bình dân học vụ là đúng đắn và cần thiết, để lại nhiều bài học đến tận bây giờ, cho thấy sự quan trọng của việc học tập suốt đời, học nữa học mãi. Trong ảnh: Một lớp "Bình dân học vụ" ở Hà Nội những ngày đầu độc lập. Ảnh: TTXVN
  • Trong 2 năm 1945 - 1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ về chống “Giặc đói”, phong trào
    Trong 2 năm 1945 - 1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ về chống “Giặc đói”, phong trào "Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”… đã diễn ra rộng khắp trên cả nước. Trong ảnh: Phong trào “Hũ gạo cứu đói” với tinh thần “Một nắm khi đói bằng một gói khi no” lan rộng khắp cả nước. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Phong trào “Bình dân học vụ” ra đời ngay sau Cách mạng Tháng Tám. Việc mở ra phong trào giúp toàn dân biết chữ như bình dân học vụ là đúng đắn và cần thiết, để lại nhiều bài học đến tận bây giờ, cho thấy sự quan trọng của việc học tập suốt đời, học nữa học mãi. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp
    Phong trào “Bình dân học vụ” ra đời ngay sau Cách mạng Tháng Tám. Việc mở ra phong trào giúp toàn dân biết chữ như bình dân học vụ là đúng đắn và cần thiết, để lại nhiều bài học đến tận bây giờ, cho thấy sự quan trọng của việc học tập suốt đời, học nữa học mãi. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp "Bình dân học vụ" của nhân dân Khu Lương Yên, Hà Nội (27/5/1956). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Giữ gìn và phát huy bản sắc của mỗi dân tộc sẽ phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, đồng thời những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc anh em bổ sung cho nhau và làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Bác Hồ thổi khèn do đồng bào Yên Châu kính tặng trong chuyến thăm Tây Bắc (5/1959). Ảnh: TTXVN
    Giữ gìn và phát huy bản sắc của mỗi dân tộc sẽ phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, đồng thời những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc anh em bổ sung cho nhau và làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Bác Hồ thổi khèn do đồng bào Yên Châu kính tặng trong chuyến thăm Tây Bắc (5/1959). Ảnh: TTXVN
  • Là người đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công xây dựng một nền văn nghệ mới, thường xuyên sâu sát và có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ. Trong ảnh: Các đại biểu dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội (26/11/1962). Ảnh: TTXVN
    Là người đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công xây dựng một nền văn nghệ mới, thường xuyên sâu sát và có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ. Trong ảnh: Các đại biểu dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội (26/11/1962). Ảnh: TTXVN
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các diễn viên Đoàn văn công nhân dân Trung ương sau buổi biểu diễn tại Phủ Chủ tịch (22/3/1959). Ảnh: TTXVN
    Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các diễn viên Đoàn văn công nhân dân Trung ương sau buổi biểu diễn tại Phủ Chủ tịch (22/3/1959). Ảnh: TTXVN
  • Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) được coi là bước ngoặt lịch sử, khẳng định vị thế, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức chân dung của Người được vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu, quê ở miền Nam. Ảnh: TTXVN
    Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) được coi là bước ngoặt lịch sử, khẳng định vị thế, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức chân dung của Người được vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu, quê ở miền Nam. Ảnh: TTXVN
Năm 1943, Đảng đã cho ra đời bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam. Đó có thể coi là bản tuyên ngôn đầy đủ nhất đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng một nền văn hóa mới, là văn kiện có ý nghĩa khai sáng, mở đường cho văn hóa Việt Nam phát triển cho đến ngày nay. Trải qua chặng đường 80 năm, dù thực tế đã thay đổi và nội dung, tính chất, nhiệm vụ, phương thức tổ chức, xây dựng một nền văn hóa mới của văn hóa Việt Nam thời hội nhập đã khác nhưng những định hướng cơ bản về tư tưởng, nội dung và những nguyên tắc của nền văn hóa mới vẫn còn nguyên giá trị. Kỷ niệm 80 năm ngày ra đời Đề cương văn hóa là dịp để ôn lại và nhìn rõ hơn những giá trị soi đường, tác dụng định hướng của Đề cương, qua đó nhận thức đúng hơn nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN