17 năm Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

  • Với mục tiêu bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái, góp công sức vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thời gian qua, đã có những lớp học chữ Thái cổ được tổ chức tại các địa phương, thu hút sự tham gia của nhiều thế hệ người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
    Với mục tiêu bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái, góp công sức vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thời gian qua, đã có những lớp học chữ Thái cổ được tổ chức tại các địa phương, thu hút sự tham gia của nhiều thế hệ người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
  • Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Biên (sinh năm 1964), người dân tộc Cor, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã “truyền lửa’’ cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cor, phát huy giá trị di sản Cồng chiên nơi đại ngàn thông qua các lớp truyền dạy cồng chiêng, dân ca, dân vũ do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức. Ảnh: Lê Ngọc Phước - TTXVN
    Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Biên (sinh năm 1964), người dân tộc Cor, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã “truyền lửa’’ cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cor, phát huy giá trị di sản Cồng chiên nơi đại ngàn thông qua các lớp truyền dạy cồng chiêng, dân ca, dân vũ do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức. Ảnh: Lê Ngọc Phước - TTXVN
  • Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Nghệ nhân đàn bầu Lý Văn tới, ấp 3, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải truyền dạy hát đờn ca tài tử cho thế hệ sau. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Nghệ nhân đàn bầu Lý Văn tới, ấp 3, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải truyền dạy hát đờn ca tài tử cho thế hệ sau. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á cho đến nay. Trong ảnh: Gác chuông cổ làm bằng gỗ lim, các mái lợp ngói mũi hài trong đền Thái Vi, thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
    Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á cho đến nay. Trong ảnh: Gác chuông cổ làm bằng gỗ lim, các mái lợp ngói mũi hài trong đền Thái Vi, thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
  • Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích Quốc gia đặc biệt. Từ đó tới nay, Lam Kinh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về quy mô, diện mạo, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
    Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích Quốc gia đặc biệt. Từ đó tới nay, Lam Kinh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về quy mô, diện mạo, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
  • Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016. Đây là di sản văn hóa thứ 5 của Cố đô Huế được UNESCO vinh danh và đưa Huế trở thành điểm du lịch “Một điểm đến, 5 di sản”. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016. Đây là di sản văn hóa thứ 5 của Cố đô Huế được UNESCO vinh danh và đưa Huế trở thành điểm du lịch “Một điểm đến, 5 di sản”. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Ngày 2/12/2000, Vịnh Hạ Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. Qua đó, khẳng định cho sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và khai thác, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Ngày 2/12/2000, Vịnh Hạ Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. Qua đó, khẳng định cho sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh trong việc quản lý, bảo tồn, gìn giữ và khai thác, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Tháng 12 năm 1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích. Ảnh: Minh Đức -  TTXVN
    Tháng 12 năm 1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, khi đáp ứng cả hai yếu tố văn hóa và thiên nhiên, cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á cho đến nay. Trong ảnh: Bến đò Tam Cốc nằm trong quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
    Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, khi đáp ứng cả hai yếu tố văn hóa và thiên nhiên, cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á cho đến nay. Trong ảnh: Bến đò Tam Cốc nằm trong quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
  • Ngày 1/12/1999, Khu di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
    Ngày 1/12/1999, Khu di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
  • Hội đua voi huyện Lắk (Đắk Lắk) được tổ chức 2 năm một lần vào dịp tháng 3 nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Dương Giang  - TTXVN
    Hội đua voi huyện Lắk (Đắk Lắk) được tổ chức 2 năm một lần vào dịp tháng 3 nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
  • Trình diễn màn Xòe cổ lớn nhất Việt Nam - Xòe Thái được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2022. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
    Trình diễn màn Xòe cổ lớn nhất Việt Nam - Xòe Thái được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2022. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
  • Làng cổ Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội), còn được gọi là
    Làng cổ Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội), còn được gọi là "Đất hai vua", là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, ngày 19/5/2006. Ngôi làng hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Ảnh: TTXVN
  • Tái hiện lễ Tằng cẩu của dân tộc Thái, một phong tục đánh dấu bước ngoặc của người con gái Thái khi kết hôn. Tằng cẩu nhằm mục đích phân biệt người con gái Thái đã có chồng với người chưa có chồng; đồng thời còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người con gái đã có chồng, đó là sự che chở, bảo vệ cho chồng, con, bảo vệ tổ ấm, hạnh phúc gia đình. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
    Tái hiện lễ Tằng cẩu của dân tộc Thái, một phong tục đánh dấu bước ngoặc của người con gái Thái khi kết hôn. Tằng cẩu nhằm mục đích phân biệt người con gái Thái đã có chồng với người chưa có chồng; đồng thời còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người con gái đã có chồng, đó là sự che chở, bảo vệ cho chồng, con, bảo vệ tổ ấm, hạnh phúc gia đình. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
  • Trò chơi ném pao trong ngày tết truyền thống của đồng bào dân tộc H’mông tại Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2015. Ảnh: Thanh Hà – TTXVN
    Trò chơi ném pao trong ngày tết truyền thống của đồng bào dân tộc H’mông tại Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2015. Ảnh: Thanh Hà – TTXVN
  • Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn bao gồm hát, múa, gõ trống và phách gắn liền với việc thờ cúng Hùng Vương, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn hát Xoan của Thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Ảnh: Quý Trung – TTXVN
    Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn bao gồm hát, múa, gõ trống và phách gắn liền với việc thờ cúng Hùng Vương, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn hát Xoan của Thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Ảnh: Quý Trung – TTXVN
  • Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). Trong ảnh: Giàn cồng chiêng cải tiến của dân tộc Ba Na (Gia Lai). Ảnh: Sỹ Huynh – TTXVN
    Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). Trong ảnh: Giàn cồng chiêng cải tiến của dân tộc Ba Na (Gia Lai). Ảnh: Sỹ Huynh – TTXVN
  • Năm 2019, thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Bà Hà Thị Mỵ (hàng đầu bên trái ảnh) cùng các thành viên trong câu lạc bộ luyện tập các bài hát then để tuyên truyền về các chính sách dân số, y tế của Tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán - TTXVN
    Năm 2019, thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Bà Hà Thị Mỵ (hàng đầu bên trái ảnh) cùng các thành viên trong câu lạc bộ luyện tập các bài hát then để tuyên truyền về các chính sách dân số, y tế của Tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán - TTXVN
  • Liền anh, liền chị biểu diễn Canh quan họ cổ tại huyện Việt Yên, Bắc Giang - Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Liền anh, liền chị biểu diễn Canh quan họ cổ tại huyện Việt Yên, Bắc Giang - Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Lễ hội “Cấp sắc” của người Dao đỏ, nghi lễ không thể thiếu của người Dao đỏ, gần giống lễ thành đinh của một số dân tộc khác. Ảnh: TTXVN
    Lễ hội “Cấp sắc” của người Dao đỏ, nghi lễ không thể thiếu của người Dao đỏ, gần giống lễ thành đinh của một số dân tộc khác. Ảnh: TTXVN
  • Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Đức
    Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Đức
  • Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Một tiết mục biểu diễn tại  Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
    Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Một tiết mục biểu diễn tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
  • Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn bao gồm hát, múa, gõ trống và phách gắn liền với việc thờ cúng Hùng Vương, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
    Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn bao gồm hát, múa, gõ trống và phách gắn liền với việc thờ cúng Hùng Vương, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
  • Canh hát quan họ trên ao đình tại Hội liem thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
    Canh hát quan họ trên ao đình tại Hội liem thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
  • Hát Xẩm đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
    Hát Xẩm đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
  • Hát ca trù, loại hình nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Nhật Anh-TTXVN
    Hát ca trù, loại hình nghệ thuật dân gian được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Nhật Anh-TTXVN
  • Trích đoạn vở chèo
    Trích đoạn vở chèo "Dáng trúc Sài Sơn" trình diễn loại hình nghệ thuật hát chèo là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Ảnh: Nhật Anh-TTXVN
  • Những người phụ nữ Bahnar (Gia Lai) vẫn đang từng ngày gìn giữ và truyền lại cho thế hệ trẻ nét đẹp văn hóa để dệt nên những chiếc váy, tấm áo mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Ảnh: Hồng Điệp  TTXVN
    Những người phụ nữ Bahnar (Gia Lai) vẫn đang từng ngày gìn giữ và truyền lại cho thế hệ trẻ nét đẹp văn hóa để dệt nên những chiếc váy, tấm áo mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Ảnh: Hồng Điệp TTXVN
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững (2018). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững (2018). Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Ngày 23/11 hàng năm được chọn là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”, nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; trở thành ngày hội lớn, thắp sáng ngọn lửa di sản văn hóa dân tộc trong trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN