30 năm tái lập tỉnh Hà Giang (1/10/1991 – 1/10/2021): Xây dựng Hà Giang thành tỉnh vững mạnh nơi địa đầu Tổ quốc

  • Giờ học tiếng Anh tại phòng Lab của học sinh lớp 8, trường Trung học cơ sở Yên Biên (Hà Giang). Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Giờ học tiếng Anh tại phòng Lab của học sinh lớp 8, trường Trung học cơ sở Yên Biên (Hà Giang). Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt-TTXVN
    Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt-TTXVN
  • Đầu tháng 10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu. Ảnh: Thanh Hà – TTXVN
    Đầu tháng 10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu. Ảnh: Thanh Hà – TTXVN
  • Vẻ đẹp quyến rũ của hoa Tam giác mạch trên những triền núi tạo nên cảnh nên thơ nơi núi non hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Vẻ đẹp quyến rũ của hoa Tam giác mạch trên những triền núi tạo nên cảnh nên thơ nơi núi non hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Con đường Hạnh Phúc nối từ thành phố Hà Giang đi 4 huyện vùng cao núi đá, tuyến đường yêu thích của mỗi du khách đi đến với Hà Giang, đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN
    Con đường Hạnh Phúc nối từ thành phố Hà Giang đi 4 huyện vùng cao núi đá, tuyến đường yêu thích của mỗi du khách đi đến với Hà Giang, đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN
  • Để phát triển tiềm năng du lịch theo hướng bền vững, tỉnh Hà Giang xác định phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và giữ gìn địa mạo, sự hùng vĩ thiên nhiên. Trong ảnh: Hẻm Tu Sản và dòng sông Nho Quế nhìn từ trên đèo Mã Pì Lèng. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Để phát triển tiềm năng du lịch theo hướng bền vững, tỉnh Hà Giang xác định phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và giữ gìn địa mạo, sự hùng vĩ thiên nhiên. Trong ảnh: Hẻm Tu Sản và dòng sông Nho Quế nhìn từ trên đèo Mã Pì Lèng. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Cử tri thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: TTXVN
    Cử tri thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: TTXVN
  • Vận hành trạm biến áp 110kV Yên Minh, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
    Vận hành trạm biến áp 110kV Yên Minh, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
  • Điện lực Đồng Văn (Hà Giang) triển khai lắp đặt công tơ điện cho khách hàng mới tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
    Điện lực Đồng Văn (Hà Giang) triển khai lắp đặt công tơ điện cho khách hàng mới tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
  • Ngày 20/1/2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Giang khai trương và đưa vào hoạt động điểm giao dịch ngân hàng tự động Autobank CDM. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN
    Ngày 20/1/2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Giang khai trương và đưa vào hoạt động điểm giao dịch ngân hàng tự động Autobank CDM. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN
  • Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện vùng cao Quản Bạ (Hà Giang) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi, trồng trọt, dệt vải lanh... Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
    Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện vùng cao Quản Bạ (Hà Giang) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi, trồng trọt, dệt vải lanh... Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
  • Cô và trò Trường Mầm non thôn Cá Ha, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) sưởi ấm bằng quạt điện trong mùa đông. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Cô và trò Trường Mầm non thôn Cá Ha, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) sưởi ấm bằng quạt điện trong mùa đông. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đồng Văn (Hà Giang) tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đồng Văn (Hà Giang) tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bạch Đích (huyện Yên Minh, Hà Giang) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: TTXVN phát
    Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bạch Đích (huyện Yên Minh, Hà Giang) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: TTXVN phát
  • Tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
    Tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
  • Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Xín Cái và dân quân 2 xã Xín Cái, Thượng Phùng thực hiện nghi lễ chào cột mốc biên giới. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Xín Cái và dân quân 2 xã Xín Cái, Thượng Phùng thực hiện nghi lễ chào cột mốc biên giới. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Nhân dân thôn Chang, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang gói bánh chưng hỗ trợ nhân dân 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
    Nhân dân thôn Chang, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang gói bánh chưng hỗ trợ nhân dân 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
  • Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Bạch Đích, huyện Yên Minh (Hà Giang) tuyên truyền công tác phòng, chống dịch COVID-19 tới người dân. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Bạch Đích, huyện Yên Minh (Hà Giang) tuyên truyền công tác phòng, chống dịch COVID-19 tới người dân. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Tỉnh đoàn Hà Giang gửi tặng 60 tấn nhu yếu phẩm, hỗ trợ nhân dân Thủ đô và thanh, thiếu nhi đang trong các khu vực phong toả, khu vực cách ly, những người lao động tự do, người khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Tỉnh đoàn Hà Giang gửi tặng 60 tấn nhu yếu phẩm, hỗ trợ nhân dân Thủ đô và thanh, thiếu nhi đang trong các khu vực phong toả, khu vực cách ly, những người lao động tự do, người khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Nông dân thu hoạch cam lòng vàng ở xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang). Ảnh: TTXVN
    Nông dân thu hoạch cam lòng vàng ở xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang). Ảnh: TTXVN
  • Tiêm thử nghiệm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò của người dân xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
    Tiêm thử nghiệm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò của người dân xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
  • Lễ hội Nhảy lửa là một di sản văn hóa như một bản sắc riêng của cộng đồng người Pà Thẻn tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, thường được tổ chức vào ngày 16/10 (Âm lịch) hằng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
    Lễ hội Nhảy lửa là một di sản văn hóa như một bản sắc riêng của cộng đồng người Pà Thẻn tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, thường được tổ chức vào ngày 16/10 (Âm lịch) hằng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
  • Trao tặng sữa trong chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam cho trẻ em trường Mầm non Thu Tà, huyện Xín Mần (Hà Giang). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
    Trao tặng sữa trong chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam cho trẻ em trường Mầm non Thu Tà, huyện Xín Mần (Hà Giang). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
  • Hà Giang có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (chỉ sau tỉnh Lâm Đồng và Thái Nguyên), được trồng tập trung chủ yếu tại 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
    Hà Giang có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (chỉ sau tỉnh Lâm Đồng và Thái Nguyên), được trồng tập trung chủ yếu tại 5 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
  • Hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông của Hà Giang không ngừng phát triển và được phủ sóng rộng khắp, dần trở thành hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số, sẵn sàng cho chuyển đổi tổng thể, toàn diện từ môi trường thực vào môi trường số. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông của Hà Giang không ngừng phát triển và được phủ sóng rộng khắp, dần trở thành hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số, sẵn sàng cho chuyển đổi tổng thể, toàn diện từ môi trường thực vào môi trường số. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Từ nguồn vốn vay ưu đãi Chương trình hộ nghèo, gia đình chị Nguyễn Thị Hương, ở thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang có điều kiện chăn nuôi lợn, chăm sóc 2ha đồi chè, cuộc sống gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
    Từ nguồn vốn vay ưu đãi Chương trình hộ nghèo, gia đình chị Nguyễn Thị Hương, ở thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang có điều kiện chăn nuôi lợn, chăm sóc 2ha đồi chè, cuộc sống gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
  • Chợ phiên Phố Bảng, thuộc thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang mỗi tuần họp một lần. Đến phiên chợ cuối năm tại Phố Bảng có thể cảm nhận hết không gian văn hóa đậm nét của cộng đồng các dân tộc vùng cao Hà Giang. Ảnh: Quyết Chiến-TTXVN
    Chợ phiên Phố Bảng, thuộc thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang mỗi tuần họp một lần. Đến phiên chợ cuối năm tại Phố Bảng có thể cảm nhận hết không gian văn hóa đậm nét của cộng đồng các dân tộc vùng cao Hà Giang. Ảnh: Quyết Chiến-TTXVN
  • Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua bưu điện tại điểm bưu điện - văn hóa xã Nậm Dịch (huyện Hoàng Su Phì). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
    Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua bưu điện tại điểm bưu điện - văn hóa xã Nậm Dịch (huyện Hoàng Su Phì). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
  • Người Dao đỏ ở thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã và đang gìn giữ, phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm của dân tộc mình. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Người Dao đỏ ở thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã và đang gìn giữ, phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm của dân tộc mình. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Giang được củng cố, hoàn thiện, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Giang được củng cố, hoàn thiện, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã có từ lâu đời. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
    Nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã có từ lâu đời. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
  • Thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
    Thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
  • Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những bước tiến quan trọng khi tỷ lệ học sinh đến trường không ngừng tăng lên hàng năm. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những bước tiến quan trọng khi tỷ lệ học sinh đến trường không ngừng tăng lên hàng năm. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Hoàng Su Phì (Hà Giang) được nhắc đến với ruộng bậc thang đẹp bậc nhất Việt Nam với màu vàng phủ khắp núi đồi mỗi khi mùa lúa chín về. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN
    Hoàng Su Phì (Hà Giang) được nhắc đến với ruộng bậc thang đẹp bậc nhất Việt Nam với màu vàng phủ khắp núi đồi mỗi khi mùa lúa chín về. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN
  • Học sinh lớp 2, Trường Phổ thông dân tộc bán trú – Tiểu học Niêm Sơn, xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) bước vào năm học mới 2021-2022. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
    Học sinh lớp 2, Trường Phổ thông dân tộc bán trú – Tiểu học Niêm Sơn, xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) bước vào năm học mới 2021-2022. Ảnh: Nguyễn Chiến-TTXVN
  • Tham quan ruộng bậc thang Hà Giang bằng dù bay. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
    Tham quan ruộng bậc thang Hà Giang bằng dù bay. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN
Ngày 1/10/1991, tỉnh Hà Giang chính thức được tái lập. 30 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã vượt qua khó khăn, xây dựng tỉnh vững mạnh nơi địa đầu Tổ quốc, đang tiếp tục phấn đấu để không ngừng đưa Hà Giang đến năm 2030 là tỉnh có kinh tế, xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc và đến năm 2045 trở thành tỉnh có kinh tế - xã hội ở mức trung bình khá của cả nước. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN