45 năm gia nhập Liên hợp quốc (20/9/1977 – 20/9/2022): Việt Nam không ngừng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín trên trường quốc tế

  • Cử các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện các cam kết, trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ hòa bình trên thế giới. Trong ảnh: Ngày 2/10/2018, 32 bác sĩ đầu tiên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tới thủ đô Juba (Nam Sudan) để thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở quốc gia Đông Phi này (2/10/2018). Ảnh: TTXVN phát
    Cử các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện các cam kết, trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ hòa bình trên thế giới. Trong ảnh: Ngày 2/10/2018, 32 bác sĩ đầu tiên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tới thủ đô Juba (Nam Sudan) để thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở quốc gia Đông Phi này (2/10/2018). Ảnh: TTXVN phát
  • Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20/9/1977 thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20/9/1977 thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền LHQ (Geneva, 12/9/2022). Ảnh: Xuân Hoàng - TTXVN
    Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền LHQ (Geneva, 12/9/2022). Ảnh: Xuân Hoàng - TTXVN
  • Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan LHQ. Trong ảnh: Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại Phiên họp định kỳ lần thứ hai Hội đồng chấp hành Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tại New York (29/8-1/9/2022). Ảnh: TTXVN
    Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan LHQ. Trong ảnh: Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại Phiên họp định kỳ lần thứ hai Hội đồng chấp hành Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tại New York (29/8-1/9/2022). Ảnh: TTXVN
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định cho sĩ quan công an đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình LHQ và Quyết định thành lập văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình LHQ (Hà Nội, 12/8/2022). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định cho sĩ quan công an đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình LHQ và Quyết định thành lập văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình LHQ (Hà Nội, 12/8/2022). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
  • Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Thống đốc - Đại diện thường trực Việt Nam tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) làm Trưởng đoàn, tham gia cuộc họp định kỳ lần thứ hai Hội đồng Thống đốc IAEA tại Viên (Áo) từ ngày 6-10/6/2022. Ảnh: TTXVN phát
    Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Thống đốc - Đại diện thường trực Việt Nam tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) làm Trưởng đoàn, tham gia cuộc họp định kỳ lần thứ hai Hội đồng Thống đốc IAEA tại Viên (Áo) từ ngày 6-10/6/2022. Ảnh: TTXVN phát
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự Phiên thảo luận cấp cao Khóa họp lần thứ 78 Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: Ngọc Quang – TTXVN
    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự Phiên thảo luận cấp cao Khóa họp lần thứ 78 Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: Ngọc Quang – TTXVN
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid tại New York (Mỹ), ngày 16/5/2022. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid tại New York (Mỹ), ngày 16/5/2022. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
  • Lễ xuất quân Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Abyei và Nam Sudan (Hà Nội, 27/4/2022). Ảnh: Trọng Đức – TTXVN
    Lễ xuất quân Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Abyei và Nam Sudan (Hà Nội, 27/4/2022). Ảnh: Trọng Đức – TTXVN
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ xuất quân Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Abyei và Nam Sudan (Hà Nội, 27/4/2022). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ xuất quân Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ tại Abyei và Nam Sudan (Hà Nội, 27/4/2022). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
  • Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Phiên họp toàn thể Hội đồng Chấp hành lần thứ 214 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá LHQ (UNESCO), diễn ra trong 2 ngày 4-5/4/2022 tại Paris (Pháp). Ảnh: TTXVN
    Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Phiên họp toàn thể Hội đồng Chấp hành lần thứ 214 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá LHQ (UNESCO), diễn ra trong 2 ngày 4-5/4/2022 tại Paris (Pháp). Ảnh: TTXVN
  • Cùng với Bệnh viện dã chiến cấp 2, Đội Công binh số 1 gồm 184 người là đội công binh đầu tiên của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình ở Abyei (Phái bộ UNISFA). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Cùng với Bệnh viện dã chiến cấp 2, Đội Công binh số 1 gồm 184 người là đội công binh đầu tiên của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình ở Abyei (Phái bộ UNISFA). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan LHQ. Trong ảnh: Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO phát biểu tại phiên họp đặc biệt về tác động và hệ luỵ tình hình Ukraine trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO (Paris, 15-16/3/2022). Ảnh: TTXVN phát
    Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan LHQ. Trong ảnh: Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO phát biểu tại phiên họp đặc biệt về tác động và hệ luỵ tình hình Ukraine trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO (Paris, 15-16/3/2022). Ảnh: TTXVN phát
  • Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính  phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), ngày 1/11/2021. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), ngày 1/11/2021. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
  • Ngày 7/12/2020, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng LHQ trong lĩnh vực này và cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam tham gia đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công của Đại hội đồng LHQ. Trong ảnh: Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu ở lễ mít tinh trực tuyến hưởng Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh (Hà Nội, 27/12/2021). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Ngày 7/12/2020, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng LHQ trong lĩnh vực này và cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam tham gia đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công của Đại hội đồng LHQ. Trong ảnh: Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu ở lễ mít tinh trực tuyến hưởng Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh (Hà Nội, 27/12/2021). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức khóa huấn luyện sĩ quan tham mưu LHQ theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, do Chương trình Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu của Hoa Kỳ (GPOI) hỗ trợ (Hà Nội, tháng 4/2021). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
    Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức khóa huấn luyện sĩ quan tham mưu LHQ theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, do Chương trình Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu của Hoa Kỳ (GPOI) hỗ trợ (Hà Nội, tháng 4/2021). Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
  • Ngày 20/1/2021, Hội đồng Bảo an LHQ họp trực tuyến về vấn đề Syria. Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại LHQ tham dự và phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
    Ngày 20/1/2021, Hội đồng Bảo an LHQ họp trực tuyến về vấn đề Syria. Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại LHQ tham dự và phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
  • Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu trong cuộc họp ĐHĐ LHQ khóa 75, ngày 23/11/2020, thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam là nước thay mặt ASEAN chủ trì soạn thảo nội dung và thương lượng nghị quyết. Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
    Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu trong cuộc họp ĐHĐ LHQ khóa 75, ngày 23/11/2020, thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam là nước thay mặt ASEAN chủ trì soạn thảo nội dung và thương lượng nghị quyết. Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
  • Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung chủ trì cuộc họp Việt Nam – LHQ về chủ đề “Đẩy nhanh quá trình phục hồi bao trùm và nâng cao năng lực ứng phó rủi ro thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam” (Hà Nội, 17/11/2020). Ảnh: TTXVN phát
    Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung chủ trì cuộc họp Việt Nam – LHQ về chủ đề “Đẩy nhanh quá trình phục hồi bao trùm và nâng cao năng lực ứng phó rủi ro thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam” (Hà Nội, 17/11/2020). Ảnh: TTXVN phát
  • Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho 3 sĩ quan thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ tại phái bộ Nam Sudan và Cộng hoà Trung Phi (Hà Nội, 22/10/2020). Ảnh: Dương Giang - TTXVN
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho 3 sĩ quan thực hiện nhiệm vụ GGHB LHQ tại phái bộ Nam Sudan và Cộng hoà Trung Phi (Hà Nội, 22/10/2020). Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ và ghi được nhiều dấu ấn, bản sắc của riêng mình. Trong ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ chủ trì phiên họp tổng kết các hoạt động trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, mở đầu nhiệm kỳ thành viên không thường trực HĐBA 2020-2021 của Việt Nam (New York, 31/1/2020). Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
    Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ và ghi được nhiều dấu ấn, bản sắc của riêng mình. Trong ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ chủ trì phiên họp tổng kết các hoạt động trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, mở đầu nhiệm kỳ thành viên không thường trực HĐBA 2020-2021 của Việt Nam (New York, 31/1/2020). Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
  • Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng 1/2020 chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA về tình hình Palestine-Israel (New York, 21/1/2020). Ảnh: Khắc Hiếu - TTXVN
    Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng 1/2020 chủ trì phiên thảo luận mở của HĐBA về tình hình Palestine-Israel (New York, 21/1/2020). Ảnh: Khắc Hiếu - TTXVN
  • Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan (Hà Nội, 26/11/2019). Ảnh: Dương Giang - TTXVN
    Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan (Hà Nội, 26/11/2019). Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý phát biểu tại phiên họp của ĐHĐ LHQ kỷ niệm 30 năm Công ước Quyền Trẻ em (New York, 25/9/2019). Ảnh: Hoài Thanh - TTXVN
    Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý phát biểu tại phiên họp của ĐHĐ LHQ kỷ niệm 30 năm Công ước Quyền Trẻ em (New York, 25/9/2019). Ảnh: Hoài Thanh - TTXVN
  • Ngày 9/9/2019, tại Trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy Sĩ, Đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thứ 42 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Ảnh: Tố Uyên - TTXVN
    Ngày 9/9/2019, tại Trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy Sĩ, Đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thứ 42 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Ảnh: Tố Uyên - TTXVN
  • Với những nỗ lực và đóng góp có hiệu quả đối với các hoạt động và quá trình phát triển của LHQ, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao, thể hiện rõ nhất qua việc Việt Nam được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của LHQ, trong đó có Hội đồng Kinh tế-xã hội (hai nhiệm kỳ 1998-2000 và 2016-2018). Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung phát biểu tại Kỳ họp cấp cao của Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ (ECOSOC), ngày 17/7/2019. Ảnh: Hoài Thanh - TTXVN
    Với những nỗ lực và đóng góp có hiệu quả đối với các hoạt động và quá trình phát triển của LHQ, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao, thể hiện rõ nhất qua việc Việt Nam được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của LHQ, trong đó có Hội đồng Kinh tế-xã hội (hai nhiệm kỳ 1998-2000 và 2016-2018). Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung phát biểu tại Kỳ họp cấp cao của Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ (ECOSOC), ngày 17/7/2019. Ảnh: Hoài Thanh - TTXVN
  • Ngày 4/7/2019, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ Khóa họp 41 của Hội đồng Nhân quyền LHQ diễn ra Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung làm Trưởng đoàn. Ảnh: TTXVN phát
    Ngày 4/7/2019, tại Geneva (Thụy Sỹ), trong khuôn khổ Khóa họp 41 của Hội đồng Nhân quyền LHQ diễn ra Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung làm Trưởng đoàn. Ảnh: TTXVN phát
  • Tối 7/6/2019, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với kết quả 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Đại hội đồng LHQ ủng hộ Việt Nam vào vị trí này. Trong ảnh: Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (giữa trái) nhận lời chúc mừng của đại diện ngoại giao các nước sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN
    Tối 7/6/2019, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với kết quả 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Đại hội đồng LHQ ủng hộ Việt Nam vào vị trí này. Trong ảnh: Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (giữa trái) nhận lời chúc mừng của đại diện ngoại giao các nước sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN
  • Ngày 23/5/2019, tại New York (Mỹ), HĐBA LHQ tiến hành phiên Thảo luận mở với chủ đề “Bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang”. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc có bài phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
    Ngày 23/5/2019, tại New York (Mỹ), HĐBA LHQ tiến hành phiên Thảo luận mở với chủ đề “Bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang”. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc có bài phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Hữu Thanh - TTXVN
  • Ngày 25/3/2019, tại New York (Mỹ), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội thảo quốc tế “Khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, nỗ lực vì hòa bình và phát triển bền vững”. Ảnh: Hoài Thanh - TTXVN
    Ngày 25/3/2019, tại New York (Mỹ), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội thảo quốc tế “Khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, nỗ lực vì hòa bình và phát triển bền vững”. Ảnh: Hoài Thanh - TTXVN
  • Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao đổi với đại biểu các nước bên lề Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về hợp tác Nam - Nam lần thứ 2 (PABA + 40), ngày 20/3/2019, tại Argentina. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN
    Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao đổi với đại biểu các nước bên lề Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về hợp tác Nam - Nam lần thứ 2 (PABA + 40), ngày 20/3/2019, tại Argentina. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN
  • Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc (giữa), Trưởng đoàn công tác liên ngành của Việt Nam phát biểu tại phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, ngày 11/3/2019 tại trụ sở LHQ ở Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: Hoàng Hoa - TTXVN
    Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc (giữa), Trưởng đoàn công tác liên ngành của Việt Nam phát biểu tại phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, ngày 11/3/2019 tại trụ sở LHQ ở Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: Hoàng Hoa - TTXVN
  • Ngày 2/10/2018, 32 bác sĩ đầu tiên trong tổng số 63 cán bộ, bác sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đã tới thủ đô Juba (Nam Sudan), bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở quốc gia Đông Phi này. Ảnh: TTXVN phát
    Ngày 2/10/2018, 32 bác sĩ đầu tiên trong tổng số 63 cán bộ, bác sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đã tới thủ đô Juba (Nam Sudan), bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở quốc gia Đông Phi này. Ảnh: TTXVN phát
  • Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao, thể hiện rõ nhất qua việc Việt Nam được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của LHQ. Trong ảnh: Tại kỳ họp lần thứ 70 của Ủy ban Luật pháp quốc tế diễn ra từ ngày 30/4-01/6/2018 tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York và từ 3/7-10/8/2018 tại Geveva, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao (ảnh) - thành viên của Việt Nam tại Ủy ban Luật pháp quốc tế đã vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban. Ảnh: TTXVN phát
    Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao, thể hiện rõ nhất qua việc Việt Nam được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của LHQ. Trong ảnh: Tại kỳ họp lần thứ 70 của Ủy ban Luật pháp quốc tế diễn ra từ ngày 30/4-01/6/2018 tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York và từ 3/7-10/8/2018 tại Geveva, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao (ảnh) - thành viên của Việt Nam tại Ủy ban Luật pháp quốc tế đã vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban. Ảnh: TTXVN phát
  • Ngày 17/5/2018, tại New York (Mỹ), Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ trao thư phê chuẩn Hiệp định cấm Vũ khí hạt nhân cho đại diện Ban thư ký Liên hợp quốc. Ảnh: Nguyễn Hữu Hoàng - TTXVN
    Ngày 17/5/2018, tại New York (Mỹ), Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ trao thư phê chuẩn Hiệp định cấm Vũ khí hạt nhân cho đại diện Ban thư ký Liên hợp quốc. Ảnh: Nguyễn Hữu Hoàng - TTXVN
  • Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại Phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề
    Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại Phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề "Phụ nữ và các vấn đề hòa bình, an ninh", ngày 27/10/2017, tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh: Nguyễn Hữu Hoàng - TTXVN
  • Ngày 22/9/2017, tại Trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Ảnh: Hữu Hoàng - TTXVN
    Ngày 22/9/2017, tại Trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Ảnh: Hữu Hoàng - TTXVN
  • Ngày 22/9/2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Khóa họp 72 Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ với chủ đề “Tập trung cho con người: Phấn đấu vì hoà bình và một cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người trên một hành tinh bền vững” Ảnh: Hữu Hoàng - TTXVN
    Ngày 22/9/2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Khóa họp 72 Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ với chủ đề “Tập trung cho con người: Phấn đấu vì hoà bình và một cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người trên một hành tinh bền vững” Ảnh: Hữu Hoàng - TTXVN
  • Ngày 5/7/2018, Việt Nam và LHQ đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn 2017-2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan LHQ. Đây là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của LHQ và Chính phủ Việt Nam trong Chương trình Hành động quốc gia thực hiện các mục tiêu phát biển bền vững. Ảnh: TTXVN phát
    Ngày 5/7/2018, Việt Nam và LHQ đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn 2017-2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan LHQ. Đây là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của LHQ và Chính phủ Việt Nam trong Chương trình Hành động quốc gia thực hiện các mục tiêu phát biển bền vững. Ảnh: TTXVN phát
  • Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ là điểm sáng thể hiện tinh thần đối tác có trách nhiệm của Việt Nam. Trong ảnh: Các đại biểu Đoàn đánh giá chất lượng và tư vấn (AAV) của LHQ kiểm tra dụng cụ rà phá bom mìn của đơn vị Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, ngày 27/6/2017, tại Lữ đoàn 249, Bộ Tư lệnh Công binh. Ảnh: An Đăng – TTXVN
    Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ là điểm sáng thể hiện tinh thần đối tác có trách nhiệm của Việt Nam. Trong ảnh: Các đại biểu Đoàn đánh giá chất lượng và tư vấn (AAV) của LHQ kiểm tra dụng cụ rà phá bom mìn của đơn vị Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, ngày 27/6/2017, tại Lữ đoàn 249, Bộ Tư lệnh Công binh. Ảnh: An Đăng – TTXVN
  • Năm 2015, tổng kết 15 năm thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs), Việt Nam đã hoàn thành sớm 3 mục tiêu quan trọng trong tổng số 8 mục tiêu, đó là: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (MDG1); Phổ cập giáo dục tiểu học (MDG2); Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ (MDG3). Ảnh: Quý Trung – TTXVN
    Năm 2015, tổng kết 15 năm thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs), Việt Nam đã hoàn thành sớm 3 mục tiêu quan trọng trong tổng số 8 mục tiêu, đó là: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (MDG1); Phổ cập giáo dục tiểu học (MDG2); Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ (MDG3). Ảnh: Quý Trung – TTXVN
  • Ngày 18/7/2016, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Phiên họp cấp cao Hội đồng kinh tế - xã hội LHQ (ECOSOC) với chủ đề “ Đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau: Tiếp cận những người dễ bị tổn thương nhất”. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
    Ngày 18/7/2016, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Phiên họp cấp cao Hội đồng kinh tế - xã hội LHQ (ECOSOC) với chủ đề “ Đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau: Tiếp cận những người dễ bị tổn thương nhất”. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
  • Ngày 13/6/2016, tại trụ sở LHQ ở Geneva (Thụy Sĩ), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Khóa họp thứ 32 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Ảnh: Quang Hải – TTXVN
    Ngày 13/6/2016, tại trụ sở LHQ ở Geneva (Thụy Sĩ), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Khóa họp thứ 32 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Ảnh: Quang Hải – TTXVN
  • Việt Nam ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (11/6/1992); cùng với hơn 170 quốc gia ký Thoả thuận Paris về khí hậu (tháng 4/2016) tại New York, Mỹ và cam kết thực hiện “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC). Trpng ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp) ngày 31/11/2015. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Việt Nam ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (11/6/1992); cùng với hơn 170 quốc gia ký Thoả thuận Paris về khí hậu (tháng 4/2016) tại New York, Mỹ và cam kết thực hiện “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC). Trpng ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp) ngày 31/11/2015. Ảnh: Tư liệu TTXVN
  • Ngày 11/11 /2015, tại Paris, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 38 của Đại hội đồng UNESCO, Việt Nam đã được bầu là Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019. Đây là lần thứ tư Việt Nam trúng cử vào Hội đồng chấp hành sau ba nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005 và 2009-2013. Trong ảnh: Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam (bên trái) và Đại sứ Lê Hồng Phấn, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức UNESCO nghe Ban Thư ký kỳ họp thông báo kết quả bầu cử. Ảnh: Bích Hà - TTXVN
    Ngày 11/11 /2015, tại Paris, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 38 của Đại hội đồng UNESCO, Việt Nam đã được bầu là Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019. Đây là lần thứ tư Việt Nam trúng cử vào Hội đồng chấp hành sau ba nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005 và 2009-2013. Trong ảnh: Ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam (bên trái) và Đại sứ Lê Hồng Phấn, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức UNESCO nghe Ban Thư ký kỳ họp thông báo kết quả bầu cử. Ảnh: Bích Hà - TTXVN
  • Chiều 25/9/2015, tại Trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh LHQ để thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
    Chiều 25/9/2015, tại Trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh LHQ để thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu khai mạc Lễ phát động và Hội thảo khởi động xây dựng chương trình hành động
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu khai mạc Lễ phát động và Hội thảo khởi động xây dựng chương trình hành động "Không còn nạn đói" ở Việt Nam, do Chính phủ và Cơ quan LHQ tại Việt Nam phối hợp tổ chức (Hà Nội, 14/1/2015). Ảnh: Đức Tám – TTXVN
  • Ngày 25/10/2014, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Tổng thư ký LHQ về HIV/AIDS (UNIAIDS) Michel Sidibe cam kết thực hiện mục tiêu 90 - 90 – 90 về kết thúc đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Ngày 25/10/2014, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Tổng thư ký LHQ về HIV/AIDS (UNIAIDS) Michel Sidibe cam kết thực hiện mục tiêu 90 - 90 – 90 về kết thúc đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Lễ ký kết Chương trình chung của LHQ hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2014 – 2016 (Hà Nội, 7/3/2014). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Lễ ký kết Chương trình chung của LHQ hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2014 – 2016 (Hà Nội, 7/3/2014). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Michel Sidibe giao lưu với cán bộ nhân viên và bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Michel Sidibe giao lưu với cán bộ nhân viên và bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Đoàn Việt Nam gặp gỡ các đại biểu tham dự Phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra từ ngày 27/1 đến 7/2/2014 tại Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: Tố Uyên - TTXVN
    Đoàn Việt Nam gặp gỡ các đại biểu tham dự Phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra từ ngày 27/1 đến 7/2/2014 tại Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: Tố Uyên - TTXVN
  • Chiều 29/7/2013, tại Hà Nội diễn ra lễ ký kết văn kiện chính thức giữa Bộ NN và PTNT Việt Nam với các cơ quan LHQ về việc đưa chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2 (Chương trình hợp tác của LHQ về Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển) vào hoạt động với 30 triệu USD của Chính phủ Na Uy tài trợ không hoàn lại để giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Chiều 29/7/2013, tại Hà Nội diễn ra lễ ký kết văn kiện chính thức giữa Bộ NN và PTNT Việt Nam với các cơ quan LHQ về việc đưa chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2 (Chương trình hợp tác của LHQ về Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển) vào hoạt động với 30 triệu USD của Chính phủ Na Uy tài trợ không hoàn lại để giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Ông Anthony Lake, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thăm Trung tâm bảo trợ nạn nhân da cam và trẻ bất hạnh thành phố Đà Nẵng (30/5/2013). Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
    Ông Anthony Lake, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thăm Trung tâm bảo trợ nạn nhân da cam và trẻ bất hạnh thành phố Đà Nẵng (30/5/2013). Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
  • Việt Nam đã về đích trước hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs) về giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và bình đẳng giới , giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ dưới 5 tuổi, ngăn chặn lây lan dịch bệnh HIV/AIDS, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và triển khai chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của LHQ và đi tiên phong trong việc áp dụng những mô hình hợp tác mới. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
    Việt Nam đã về đích trước hầu hết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs) về giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và bình đẳng giới , giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ dưới 5 tuổi, ngăn chặn lây lan dịch bệnh HIV/AIDS, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và triển khai chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của LHQ và đi tiên phong trong việc áp dụng những mô hình hợp tác mới. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
  • Ngày 11/11/2010, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
    Ngày 11/11/2010, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
  • Chiều 29/10/2010, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đến thăm dự án “Chăm sóc, bảo vệ và ngăn ngừa HIV” tại Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN
    Chiều 29/10/2010, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đến thăm dự án “Chăm sóc, bảo vệ và ngăn ngừa HIV” tại Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN
  • Ngày 5/10/2009, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng, với chủ đề do Việt Nam đề xuất “Đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái thời kỳ hậu xung đột và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hoà bình - an ninh” dưới đề mục “Phụ nữ, hoà bình và an ninh”. Ảnh: TTXVN/phát
    Ngày 5/10/2009, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng, với chủ đề do Việt Nam đề xuất “Đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái thời kỳ hậu xung đột và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hoà bình - an ninh” dưới đề mục “Phụ nữ, hoà bình và an ninh”. Ảnh: TTXVN/phát
  • Ngày 25/9/2009, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự và phát biểu tại Khoá họp 64 Đại hội đồng LHQ với chủ đề
    Ngày 25/9/2009, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự và phát biểu tại Khoá họp 64 Đại hội đồng LHQ với chủ đề "Không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân". Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
  • Ngày 18/2/2008, tại phiên họp của HĐBA LHQ bàn về Kosovo, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ tuyên bố Việt Nam ủng hộ việc giải quyết vấn đề Kosovo theo Nghị quyết 1244 ngày 19/6/1999 của HĐBA LHQ và đã nhận được sự đồng ý của các bên liên quan. Ảnh: Bùi Ngọc Hải - TTXVN
    Ngày 18/2/2008, tại phiên họp của HĐBA LHQ bàn về Kosovo, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ tuyên bố Việt Nam ủng hộ việc giải quyết vấn đề Kosovo theo Nghị quyết 1244 ngày 19/6/1999 của HĐBA LHQ và đã nhận được sự đồng ý của các bên liên quan. Ảnh: Bùi Ngọc Hải - TTXVN
  • Năm 2007, Việt Nam trúng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào cơ quan quan trọng nhất của LHQ về hòa bình, an ninh quốc tế. Trong ảnh: Đại biểu các nước chúc mừng đoàn Việt Nam sau khi công bố kết quả ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009 tại phiên họp Đại hội đồng LHQ, tối 16/10/2007. Ảnh: Bùi Ngọc Hải - TTXVN
    Năm 2007, Việt Nam trúng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào cơ quan quan trọng nhất của LHQ về hòa bình, an ninh quốc tế. Trong ảnh: Đại biểu các nước chúc mừng đoàn Việt Nam sau khi công bố kết quả ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009 tại phiên họp Đại hội đồng LHQ, tối 16/10/2007. Ảnh: Bùi Ngọc Hải - TTXVN
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao chung Khoá họp thường niên lần thứ 62 Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại New York (28/9/2007). Ảnh: Đức Tám - TTXVN
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao chung Khoá họp thường niên lần thứ 62 Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại New York (28/9/2007). Ảnh: Đức Tám - TTXVN
  • Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của Liên hợp quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN
    Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của Liên hợp quốc. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc. 45 năm qua, Việt Nam luôn chủ động và có nhiều đóng góp thiết thực vào các hoạt động của LHQ với sự tham gia ngày càng sâu rộng, hiệu quả hơn trên nhiều lĩnh vực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của đất nước trong từng giai đoạn, vừa nâng cao và khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam tại tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN