Hiệu quả bền vững từ các mô hình kè sinh thái tại Hậu Giang

  • Trong ảnh: Kè sinh thái trồng tràm ven kênh Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Kè sinh thái trồng tràm ven kênh Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Trong ảnh: Kè sinh thái ven kênh Tân Hiệp, thị trấn Một Ngàn, Châu Thành A (Hậu Giang). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
    Trong ảnh: Kè sinh thái ven kênh Tân Hiệp, thị trấn Một Ngàn, Châu Thành A (Hậu Giang). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Mô hình kè sinh thái chống sạt lở bờ sông của tỉnh Hậu Giang được xây dựng trên cơ sở hai tiêu chí là chống xói mòn và tăng độ ổn định. Theo Chi cục Thủy lợi Hậu Giang, tùy theo đặc thù thổ nhưỡng có thể trồng các loại cây có hệ rễ sâu như: dừa, tràm, cà na trồng ở vùng có chênh lệch triều thấp (huyện Phụng Hiệp), còn vùng chênh lệch triều cao (huyện Châu Thành) trồng bần. So với kinh phí làm kè cứng (kè tường chịu lực, kè cọc bê tông cốt thép), bình quân tốn 70 triệu đồng/mét chiều dài, việc làm kè sinh thái thực sự tiết kiệm rất nhiều lại đạt hiệu quả bền vững trong bối cảnh tình trạng sạt lở đáng báo động như hiện nay. Các mô hình kè sinh thái trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai từ năm 2018, đến nay đã nhân rộng tại các huyện, thành với bình quân 50 km/năm. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN