Tây Ninh phát triển hồ Dầu Tiếng theo hướng khai thác đa mục tiêu

  • Việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trên hồ Dầu Tiếng được đảm bảo. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
    Việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trên hồ Dầu Tiếng được đảm bảo. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
  • Dự án điện năng lượng mặt trời có công suất 600MW được triển khai trên đất bán ngập hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
    Dự án điện năng lượng mặt trời có công suất 600MW được triển khai trên đất bán ngập hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
  • Hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
    Hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
  • Các bãi cát liền kề với dự án điện năng lượng mặt trời trong hồ Dầu Tiếng được khai thác tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
    Các bãi cát liền kề với dự án điện năng lượng mặt trời trong hồ Dầu Tiếng được khai thác tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN
Hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có tổng diện tích gần 20.376 ha, với dung tích hồ chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước, có hệ thống các kênh dài hơn 2.000 km, mỗi năm cung cấp nước tưới cho hơn 249.000 ha đất nông nghiệp, gần 150 triệu m3 nước ngọt cho các ngành công nghiệp, sinh hoạt và khai thác nhiều tiềm năng lợi thế tài nguyên tự nhiên như: khai thác cát, điện mặt trời (công suất 600MW), trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy,.... Từ lâu, hồ Dầu Tiếng đã trở thành công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tây Ninh và các tỉnh, thành lân cận. Ảnh: Thanh Tân - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN