75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến: Bài học về nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân

  • Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhờ có nhân dân tích cực chuẩn bị chiến trường, phối hợp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ chính quyền tại các cơ sở vừa giải phóng..., mà quân đội có điều kiện tiến công thần tốc, thực hiện những trận quyết chiến chiến lược, giành toàn thắng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhờ có nhân dân tích cực chuẩn bị chiến trường, phối hợp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ chính quyền tại các cơ sở vừa giải phóng..., mà quân đội có điều kiện tiến công thần tốc, thực hiện những trận quyết chiến chiến lược, giành toàn thắng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là ngọn cờ công khai đoàn kết, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo các hoạt động đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Trong ảnh: Nhân dân Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn khởi đón cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1967). Ảnh: TTXVN
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là ngọn cờ công khai đoàn kết, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo các hoạt động đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Trong ảnh: Nhân dân Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn khởi đón cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1967). Ảnh: TTXVN
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm 1954 để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất, đó là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Trong ảnh: Đảng ta đã huy động được một lực lượng lớn dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm 1954 để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất, đó là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Trong ảnh: Đảng ta đã huy động được một lực lượng lớn dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra các chủ trương và giải pháp chủ yếu để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong ảnh: Các đại biểu biểu quyết, thông qua Nghị quyết Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: TTXVN
    Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra các chủ trương và giải pháp chủ yếu để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong ảnh: Các đại biểu biểu quyết, thông qua Nghị quyết Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: TTXVN
  • Qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân tại thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2017. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
    Qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân tại thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2017. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
  • Tinh thần phát huy sức mạnh toàn dân thể hiện bằng những biện pháp linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN
    Tinh thần phát huy sức mạnh toàn dân thể hiện bằng những biện pháp linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN
  • Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng Quân đội đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong ảnh: Bắn tên lửa phòng không A89 trong buổi diễn tập. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN.
    Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng Quân đội đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong ảnh: Bắn tên lửa phòng không A89 trong buổi diễn tập. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN.
  • Phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời đối phó với những tình huống gây “đột biến”, có kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong ảnh: Việt Nam tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
    Phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời đối phó với những tình huống gây “đột biến”, có kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong ảnh: Việt Nam tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
  • Qua 35 năm đổi mới, sức mạnh đoàn kết quân dân, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng cường. Trong ảnh: Bộ đội tỉnh Long An giúp dân gặp lúa chạy lũ tại huyện biên giới Tân Hưng. Ảnh: TTXVN phát
    Qua 35 năm đổi mới, sức mạnh đoàn kết quân dân, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng cường. Trong ảnh: Bộ đội tỉnh Long An giúp dân gặp lúa chạy lũ tại huyện biên giới Tân Hưng. Ảnh: TTXVN phát
  • Phong trào “Thanh niên tình nguyện” và các cuộc vận động, phong trào mới được triển khai sâu rộng trong các tổ chức Đoàn đã khơi dậy sức mạnh của thanh niên tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong ảnh: Thanh niên tình nguyện tham gia vớt bèo, thu gom  rác thải  trên kênh 19/5 tại quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
    Phong trào “Thanh niên tình nguyện” và các cuộc vận động, phong trào mới được triển khai sâu rộng trong các tổ chức Đoàn đã khơi dậy sức mạnh của thanh niên tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong ảnh: Thanh niên tình nguyện tham gia vớt bèo, thu gom rác thải trên kênh 19/5 tại quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
  • Quân đội được điều chỉnh theo hướng
    Quân đội được điều chỉnh theo hướng "tinh, gọn, mạnh" trong đó đã ưu tiên đầu tư cho một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ảnh: Duy Khương – TTXVN
  • Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân. Trong ảnh: Bộ đội giúp dân làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân. Trong ảnh: Bộ đội giúp dân làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Quan điểm bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” của Đảng thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, tính chủ động, sáng tạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng, tổ chức thế trận, nâng cao khả năng phòng thủ đất nước, nhất là trên các hướng và địa bàn chiến lược. Ảnh: Thái Hùng - TTXVN
    Quan điểm bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” của Đảng thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, tính chủ động, sáng tạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong ảnh: Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng, tổ chức thế trận, nâng cao khả năng phòng thủ đất nước, nhất là trên các hướng và địa bàn chiến lược. Ảnh: Thái Hùng - TTXVN
  • Bộ đội biên phòng bám dân, bám địa bàn để tổ chức tuyên truyền, vận động xây dựng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”. Trong ảnh: Chiến sỹ biên phòng cửa khẩu Quốc tế Tây Trang (Điện Biên) tuyên truyền chủ trương, chính sách cho nhân dân xã Na Ư - địa bàn phức tạp về tệ nạn ma túy. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
    Bộ đội biên phòng bám dân, bám địa bàn để tổ chức tuyên truyền, vận động xây dựng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”. Trong ảnh: Chiến sỹ biên phòng cửa khẩu Quốc tế Tây Trang (Điện Biên) tuyên truyền chủ trương, chính sách cho nhân dân xã Na Ư - địa bàn phức tạp về tệ nạn ma túy. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
  • Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh gắn với thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc là một nội dung quan trọng trong phần những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong ảnh: Lực lượng dân quân tự vệ huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) huấn luyện báo động chiến đấu mục tiêu trên không. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN.
    Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh gắn với thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc là một nội dung quan trọng trong phần những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong ảnh: Lực lượng dân quân tự vệ huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) huấn luyện báo động chiến đấu mục tiêu trên không. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN.
  • Bộ đội biên phòng cùng với cấp ủy, chính quyền, nhân dân khu vực biên giới đoàn kết, thống nhất, xây dựng nên thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Bộ đội biên phòng cùng với cấp ủy, chính quyền, nhân dân khu vực biên giới đoàn kết, thống nhất, xây dựng nên thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, đất nước đã tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam. Trong ảnh: Chiến sĩ bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn chiến đấu bảo vệ cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) trong cuộc chiến đấu bảo vệ bien giới phí Bắc năm 1979. Ảnh: Nguyễn Trân - TTXVN
    Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, đất nước đã tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam. Trong ảnh: Chiến sĩ bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn chiến đấu bảo vệ cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) trong cuộc chiến đấu bảo vệ bien giới phí Bắc năm 1979. Ảnh: Nguyễn Trân - TTXVN
  • Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, đất nước đã tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh. Trong ảnh: Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố làm thủy lợi tại trên công trình thủy lợi Kinh tưới Ba Gia, Khu kinh tế mới Lê Minh Xuân nhằm khôi phục mảng xanh trên mảnh đất “vành đai trắng”. Ảnh: TTXVN
    Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, đất nước đã tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh. Trong ảnh: Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố làm thủy lợi tại trên công trình thủy lợi Kinh tưới Ba Gia, Khu kinh tế mới Lê Minh Xuân nhằm khôi phục mảng xanh trên mảnh đất “vành đai trắng”. Ảnh: TTXVN
  • Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, cả nước tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh. Trong ảnh: Vận chuyển lúa thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TTXVN
    Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, cả nước tập trung sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh. Trong ảnh: Vận chuyển lúa thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 30/4/1975, quân đội ta đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc lập, giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc chiến tranh, đem lại độc lập thống nhất toàn vẹn cho đất nước. Chiến công vĩ đại ấy đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học rất quý báu, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc suốt chiều dài cuộc kháng chiến. Ảnh: Trần Mai Hưởng - TTXVN
    Ngày 30/4/1975, quân đội ta đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc lập, giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc chiến tranh, đem lại độc lập thống nhất toàn vẹn cho đất nước. Chiến công vĩ đại ấy đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học rất quý báu, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc suốt chiều dài cuộc kháng chiến. Ảnh: Trần Mai Hưởng - TTXVN
  • Trên chiến trường miền Nam, mối quan hệ đoàn kết quân dân luôn được củng cố, ngày càng gắn bó, là cội nguồn của sức mạnh làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Trong ảnh: Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Ảnh: TTXVN
    Trên chiến trường miền Nam, mối quan hệ đoàn kết quân dân luôn được củng cố, ngày càng gắn bó, là cội nguồn của sức mạnh làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Trong ảnh: Nhân dân Tây Nguyên cùng bộ đội kéo pháo để đánh chiếm các đỉnh cao ở Pleiku trong chiến dịch Tây Nguyên, mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Ảnh: TTXVN
  • Trên chiến trường miền Nam, mối quan hệ đoàn kết quân dân luôn được củng cố, ngày càng gắn bó, là cội nguồn của sức mạnh làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Trong ảnh: Gia đình một nông dân ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ủng hộ lúa cho cách mạng, góp phần nuôi quân chiến đấu. Ảnh: Thành Vinh - TTXVN
    Trên chiến trường miền Nam, mối quan hệ đoàn kết quân dân luôn được củng cố, ngày càng gắn bó, là cội nguồn của sức mạnh làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Trong ảnh: Gia đình một nông dân ở xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ủng hộ lúa cho cách mạng, góp phần nuôi quân chiến đấu. Ảnh: Thành Vinh - TTXVN
  • Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lòng dân Tây Nguyên luôn là chỗ dựa vững chắc cho Cách mạng miền Nam. Ảnh: Nhật Sơn - TTXVN
    Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lòng dân Tây Nguyên luôn là chỗ dựa vững chắc cho Cách mạng miền Nam. Ảnh: Nhật Sơn - TTXVN
  • Trong năm 1973, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Gia Định đẩy mạnh biểu tình đấu tranh chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, thả tù chính trị…Ảnh: TTXVN phát
    Trong năm 1973, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Gia Định đẩy mạnh biểu tình đấu tranh chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, thả tù chính trị…Ảnh: TTXVN phát
  • Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình tại Việt Nam được ký vào ngày 27/1/1973 là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Văn Lượng – TTXVN
    Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình tại Việt Nam được ký vào ngày 27/1/1973 là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Văn Lượng – TTXVN
  • Trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược bằng “siêu pháo đài” bay B.52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong ảnh: Xác máy bay ném bom B-52 bị quân và dân Hà Nội bắn rơi tại chỗ xuống phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) đêm 27/12/1972. Ảnh: Minh Trường - TTXVN
    Trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược bằng “siêu pháo đài” bay B.52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong ảnh: Xác máy bay ném bom B-52 bị quân và dân Hà Nội bắn rơi tại chỗ xuống phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) đêm 27/12/1972. Ảnh: Minh Trường - TTXVN
  • Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Hồ Chí Minh là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng. Hàng vạn thanh niên xung phong và nhân dân các địa phương luôn sẵn sàng đóng góp của cải và công sức cho tuyến giao thông vận tải chiến lược được thông suốt. Ảnh: Vương Khánh Hồng – TTXVN
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Hồ Chí Minh là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng. Hàng vạn thanh niên xung phong và nhân dân các địa phương luôn sẵn sàng đóng góp của cải và công sức cho tuyến giao thông vận tải chiến lược được thông suốt. Ảnh: Vương Khánh Hồng – TTXVN
  • Tháng 5/1964, Phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động trong thanh niên Thủ đô, sau đó lan rộng khắp miền Bắc. Thành công của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và cùng với phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam đã khơi dậy, hun đúc và khuyến khích tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ cứu nước tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11/7/1969. Ảnh: TTXVN
    Tháng 5/1964, Phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động trong thanh niên Thủ đô, sau đó lan rộng khắp miền Bắc. Thành công của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và cùng với phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam đã khơi dậy, hun đúc và khuyến khích tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ cứu nước tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11/7/1969. Ảnh: TTXVN
  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là kết quả của sự phát huy mạnh mẽ trí sáng tạo, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc của quân và dân ta. Trong ảnh: Quân giải phóng Sài Gòn - Gia Định nhận nhiệm vụ trước giờ xuất kích (1968). Ảnh: Tư liệu: TTXVN
    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là kết quả của sự phát huy mạnh mẽ trí sáng tạo, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc của quân và dân ta. Trong ảnh: Quân giải phóng Sài Gòn - Gia Định nhận nhiệm vụ trước giờ xuất kích (1968). Ảnh: Tư liệu: TTXVN
  • Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đưa chiến tranh vào đô thị của nhân dân miền Nam trong Tết Mậu Thân là một đòn trời giáng đánh vào Mỹ, ngụy khiến cho chúng thất điên bát đảo, không phương chống đỡ, bị tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Ảnh Tư liệu TTXVN
    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đưa chiến tranh vào đô thị của nhân dân miền Nam trong Tết Mậu Thân là một đòn trời giáng đánh vào Mỹ, ngụy khiến cho chúng thất điên bát đảo, không phương chống đỡ, bị tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Ảnh Tư liệu TTXVN
  • Chiến sĩ đồn X, công an nhân dân tỉnh Lai Châu phối hợp cùng với lực lượng dân quân, công an địa phương tuần tra bảo vệ biên giới. (1968). Ảnh: TTXVN
    Chiến sĩ đồn X, công an nhân dân tỉnh Lai Châu phối hợp cùng với lực lượng dân quân, công an địa phương tuần tra bảo vệ biên giới. (1968). Ảnh: TTXVN
  • Ngày 24/7/1968, 10/12 cô gái xung phong đang lấp hố bom trên Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đã hiến dâng cả cuộc đời và tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
    Ngày 24/7/1968, 10/12 cô gái xung phong đang lấp hố bom trên Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đã hiến dâng cả cuộc đời và tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ảnh: Văn Sắc-TTXVN
  • Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở khắp nơi trên toàn miền Bắc, nhân dân thực hiện
    Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở khắp nơi trên toàn miền Bắc, nhân dân thực hiện "mỗi người làm việc bằng hai", vừa củng cố, xây dựng cơ sở vật chất CNXH ở miền Bắc, vừa không ngừng đưa lực lượng, phương tiện và vật chất vào chiến trường miền Nam, phát huy vai trò của hậu phương chiến lược. Trong ảnh: Sân vận động Hàng Đẫy khởi công xây dựng ngày 16/2/1957, khánh thành ngày 24/8/1958, một tiến độ thi công được xem là cực kỳ tốc độ vào thời bấy giờ. Ảnh: Vũ Đình Hồng - TTXVN
  • Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhờ có nhân dân tích cực chuẩn bị chiến trường, phối hợp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ chính quyền tại các cơ sở vừa giải phóng..., mà quân đội có điều kiện tiến công thần tốc, thực hiện những trận quyết chiến chiến lược, giành toàn thắng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhờ có nhân dân tích cực chuẩn bị chiến trường, phối hợp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ chính quyền tại các cơ sở vừa giải phóng..., mà quân đội có điều kiện tiến công thần tốc, thực hiện những trận quyết chiến chiến lược, giành toàn thắng. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” năm 1965 nhanh chóng phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động được sức mạnh tổng hợp của hàng chục triệu phụ nữ từ nông thôn tới thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, trên mọi lĩnh vực hoạt động. Trong ảnh: Học sinh trường cấp III Yên Hòa, Hà Nội đăng ký phong trào “Ba đảm nhiệm”, sau này là phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”. Ảnh: Thanh Tụng – TTXVN
    Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” năm 1965 nhanh chóng phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động được sức mạnh tổng hợp của hàng chục triệu phụ nữ từ nông thôn tới thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, trên mọi lĩnh vực hoạt động. Trong ảnh: Học sinh trường cấp III Yên Hòa, Hà Nội đăng ký phong trào “Ba đảm nhiệm”, sau này là phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”. Ảnh: Thanh Tụng – TTXVN
  • Từ tháng 5/1963, phong trào nhân dân liên kết, xuống đường công khai chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra mạnh mẽ gần 4 tháng với quy mô lớn, có tính chất nhân dân rộng rãi, tập hợp được đông đảo các tầng lớp, các giới, góp phần vạch trần bộ mặt tàn ác của chế độ Mỹ - Diệm trước dư luận trong nước và thế giới, đây cũng là phong trào mở đầu cho phong trào đấu tranh đô thị trên toàn miền Nam. Trong ảnh: Quần chúng Nhân dân và Phật tử biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm, năm 1963. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Từ tháng 5/1963, phong trào nhân dân liên kết, xuống đường công khai chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra mạnh mẽ gần 4 tháng với quy mô lớn, có tính chất nhân dân rộng rãi, tập hợp được đông đảo các tầng lớp, các giới, góp phần vạch trần bộ mặt tàn ác của chế độ Mỹ - Diệm trước dư luận trong nước và thế giới, đây cũng là phong trào mở đầu cho phong trào đấu tranh đô thị trên toàn miền Nam. Trong ảnh: Quần chúng Nhân dân và Phật tử biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm, năm 1963. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Ra đời trong phong trào Đồng khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tập hợp, lãnh đạo khối đại đoàn kết của nhân dân miền Nam đứng lên đấu tranh, đánh bại từng chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Một đơn vị danh dự của lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam tại Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ II (1964). Ảnh: TTXVN
    Ra đời trong phong trào Đồng khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tập hợp, lãnh đạo khối đại đoàn kết của nhân dân miền Nam đứng lên đấu tranh, đánh bại từng chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh: Một đơn vị danh dự của lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam tại Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ II (1964). Ảnh: TTXVN
  • Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở khắp nơi trên toàn miền Bắc, nhân dân miền Bắcthực hiện mỗi người làm việc bằng hai, vừa củng cố, xây dựng cơ sở vật chất CNXH ở miền Bắc, vừa không ngừng đưa lực lượng, phương tiện và vật chất vào chiến trường miền Nam phát huy vai trò của hậu phương chiến lược, chi viện liên tục sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Trong ảnh: Đặt ray đường sắt tại ga Vinh ngày 25/4/1964. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
    Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở khắp nơi trên toàn miền Bắc, nhân dân miền Bắcthực hiện mỗi người làm việc bằng hai, vừa củng cố, xây dựng cơ sở vật chất CNXH ở miền Bắc, vừa không ngừng đưa lực lượng, phương tiện và vật chất vào chiến trường miền Nam phát huy vai trò của hậu phương chiến lược, chi viện liên tục sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Trong ảnh: Đặt ray đường sắt tại ga Vinh ngày 25/4/1964. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
  • Tháng 5/1964, Phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động trong thanh niên Thủ đô, sau đó lan rộng khắp miền Bắc. Thành công của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và cùng với phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam đã khơi dậy, hun đúc và khuyến khích tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN
    Tháng 5/1964, Phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động trong thanh niên Thủ đô, sau đó lan rộng khắp miền Bắc. Thành công của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc và cùng với phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam đã khơi dậy, hun đúc và khuyến khích tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN
  • Song song với phong trào đấu tranh vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn - Gia Định chống Mỹ là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh và trí thức đòi hòa bình, đòi quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Trong ảnh: Sinh viên Huế biểu tình chống Mỹ-Diệm đàn áp Phật giáo (Tháng 5/1963). Ảnh: TTXVN
    Song song với phong trào đấu tranh vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn - Gia Định chống Mỹ là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh và trí thức đòi hòa bình, đòi quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Trong ảnh: Sinh viên Huế biểu tình chống Mỹ-Diệm đàn áp Phật giáo (Tháng 5/1963). Ảnh: TTXVN
  • Từ giữa năm 1963, ở miền Nam liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình chống Mỹ-Diệm của đồng bào Phật giáo, mà cao trào là việc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963, dẫn đến việc 70 vạn nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình. Trong ảnh: Mít tinh biểu tình chống Mỹ Diệm tại chùa Từ Đàm yêu cầu chính quyền thực thi
    Từ giữa năm 1963, ở miền Nam liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình chống Mỹ-Diệm của đồng bào Phật giáo, mà cao trào là việc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963, dẫn đến việc 70 vạn nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình. Trong ảnh: Mít tinh biểu tình chống Mỹ Diệm tại chùa Từ Đàm yêu cầu chính quyền thực thi "Năm nguyện vọng" của Phật giáo đồ, chấm dứt việc kỳ thị, đàn áp Phật giáo (5/1963). Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Từ giữa năm 1963, ở miền Nam liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình chống Mỹ-Diệm của đồng bào Phật giáo, mà cao trào là việc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963, dẫn đến việc 70 vạn nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình. Trong ảnh: Bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên:
    Từ giữa năm 1963, ở miền Nam liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình chống Mỹ-Diệm của đồng bào Phật giáo, mà cao trào là việc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963, dẫn đến việc 70 vạn nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình. Trong ảnh: Bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên: "Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc như thế!". Ảnh: Malcolm Browne/TTXVN phát
  • Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960 là một điển hình về sự chung sức, chung lòng của quần chúng nhân dân đã diễn ra với quy mô lớn, liên tục, quyết liệt, kéo dài với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, linh hoạt. Nhân dân miền Nam đã bước vào một thời kỳ đấu tranh mới: kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960 là một điển hình về sự chung sức, chung lòng của quần chúng nhân dân đã diễn ra với quy mô lớn, liên tục, quyết liệt, kéo dài với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, linh hoạt. Nhân dân miền Nam đã bước vào một thời kỳ đấu tranh mới: kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ở miền Bắc, các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chi viện sức người, vũ khí trang bị kỹ thuật cho chiến trường miền Nam với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong ảnh: Nhân dân xã Hoàng Ngô, huyện  Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây chuyển thóc tới kho của nhà nước (12/1960). Ảnh: Văn Bảo – TTXVN
    Ở miền Bắc, các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chi viện sức người, vũ khí trang bị kỹ thuật cho chiến trường miền Nam với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong ảnh: Nhân dân xã Hoàng Ngô, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây chuyển thóc tới kho của nhà nước (12/1960). Ảnh: Văn Bảo – TTXVN
  • Hội nghị Geneva năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của Việt Nam, thể hiện sách lược biết giành thắng lợi từng bước trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Ảnh: TTXVN
    Hội nghị Geneva năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của Việt Nam, thể hiện sách lược biết giành thắng lợi từng bước trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Ảnh: TTXVN
  • Tại Đền Giếng (Phú Thọ), sáng 19/9/1954, trong buổi gặp gỡ cán bộ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Hà Nội, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ để lại cho muôn đời con cháu mai sau: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn của Bác dặn về quy luật tồn tại và phát triển muôn đời của đất nước và con người Việt Nam “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước” đã trở thành sức mạnh tinh thần giúp quân dân ta vượt bao gian khổ, hy sinh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước. Ảnh: Đinh Đăng Định-TTXVN
    Tại Đền Giếng (Phú Thọ), sáng 19/9/1954, trong buổi gặp gỡ cán bộ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Hà Nội, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ để lại cho muôn đời con cháu mai sau: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn của Bác dặn về quy luật tồn tại và phát triển muôn đời của đất nước và con người Việt Nam “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước” đã trở thành sức mạnh tinh thần giúp quân dân ta vượt bao gian khổ, hy sinh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước. Ảnh: Đinh Đăng Định-TTXVN
  • Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 19/12/1946, để bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. 75 năm đã qua, nhưng Lời kêu gọi thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc của Bác vẫn khắc sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam. Đặc biệt, bài học về nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN