-
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Nhân dân Mường Phăng tặng quà cho chiến sĩ sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” cho những chiến sĩ lập công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát chiến trường sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Tướng De Castries (đi đầu) cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng. Ảnh: Triệu Đại – TTXVN
-
Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ được áp giải về tuyến sau. Kết thúc chiến dịch Điện BIên Phủ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương của quân đội Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Phút nghỉ ngơi của các chiến sĩ giữa hai trận đánh. Tuy gian khổ, khốc liệt nhưng các cán bộ, chiến sĩ của ta vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Những lá thư nhà đọc cho đồng đội nghe trong chiến hào là nguồn cổ vũ tinh thần mãnh liệt, tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ vững tâm vượt qua khó khăn để chiến đấu. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Lực lượng xung kích của bộ đội ta lợi dụng địa hình địa vật tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam để tấn công và tiêu diệt cứ điểm này thuộc tuyến phòng thủ phía Bắc của địch, ngay trong ngày mở đầu chiến dịch, chiều 13/3/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Các đơn vị xung kích của bộ đội ta tấn công sân bay Mường Thanh và làm chủ sân bay từ chiều 22/4, cắt đứt đường tiếp tế cho Tập đoàn cứ điểm. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Các đơn vị xung kích của bộ đội ta tấn công, tiêu diệt địch trên đồi A1 - cứ điểm quan trọng nhất của toàn bộ khu phòng ngự phía Đông của địch, tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ khu Trung tâm Tập đoàn cứ điểm. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Các chiến sĩ quân y luôn luôn bám sát trận địa, cứu chữa kịp thời cho bộ đội bị thương. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng quân y đã cứu chữa cho hơn 10.000 lượt thương binh, gần 4.500 bệnh binh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Bộ đội ta xung phong, tấn công cứ điểm của địch tại sân bay Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Sân bay Mường Thanh bị quân ta pháo kích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Các chiến sĩ công binh cắt hàng rào dây thép gai để mở đường cho lực lượng xung kích tấn công tiêu diệt cứ điểm 206, thuộc tuyến phòng ngự ngoại vi bảo vệ khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm và sân bay Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Bộ đội ta ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Xe tăng địch phản kích bị bắn cháy trên đồi A1. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Bộ đội ta đánh địch phản kích. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Sau tiếng nổ của khối bộc phá gần 1 tấn trên đồi A1, 17 giờ ngày 6/5/1954, bộ đội ta từ 3 hướng đồng loạt xung phong tiêu diệt cứ điểm cuối cùng án ngữ khu trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến 4 giờ 30 phút ngày 7/5, ta hoàn toàn làm chủ cứ điểm quan trọng này. Thắng lợi của trận tiến công đồi A1 góp phần quyết định cho chiến dịch chuyển sang tổng công kích giành toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên khu vực đồi C. Ảnh: TTXVN
-
Một trong số 62 máy bay Pháp bị lực lượng phòng không của bộ đội ta bắn rơi, bốc cháy trên bầu trời Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
-
Chiếc máy bay thứ 36 của quân Pháp bị lực lượng phòng không của Trung đoàn 367 (Đại đoàn 351) bắn rơi tại Hồng Cúm. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Trận địa pháo 12,7mm bắn máy bay địch tiếp tế cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Ngày 22/4/1954, điểm cao 206 thuộc tuyến phòng ngự ngoại vi bảo vệ khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm và sân bay Mường Thanh, bị quân ta tiêu diệt. Quân địch sống sót giơ tay xin hàng. Ảnh: TTXVN
-
Bộ đội ta giương cao cờ chiến thắng trên cứ điểm Him Lam vừa chiếm được trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiều 13/3/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót (người thứ hai, hàng sau, từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm với đồng đội trước khi vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh đã anh dũng hy sinh khi lấy thân mình lấp lỗ châu mai địch trong trận mở màn đánh chiếm cứ điểm Him Lam, chiều 13/3/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Bộ đội ta xông lên đánh chiếm cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, chiều 13/3/1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
17 giờ 5 phút chiều 13/3/1954, hàng chục khẩu pháo của ta đồng loạt nhả đạn lên các vị trí của Pháp trên đồi Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, toàn bộ trung tâm đề kháng Him Lam bị ta tiêu diệt hoàn toàn. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Lực lượng pháo binh với sự có mặt của lựu pháo 105 mm bố trí xung quanh lòng chảo Điện Biên của ta đã tạo thành "quả đấm thép" chi viện hỏa lực kịp thời, chính xác, áp chế địch, tạo cơ hội để bộ binh ta đánh các trận then chốt, quyết định, bóc dần Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Bộ đội ta kéo pháo cao xạ vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Công binh dùng mảng vượt sông Nậm Na đưa hàng về Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
-
Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa…ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Các đơn vị bộ đội băng rừng, lội suối tiến vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Bộ chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. Với cách đánh “đánh chắc, tiến chắc”, quân ta thực hiện “vây lấn” Tập đoàn cứ điểm từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
-
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN