-
Chiều 23/2/2023 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nhân 1 năm ngày bùng nổ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Tại phiên họp đặc biệt lần thứ 11, Đại hội đồng đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 18/9/2023, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này quyết định rút khỏi Hội đồng khu vực biển Barents và châu Âu-Bắc Cực (BEAC). Bộ trên nêu rõ các hoạt động của hội đồng về cơ bản đã bị đình trệ kể từ tháng 3/2022. Việc Phần Lan chưa tuyên bố sẵn sàng chuyển giao quyền Chủ tịch luân phiên BEAC cho Nga vào tháng 10/2023, vi phạm các nguyên tắc chuyển giao và làm gián đoạn các hoạt động chuẩn bị cần thiết. Trong bối cảnh đó, Nga buộc phải tuyên bố rút khỏi BEAC. Ảnh: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại cuộc họp ở Moskva ngày 15/9/2023. AFP/TTXVN
-
Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) đã đi ngược lại với những lợi ích an ninh của Nga trong diễn biến thế giới phức tạp hiện nay. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov (ảnh) đã đưa ra tuyên bố này khi trả lời phỏng vấn báo Parlamentskaya Gezeta ngày 15/5/2023. Theo ông Ryabkov, hiệp ước CFE đã gặp vấn đề trong nhiều năm, do đó việc Nga rút khỏi hiệp ước này không khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cho biết Kiev và các nước phương Tây đã từ chối tham gia đàm phán. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 25/7/2023, Bộ trưởng nông nghiệp các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về vấn đề ngũ cốc của Ukraine, sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Ủy viên Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski khẳng định EU sẵn sàng xuất khẩu gần như toàn bộ nông sản Ukraine qua các tuyến đường trên bộ và có thể hỗ trợ về chi phí. Tuyến đường này gồm hệ thống đường sắt và đường bộ kết nối giữa các nước EU có biên giới với Ukraine, như Ba Lan và Hungary. Ảnh: Tàu chở ngũ cốc cập cảng Djibouti để chuyển hàng tới Ethiopia, ngày 30/8/2022. AFP/TTXVN
-
Ngày 5/10/2022, Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak, cho biết các quan chức nước này đang tiến hành đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, dự kiến hết hạn vào ngày 19/11 tới. Cố vấn Podolyak đánh giá các cuộc đàm phán là "khó khăn" và bày tỏ hy vọng Ukraine có thể đạt được thỏa thuận gia hạn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ các hải cảng của nước này. Ảnh: Thu hoạch ngũ cốc trên cánh đồng gần Kramatosk ở vùng Donetsk, Ukraine. AFP/TTXVN
-
Bộ Cộng đồng, lãnh thổ và phát triển cơ sở hạ tầng Ukraine ngày 25/10/2023 thông báo nước này đang đàm phán với Moldova và Romania về việc thiết lập một "hành lang xanh" xuất khẩu ngũ cốc. “Hành lang xanh” dự kiến sẽ kết nối các tuyến đường biên giới đi qua cửa khẩu Reni của Ukraine, Giurgiulesti của Moldova và Galati của Romania trên đường đưa ngũ cốc từ Ukraine đến các cảng biển ở Romania. Ảnh: Thu hoạch ngũ cốc trên cánh đồng gần Kramatosk ở vùng Donetsk, Ukraine. AFP/TTXVN
-
Ngày 7/9/2023, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres (trái) cho biết LHQ đang tích cực tham gia vào nỗ lực cải thiện hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga nhằm thuyết phục Moskva quay trở lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/6/2023 cho biết đang cân nhắc khả năng Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Tổng thống Putin nêu rõ trên thực tế, hầu hết số ngũ cốc của Ukraine được chuyển đến các quốc gia thịnh vượng tại Liên minh châu Âu (EU), chứ không đến các nước châu Phi, và điều này trái với thỏa thuận. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/12/2023 tuyên bố Nga sẵn sàng hàn gắn mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Ông Putin cho rằng việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng một cách "không kiểm soát" về phía Đông và 8 năm xung đột ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine, là nguyên nhân đến xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 31/5/2023, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết nước này sẽ cung cấp cho Ukraine gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 300 triệu USD. Gói hỗ trợ này gồm tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Stinger, hệ thống phòng không Avenger, đạn dược cho các tổ hợp Patriot và tên lửa phóng loạt (MLRS) HIMARS. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết với gói hỗ trợ mới nhất, tổng trị giá hỗ trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine đã lên tới 37,6 tỷ USD kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. Ảnh: Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. AFP/TTXVN
-
Ngày 7/7/2023, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định cung cấp hàng nghìn quả bom chùm (ảnh) cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới trị giá tới 800 triệu. Tổng thống Joe Biden cho biết ông "rất khó khăn" khi đưa ra quyết định này, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng loại vũ khí gây tranh cãi trên có thể gây thương vong cho dân thường. Các vũ khí sẽ được lấy từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc, cũng gồm cả xe bọc thép Bradley, Stryker và một loạt đạn dược, như đạn dùng cho lựu pháo và Hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã lên tiếng phản đối quyết định này của Washington. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 12/12/2023, tại cuộc hội đàm ở Nhà Trắng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái), Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối cung cấp viện trợ bổ sung cho Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Sau khi thực hiện chuyến thăm đến Anh ngày 8/2/2023, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) đã đến Paris, Pháp, và có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron (giữa) cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Tổng thống Pháp Macron đã đưa ra cam kết nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Scholz tuyên bố nước này và các đối tác đã hỗ trợ Ukraine về tài chính, viện trợ nhân đạo cũng như vũ khí và sẽ tiếp tục làm như vậy chừng nào còn cần thiết. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 19/5/2023, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7-ảnh) diễn ra ở thành phố Hiroshima của Nhật Bản đã ra tuyên bố chung về Ukraine. Trong tuyên bố, G7 cho biết sẽ tiếp tục thực hiện cam kết cung cấp viện trợ tài chính, nhân đạo, quân sự và ngoại giao theo đề nghị của Ukraine cho tới khi nào còn cần thiết, đồng thời áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tuyên bố cũng kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine. Ảnh: KYODO/TTXVN
-
Ngày 5/10/2022, Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak, cho biết các quan chức nước này đang tiến hành đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) về việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, dự kiến hết hạn vào ngày 19/11 tới. Cố vấn Podolyak đánh giá các cuộc đàm phán là "khó khăn" và bày tỏ hy vọng Ukraine có thể đạt được thỏa thuận. Ảnh: Thu hoạch ngũ cốc trên cánh đồng gần Kramatosk ở vùng Donetsk, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Trong chuyến thăm Kiev ngày 21/11/2023, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đánh giá sự tiến bộ của Kiev trong nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu là rất đáng chú ý. Tuy nhiên, ông Michel dự đoán sẽ có một cuộc họp “khó khăn” vào tháng tới liên quan chủ đề khởi động tiến trình đàm phán gia nhập chính thức với Ukraine. Ảnh: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái) họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) và Tổng thống Moldova Maia Sandu tại thủ đô Kiev ngày 23/11/2023. AFP/TTXVN
-
Trong chuyến thăm Kiev ngày 21/11/2023, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đánh giá sự tiến bộ của Kiev trong nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu là rất đáng chú ý. Tuy nhiên, ông Michel dự đoán sẽ có một cuộc họp “khó khăn” vào tháng tới liên quan chủ đề khởi động tiến trình đàm phán gia nhập chính thức với Ukraine. Ảnh: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái) họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) và Tổng thống Moldova Maia Sandu tại thủ đô Kiev ngày 23/11/2023. AFP/TTXVN
-
Hàng chục quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/2/2023 đã đến thủ đô Kiev của Ukraine để đưa ra những cam kết về hỗ trợ quân sự, tài chính và chính trị cho quốc gia Đông Âu này. Ảnh: Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, ngày 2/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Quân nhân Ukraine tuần tra quanh căn cứ quân sự ở vùng Donetsk ngày 4/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 26/4/2023, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oeshchu thông báo hệ thống phòng không Patriot bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ở Ukraine từ tháng 4/2023, giúp Kiev bảo vệ bầu trời khỏi các tên lửa đạn đạo. Trước đó, ngày 19/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov xác nhận một tổ hợp hệ thống tên lửa phòng không Patriot đã được vận chuyển từ Đức đến Ukraine. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức tại Kahramanmaras, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 6/6/2023, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho hay vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở miền Nam Ukraine là “một trong những hậu quả tàn khốc" của cuộc xung đột Ukraine. Phát biểu trước báo giới, ông Guterres nhấn mạnh đây là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn". Ít nhất 16.000 người đã mất nhà cửa, nguy cơ tính mạng bị đe dọa và nguồn cung cấp nước sạch bị ảnh hưởng". Ảnh: AFP/TTXVN
-
Ngày 6/6/2023, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho hay vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở miền Nam Ukraine là “một trong những hậu quả tàn khốc" của cuộc xung đột Ukraine. Phát biểu trước báo giới, ông Guterres nhấn mạnh đây là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn". Ít nhất 16.000 người đã mất nhà cửa, nguy cơ tính mạng bị đe dọa và nguồn cung cấp nước sạch bị ảnh hưởng". Ảnh: AFP/TTXVN
-
Quân nhân Ukraine trú dưới một con hào trong trận pháo kích gần thành phố Bakhmut, Ukraine ngày 8/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
-
Bộ Tài chính Ukraine cho biết nước này cần khoảng 14,1 tỷ USD trong năm nay để phục vụ cho việc tái thiết nhanh các khu vực bị ảnh hưởng do xung đột. Theo Bộ trên, trong số tiền này, khoảng 3,3 tỷ USD đã được phân bổ từ ngân sách nhà nước. Ảnh: Cảnh tàn phá do xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 20/2/2023. AFP/TTXVN
-
Ngày 5/4/2023, Bộ Tài chính Ukraine cho biết nước này cần khoảng 14,1 tỷ USD trong năm nay để phục vụ cho việc tái thiết nhanh các khu vực bị ảnh hưởng do xung đột. Theo Bộ trên, trong số tiền này, khoảng 3,3 tỷ USD đã được phân bổ từ ngân sách nhà nước. Ảnh: Cảnh tàn phá do xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 20/2/2023. AFP/TTXVN
-
Ngày 5/4/2023, Bộ Tài chính Ukraine cho biết nước này cần khoảng 14,1 tỷ USD trong năm nay để phục vụ cho việc tái thiết nhanh các khu vực bị ảnh hưởng do xung đột. Theo Bộ trên, trong số tiền này, khoảng 3,3 tỷ USD đã được phân bổ từ ngân sách nhà nước. Ảnh: Cảnh tàn phá do xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 20/2/2023. AFP/TTXVN