Nghệ An phát hiện nhiều di cốt người tiền sử có niên đại khoảng 4.000 - 6.000 năm

  • Hố khai quật thứ 1 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn có độ sâu khoảng 3m, nổi bật với những lớp sò điệp, vỏ nhuyễn thể có niên đại hàng ngàn năm xếp chồng lớp lên nhau. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Hố khai quật thứ 1 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn có độ sâu khoảng 3m, nổi bật với những lớp sò điệp, vỏ nhuyễn thể có niên đại hàng ngàn năm xếp chồng lớp lên nhau. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Những mảnh vỡ xương người tiền sử được phát hiện tại 2 hố khai quật ở độ sâu hơn 3m tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Những mảnh vỡ xương người tiền sử được phát hiện tại 2 hố khai quật ở độ sâu hơn 3m tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Hố khai quật thứ 2 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn có độ sâu hơn 3m, là nơi phát hiện 9 bộ di cốt người tiền sử an táng theo tư thế bó gối cùng nhiều hiện vật có từ thời tiền sử. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Hố khai quật thứ 2 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn có độ sâu hơn 3m, là nơi phát hiện 9 bộ di cốt người tiền sử an táng theo tư thế bó gối cùng nhiều hiện vật có từ thời tiền sử. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Giáo sư Philip Piper, Khoa Khảo cổ học và Nhân học, Đại học Quốc gia Australia làm việc tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Giáo sư Philip Piper, Khoa Khảo cổ học và Nhân học, Đại học Quốc gia Australia làm việc tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Đáy hố khai quật thứ 2 trong đợt khai quật khảo cổ phát hiện dấu tích của nhiều bếp lửa trong các tầng văn hóa là chứng minh cho nhận định khu vực Quỳnh Văn là địa điểm cư trú cổ nhất của cư dân thời tiền sử ở vịnh Quỳnh Lưu cách đây hàng ngàn năm. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Đáy hố khai quật thứ 2 trong đợt khai quật khảo cổ phát hiện dấu tích của nhiều bếp lửa trong các tầng văn hóa là chứng minh cho nhận định khu vực Quỳnh Văn là địa điểm cư trú cổ nhất của cư dân thời tiền sử ở vịnh Quỳnh Lưu cách đây hàng ngàn năm. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Hộp sọ người thời tiền sử và vỏ sò điệp được phát hiện ở độ sâu hơn 3m ở hố khai quật thứ 2 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Hộp sọ người thời tiền sử và vỏ sò điệp được phát hiện ở độ sâu hơn 3m ở hố khai quật thứ 2 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Nhiều hiện vật bằng đá được phát hiện trong đợt khai quật đã góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị lịch sử, văn hóa của khu vực Quỳnh Văn vốn được biết đến là một địa điểm khảo cổ quan trọng với nhiều phát hiện có ý nghĩa về thời tiền sử. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Nhiều hiện vật bằng đá được phát hiện trong đợt khai quật đã góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị lịch sử, văn hóa của khu vực Quỳnh Văn vốn được biết đến là một địa điểm khảo cổ quan trọng với nhiều phát hiện có ý nghĩa về thời tiền sử. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Nhiều mảnh tước, xương người, xương động vật và các hiện vật được phát hiện ở độ sâu từ 3 - 3,5m tại 2 hố khai quật thuộc Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Nhiều mảnh tước, xương người, xương động vật và các hiện vật được phát hiện ở độ sâu từ 3 - 3,5m tại 2 hố khai quật thuộc Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Răng của người tiền sử được phát hiện tại hố khai quật số 2 thuộc Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Răng của người tiền sử được phát hiện tại hố khai quật số 2 thuộc Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Những mảnh xương có kích thước lớn được phát hiện trong hố khai quật thứ 2 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn cho thấy nhận định người tiền sử ở đây có tầm vóc cơ thể lớn, khỏe và vận động rất nhiều. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Những mảnh xương có kích thước lớn được phát hiện trong hố khai quật thứ 2 tại Di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn cho thấy nhận định người tiền sử ở đây có tầm vóc cơ thể lớn, khỏe và vận động rất nhiều. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Rửa và sàng lọc để tìm hiện vật có giá trị khảo cổ. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Rửa và sàng lọc để tìm hiện vật có giá trị khảo cổ. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Từ ngày 18/3/2025, Bảo tàng Nghệ An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng các chuyên gia đến từ Viện Khảo cổ học và Nhân học (Đại học Quốc gia Australia) tiến hành khai quật tại di chỉ khảo cổ học quốc gia Quỳnh Văn (thôn 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Đợt khai quật kéo dài hơn 1 tháng đã phát hiện 9 bộ di cốt an táng theo tư thế bó gối và nhiều hiện vật như: Rìu đá, mảnh tước, chày nghiền, bếp và các mảnh xương động vật… được xác định thuộc về cư dân văn hóa Quỳnh Văn, là cư dân cổ từng sinh sống ven biển miền Trung Việt Nam cách đây hàng nghìn năm. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN