60 năm Thông tấn xã Giải phóng (12/10/1960 – 12/10/2020): Những bức ảnh kinh điển ra đời trong lửa đạn

  • Du kích Cà Mau kéo pháo để tấn công cứ điểm Cái Keo - Cà Mau của tác giả Trần Bỉnh Khuôl (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2007.
    Du kích Cà Mau kéo pháo để tấn công cứ điểm Cái Keo - Cà Mau của tác giả Trần Bỉnh Khuôl (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2007.
  • Bức ảnh “Cầu người” của tác giả Phạm Văn Thính (TTXVN) ghi lại hình ảnh sinh động các chiến sĩ Giải phóng trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
    Bức ảnh “Cầu người” của tác giả Phạm Văn Thính (TTXVN) ghi lại hình ảnh sinh động các chiến sĩ Giải phóng trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
  • Sáng 13/5/1975, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn.  Ảnh: Văn Bảo –TTXVN
    Sáng 13/5/1975, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Ảnh: Văn Bảo –TTXVN
  • Tác phẩm “Mẹ con ngày gặp mặt” của tác giả Lâm Hồng Long (TTXVN) được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I – năm 1996.
    Tác phẩm “Mẹ con ngày gặp mặt” của tác giả Lâm Hồng Long (TTXVN) được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I – năm 1996.
  • Bộ đội địa phương giải phóng Cà Mau (1/5/1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
    Bộ đội địa phương giải phóng Cà Mau (1/5/1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
  • Đón chào cán bộ, chiến sỹ bị Mỹ- Ngụy giam cầm ở Côn Đảo trở về đất liền sau ngày giải phóng (5/1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
    Đón chào cán bộ, chiến sỹ bị Mỹ- Ngụy giam cầm ở Côn Đảo trở về đất liền sau ngày giải phóng (5/1975). Ảnh: Vũ Tạo - TTXVN
  • Đại úy Phạm Xuân Thệ (bên phải), Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) cùng các chiến sĩ Quân giải phóng dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Ngụy quyền Sài Gòn tới Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ảnh: Ngọc Đản - TTXVN
    Đại úy Phạm Xuân Thệ (bên phải), Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) cùng các chiến sĩ Quân giải phóng dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Ngụy quyền Sài Gòn tới Đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ảnh: Ngọc Đản - TTXVN
  • Hình ảnh xe tăng của Lữ đoàn tăng – thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975 của tác giả Trần Mai Hưởng (TTXVN) là biểu tượng chiến thắng của quân và dân ta trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
    Hình ảnh xe tăng của Lữ đoàn tăng – thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975 của tác giả Trần Mai Hưởng (TTXVN) là biểu tượng chiến thắng của quân và dân ta trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng xe tăng 4 (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sĩ của Lữ đoàn Tăng – Thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Vũ Tạo – TTXVN
    Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng xe tăng 4 (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sĩ của Lữ đoàn Tăng – Thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Vũ Tạo – TTXVN
  • Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975 trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN
    Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975 trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Đinh Quang Thành - TTXVN
  • Quân giải phóng tiến vào Đại nội Huế (26/3/1975). Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN
    Quân giải phóng tiến vào Đại nội Huế (26/3/1975). Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN
  • Quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. Ảnh: Lâm Hồng – TTXVN
    Quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. Ảnh: Lâm Hồng – TTXVN
  • Xe tăng Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975). Ảnh: Hoàng Giang - TTXVN
    Xe tăng Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975). Ảnh: Hoàng Giang - TTXVN
  • Nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường cho Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975). Ảnh: Ngọc Đản - TTXVN
    Nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường cho Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975). Ảnh: Ngọc Đản - TTXVN
  • Nhân dân thành phố Biên Hòa đổ ra đường chào đón các chiến sĩ giải phóng. Ảnh:  Lâm Hồng Long – TTXVN
    Nhân dân thành phố Biên Hòa đổ ra đường chào đón các chiến sĩ giải phóng. Ảnh: Lâm Hồng Long – TTXVN
  • Lực lượng hải quân tiến đánh, giải phóng đảo Thổ Chu (27/5/1975). Ảnh: Hứa Kiểm - TTXVN
    Lực lượng hải quân tiến đánh, giải phóng đảo Thổ Chu (27/5/1975). Ảnh: Hứa Kiểm - TTXVN
  • Bộ đội vượt sông tiến về giải phóng Cần Thơ (30/4/1975). Ảnh: Minh Trường - TTXVN
    Bộ đội vượt sông tiến về giải phóng Cần Thơ (30/4/1975). Ảnh: Minh Trường - TTXVN
  • Cụm 5 tác phẩm của nhà báo Lâm Tấn Tải (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt V - năm 2016.
    Cụm 5 tác phẩm của nhà báo Lâm Tấn Tải (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt V - năm 2016.
  • Bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” của tác giả Chu Chí Thành (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt IV – năm 2012.
    Bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” của tác giả Chu Chí Thành (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt IV – năm 2012.
  • Bộ ảnh “Đường 20 Quyết Thắng” của tác giả Hứa Kiểm (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2017.
    Bộ ảnh “Đường 20 Quyết Thắng” của tác giả Hứa Kiểm (TTXVN) được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2017.
  • Tác phẩm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của tác giả Lê Minh Trường (TTXVN) được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2007.
    Tác phẩm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của tác giả Lê Minh Trường (TTXVN) được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2007.
  • Trên mặt trận Quảng Ngãi. Ảnh: Dương Đức Quảng - TTXVN
    Trên mặt trận Quảng Ngãi. Ảnh: Dương Đức Quảng - TTXVN
  • Bằng mọi phương tiện thô sơ, các chiến sĩ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hoá phục vụ chiến dịch. Ảnh: Thanh Tụng - TTXVN
    Bằng mọi phương tiện thô sơ, các chiến sĩ vận tải Tây Nguyên vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hoá phục vụ chiến dịch. Ảnh: Thanh Tụng - TTXVN
  • Cụm 5 tác phẩm “Những khoảnh khắc để lại” của nhà báo Lương Nghĩa Dũng (TTXVN) được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V - năm 2017.
    Cụm 5 tác phẩm “Những khoảnh khắc để lại” của nhà báo Lương Nghĩa Dũng (TTXVN) được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V - năm 2017.
  • Đại đội thanh niên xung phong mặt trận Đường 9 vận tải đạn dược, khí tài (1970). Ảnh: Lương Nghĩa Dũng - TTXVN
    Đại đội thanh niên xung phong mặt trận Đường 9 vận tải đạn dược, khí tài (1970). Ảnh: Lương Nghĩa Dũng - TTXVN
  • Được lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hỗ trợ, đồng bào vùng địch thị xã Tuy Hòa (Phú Yên) đã nổi dậy phá
    Được lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hỗ trợ, đồng bào vùng địch thị xã Tuy Hòa (Phú Yên) đã nổi dậy phá "ấp chiến lược" trở về làng cũ làm ăn (1966) trong phong trào Đồng Khởi. Ảnh: TTXVN
  • Hình ảnh các đoàn xe ngày đêm vượt Trường Sơn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam là biểu tượng cho ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ trong chiến tranh. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
    Hình ảnh các đoàn xe ngày đêm vượt Trường Sơn chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam là biểu tượng cho ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ trong chiến tranh. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các nhà báo-chiến sĩ của Thông tấn xã Giải phóng và Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) đã không quản gian nan, nguy hiểm, dấn thân trong lửa đạn ở khắp các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam để ghi lại bằng ảnh những khoảnh khắc sống động, chân thực về các trận đánh lớn, chiến công của quân, dân miền Nam, để ngày nay, lịch sử đất nước, lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam có được những bức ảnh kinh điển về cuộc chiến tranh đẫm máu, gian khổ, khốc liệt nhưng cũng đầy hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN