Nghệ An: Kỳ vĩ sông Đào, công trình vượt núi "dẫn thủy nhập điền”

  •  Sông Đào lặng lẽ chở nặng phù sa trôi qua những vùng có địa hình đồi, núi cao của huyện Đô Lương trước khi chảy vào địa bàn huyện Yên Thành, Diễn Châu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào lặng lẽ chở nặng phù sa trôi qua những vùng có địa hình đồi, núi cao của huyện Đô Lương trước khi chảy vào địa bàn huyện Yên Thành, Diễn Châu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Sông Đào nhận nước từ công trình thủy lợi Bara Đô Lương bắt đầu hành trình “khởi nguồn mạch sống” cho 4 huyện, 1 thị xã vùng hạ lưu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào nhận nước từ công trình thủy lợi Bara Đô Lương bắt đầu hành trình “khởi nguồn mạch sống” cho 4 huyện, 1 thị xã vùng hạ lưu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Suốt chiều dài trên sông Đào có nhiều Trạm bơm lấy nước cung cấp cho ruộng đồng ở khu vực cao hơn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Suốt chiều dài trên sông Đào có nhiều Trạm bơm lấy nước cung cấp cho ruộng đồng ở khu vực cao hơn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Công trình thủy lợi đập Bara Đô Lương (xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937) có chiều dài 345m chặn dòng chảy sông Lam, làm mực nước dâng cao hơn 10m so với mực nước biển để đổ vào sông Đào. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Công trình thủy lợi đập Bara Đô Lương (xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937) có chiều dài 345m chặn dòng chảy sông Lam, làm mực nước dâng cao hơn 10m so với mực nước biển để đổ vào sông Đào. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Sông Đào chạy song song với đường tỉnh cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng huyện Yên Thành, Diễn Châu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào chạy song song với đường tỉnh cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng huyện Yên Thành, Diễn Châu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Sông Đào đóng một vai trò to lớn trong nông nghiệp của tỉnh Nghệ An khi cung cấp nước tưới cho 25% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào đóng một vai trò to lớn trong nông nghiệp của tỉnh Nghệ An khi cung cấp nước tưới cho 25% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Sông Đào phân 2 nhánh chìm sâu, xuyên qua chiều dài hàng trăm mét trong lòng rú đất ngăn cách giữa 2 xã Hòa Sơn và Đại Thành (huyện Đô Lương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào phân 2 nhánh chìm sâu, xuyên qua chiều dài hàng trăm mét trong lòng rú đất ngăn cách giữa 2 xã Hòa Sơn và Đại Thành (huyện Đô Lương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Sông Đào cung cấp nước cho ao hồ giúp người dân các huyện hạ lưu  phát triển mô hình trang trại vườn, ao, chuồng quy mô lớn, cho thu nhập ổn định. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào cung cấp nước cho ao hồ giúp người dân các huyện hạ lưu phát triển mô hình trang trại vườn, ao, chuồng quy mô lớn, cho thu nhập ổn định. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Sông Đào qua hệ thống cầu, cống trên địa bàn huyện Yên Thành có dòng chảy mạnh, lưu lượng nước lớn do được dồn nước từ thượng lưu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào qua hệ thống cầu, cống trên địa bàn huyện Yên Thành có dòng chảy mạnh, lưu lượng nước lớn do được dồn nước từ thượng lưu. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Sông Đào phân nhánh, chia nước cho các diện tích canh tác nông nghiệp qua các cửa cống đấu nối đến hệ thống kênh mương cấp 3 nội đồng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Sông Đào phân nhánh, chia nước cho các diện tích canh tác nông nghiệp qua các cửa cống đấu nối đến hệ thống kênh mương cấp 3 nội đồng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Vẻ bình yên của sông Đào chảy qua khu vực địa bàn bán sơn địa huyện Đô Lương (Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Vẻ bình yên của sông Đào chảy qua khu vực địa bàn bán sơn địa huyện Đô Lương (Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Hệ thống ống bơm tại một Trạm bơm tại địa phận huyện Đô Lương có chức năng hút nước từ sông Đào cung cấp cho những diện tích đồng ruộng khu vực cao hơn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Hệ thống ống bơm tại một Trạm bơm tại địa phận huyện Đô Lương có chức năng hút nước từ sông Đào cung cấp cho những diện tích đồng ruộng khu vực cao hơn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
  • Nhiều đoạn sông Đào uốn lượn men theo sườn núi, sườn đồi, vượt qua những rú cao. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
    Nhiều đoạn sông Đào uốn lượn men theo sườn núi, sườn đồi, vượt qua những rú cao. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Sông Đào (thuộc hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An) là công trình vượt núi "dẫn thủy nhập điền” (đưa nước về ruộng), được xây dựng từ năm 1930, bắt nguồn từ xã Tràng Sơn (huyện Đô Lương), lấy nước sông Lam từ đập dâng Bara Đô Lương với lưu lượng trung bình nước đổ về đạt 43m3/giây. Nhờ tuyến kênh dài 56km vượt qua nhiều rú, núi và vùng đồng bằng chiêm trũng, hàng chục năm qua sông Đào đã thực hiện chức năng tưới tiêu cho 28.000ha đất nông nghiệp vùng hạ lưu, giảm ngập úng cho gần 2.000ha vùng trũng và tạo nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, nước sinh hoạt cho gần 1 triệu người thuộc các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN