-
Năm 2021, Phú Thọ thu hút 12 dự án FDI, vốn đăng ký trên 800 triệu, đưa Phú Thọ xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố về thu hút FDI. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sợi của Công ty Cổ phần KSA Polymer Hà Nội, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, tại Khu công nghiệp Thuỵ Vân (Phú Thọ). Ảnh: Danh Lam - TTXVN
-
Trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa vào đồng ruộng nhiều giống lúa lai năng suất cao. Trong ảnh: Nông dân xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thu hoạch lúa chiêm xuân. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
-
Theo quy hoạch phát triển sản xuất chè đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Phú Thọ sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với chế biến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, sản xuất theo quy trình Vietgap, nâng cao chất lượng chè, hướng mạnh sang thị trường xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Phú Thọ huy động các nguồn lực đầu tư hơn 6.530 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trong ảnh: Trường THCS xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao được đầu tư xây dựng theo tiêu chí Nông thôn mới. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Xuất khẩu hàng hóa năm 2021 của Phú Thọ ước đạt 8.289,4 triệu USD - đây là mức tăng kỷ lục, đưa Phú Thọ đứng thứ 12/63 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước, tăng trên 144 lần so với năm 1997. Trong ảnh: Công ty TNHH Công nghệ Namuga Phú Thọ chuyên sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu, tạo việc làm ổn định cho gần 2.000 công nhân. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Công ty TNHH Kaps Tex Vina chuyên sản xuất vải nhựa Plastics các loại tại Khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Năm 2021, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 34.424 tỷ đồng, gấp hơn 50 lần so với năm 1997. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tôn tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ngọc Tuệ, Khu công nghiệp Thuỵ Vân (Phú Thọ). Ảnh: Danh Lam – TTXVN
-
Công ty TNHH dệt Phú Thọ (khu Công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chuyên sản xuất sợi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Công ty TNHH JNTC VINA (Khu Công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chuyên sản xuất màn hình cường lực cho điện thoại thông minh, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có những “ốc đảo” chè - được ví như “Vịnh Hạ Long” của vùng Đất Tổ. Hiện nay, hơn 600ha trồng chè của Long Cốc được mở rộng theo hướng sản xuất công nghiệp với nhiều giống chè đặc sản. Ảnh: Trung Kiên – TTXVN
-
Tính riêng năm 2021, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành ước đạt 80.764 tỷ đồng, đứng thứ 3/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP giá so sánh) ước đạt 6,28%, đứng thứ 21 cả nước và đứng thứ 5 so với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất gạch men của Công ty Cổ phần gạch men TASA Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng vụ. Trong ảnh: Hộ nông dân xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đầu tư xây dựng nhà lưới để sản xuất các loại rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trong nhà kính công nghệ cao của Israel, hiệu quả kinh tế gấp 10 lần so với sản xuất thông thường. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong ảnh: Nhân viên thú y phun thuốc khử trùng môi trường khu chăn nuôi lợn quy mô trang trại ở xã Tiên kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP giá so sánh) ước đạt 6,28%, đứng thứ 21 cả nước và đứng thứ 5 so với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trong ảnh: Nhà máy cám (Công ty TNHH Thành Hưng) xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, mỗi tháng sản xuất khoảng 1.800 tấn sản phẩm cám chăn nuôi. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Từ chỗ chỉ có 6 dự án FDI với tổng số vốn 115,6 triệu USD, đến nay tỉnh thu hút 238 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 2.412 triệu USD. Tính riêng năm 2021, thu hút 12 dự án FDI, vốn đăng ký trên 800 triệu, đưa Phú Thọ xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố về thu hút FDI. Trong ảnh: May gia công hàng dệt kim xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH Yakjin (KCN Thụy Vân). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Từ một tỉnh nghèo, có quy mô kinh tế nhỏ, năng lực nội tại hạn chế, hiện tại kinh tế của Phú Thọ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước. Trong ảnh: Dây chuyền sợi của công ty TNHH dệt Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong chưa đầy 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23% xuống còn 11% (năm 2000); bình quân lương thực đạt 284kg/người, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong ảnh: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo, đối tượng chính sách đầu tư làm nghề mây tre đan, gia đình thêm việc làm, có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Chuyển đổi nuôi lợn sang nuôi thỏ ở hộ gia đình thôn Quán, xã Thượng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Trong công nghiệp, tỉnh Phú Thọ chủ trương khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế để tăng năng lực sản xuất. Trong ảnh: Dây chuyền phân loại sản phẩm trứng gà công nghệ Nhật Bản tại nhà máy sản xuất trứng gà công nghệ cao ĐTK Phú Thọ (Công ty Cổ phần ĐTK Phú Thọ), xã Tề Lễ, huyện Tam Nông. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Trong chưa đầy 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23% xuống còn 11% (năm 2000); bình quân lương thực đạt 284kg/người, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong ảnh: Chăm sóc đàn lợn giống tại trang trại gia đình ở xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
-
Hồ Suối Cái, xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có dung tích hồ chứa 0,445 triệu m3 đã xuống cấp, được bố trí sửa chữa bằng vốn trung hạn (giai đoạn 2021-2025). Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
-
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người dân phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN