35 năm Đổi mới: Đưa hạt gạo Việt Nam vươn xa, vươn cao

  • Nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Xu hướng này tạo cơ hội cho các nông hộ nhỏ tham gia vào thị trường tiềm năng này và tạo ra thu nhập tốt hơn từ lúa gạo. Trong ảnh: Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu 2021. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
    Nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Xu hướng này tạo cơ hội cho các nông hộ nhỏ tham gia vào thị trường tiềm năng này và tạo ra thu nhập tốt hơn từ lúa gạo. Trong ảnh: Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu 2021. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
  • Để giúp cho doanh nghiệp ngành gạo tiếp tục phát triển bền vững, nguồn tài chính cho các doanh nghiệp cũng cần phải được xem xét, nếu doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần tạo điều kiện giúp đỡ họ có nguồn vốn vay tốt hơn để hoạt động được đảm bảo ổn định. Trong ảnh: Dây chuyền đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Để giúp cho doanh nghiệp ngành gạo tiếp tục phát triển bền vững, nguồn tài chính cho các doanh nghiệp cũng cần phải được xem xét, nếu doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần tạo điều kiện giúp đỡ họ có nguồn vốn vay tốt hơn để hoạt động được đảm bảo ổn định. Trong ảnh: Dây chuyền đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Tuân thủ tuyệt đối giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất được nguồn gốc; ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến để giảm thất thoát, bảo đảm sản phẩm gạo có chất lượng đồng nhất, đáp ứng đầy đủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ảnh: Tập đoàn Lộc Trời – doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo của VIệt Nam, hiện có 5 nhà máy lương thực với công suất 200.000 tấn/năm. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
    Tuân thủ tuyệt đối giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất được nguồn gốc; ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến để giảm thất thoát, bảo đảm sản phẩm gạo có chất lượng đồng nhất, đáp ứng đầy đủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ảnh: Tập đoàn Lộc Trời – doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo của VIệt Nam, hiện có 5 nhà máy lương thực với công suất 200.000 tấn/năm. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
  • Giải pháp thời gian tới là phát triển các vùng sản xuất lúa tập trung theo giống được xác định, có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất. Trong ảnh: Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị đầu tiên trên thế giới đạt 100 điểm tuyệt đối theo mô hình canh tác lúa bền vững (SRP) trên diện tích trên 100 ha chỉ với 14 nông dân. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Giải pháp thời gian tới là phát triển các vùng sản xuất lúa tập trung theo giống được xác định, có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất. Trong ảnh: Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị đầu tiên trên thế giới đạt 100 điểm tuyệt đối theo mô hình canh tác lúa bền vững (SRP) trên diện tích trên 100 ha chỉ với 14 nông dân. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo này là hết sức cần thiết để phát huy tốt hơn nữa những thành quả đã đạt được, đồng thời khơi dậy những tiềm năng còn chưa được khai phá. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo này là hết sức cần thiết để phát huy tốt hơn nữa những thành quả đã đạt được, đồng thời khơi dậy những tiềm năng còn chưa được khai phá. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Lúa gạo là ngành hàng chiến lược của Việt Nam, không chỉ đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Trong ảnh: Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Lúa gạo là ngành hàng chiến lược của Việt Nam, không chỉ đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Trong ảnh: Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Muốn tận dụng được tốt nhất lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đòi hỏi ngành lúa gạo phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các quốc gia nhập khẩu. Ảnh: Chanh Đa - TTXVN
    Muốn tận dụng được tốt nhất lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đòi hỏi ngành lúa gạo phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các quốc gia nhập khẩu. Ảnh: Chanh Đa - TTXVN
  • Sản lượng xuất khẩu gạo giảm dần theo từng thời kỳ, song các chỉ tiêu về gạo đặc sản, gạo chất lượng cao, sản phẩm chế biến từ gạo, tỷ lệ gạo có thương hiệu đều tăng dần qua từng năm - đây là mục tiêu đúng và phù hợp tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo hiện nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác quốc tế. Trong ảnh: Đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Thoại Sơn (Tập đoàn Lộc Trời). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Sản lượng xuất khẩu gạo giảm dần theo từng thời kỳ, song các chỉ tiêu về gạo đặc sản, gạo chất lượng cao, sản phẩm chế biến từ gạo, tỷ lệ gạo có thương hiệu đều tăng dần qua từng năm - đây là mục tiêu đúng và phù hợp tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo hiện nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác quốc tế. Trong ảnh: Đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Thoại Sơn (Tập đoàn Lộc Trời). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Điều này thể hiện rõ hướng đi của ngành lúa gạo thời gian tới là giảm diện tích, sản lượng xuất khẩu để tập trung nâng cao chất lượng gạo và giá bán. Trong ảnh: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU theo Hiệp định EVFTA của Tập Đoàn Lộc Trời ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Điều này thể hiện rõ hướng đi của ngành lúa gạo thời gian tới là giảm diện tích, sản lượng xuất khẩu để tập trung nâng cao chất lượng gạo và giá bán. Trong ảnh: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU theo Hiệp định EVFTA của Tập Đoàn Lộc Trời ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030. Trong đó, điểm đáng chú ý của đề án là sản lượng xuất khẩu gạo giảm dần theo từng thời kỳ, song các chỉ tiêu về gạo đặc sản, gạo chất lượng cao, sản phẩm chế biến từ gạo, tỷ lệ gạo có thương hiệu đều tăng dần qua từng năm. Trong ảnh: Nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn và được thương lái thu mua tại ruộng. Ảnh: Huỳnh Sử - TTXVN
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030. Trong đó, điểm đáng chú ý của đề án là sản lượng xuất khẩu gạo giảm dần theo từng thời kỳ, song các chỉ tiêu về gạo đặc sản, gạo chất lượng cao, sản phẩm chế biến từ gạo, tỷ lệ gạo có thương hiệu đều tăng dần qua từng năm. Trong ảnh: Nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn và được thương lái thu mua tại ruộng. Ảnh: Huỳnh Sử - TTXVN
  • Đại hội 13 của Đảng đã mở ra một hướng đi mới với mục tiêu chiến lược:
    Đại hội 13 của Đảng đã mở ra một hướng đi mới với mục tiêu chiến lược: "Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh". Nông nghiệp lại đứng trước cơ hội hóa giải mọi khó khăn thách thức, tạo ra bước chuyển ngoạn mục để trở thành một quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm "Minh bạch - Trách nhiệm - Bền vững". Trong ảnh: Thu hoạch lúa sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế SRP ở HTX nông nghiệp Kênh 5B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
  • Đảm bảo nguồn cung lúa gạo trong nước và xuất khẩu gạo là yếu tố quan trọng đưa Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới về tăng trưởng nông nghiệp. Đó là kết quả của định hướng theo mục tiêu tăng năng suất và sản lượng. Trong ảnh: Nông dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang phơi khô lúa sau thu hoạch để bán cho thương lái. Ảnh: Huỳnh Sử - TTXVN
    Đảm bảo nguồn cung lúa gạo trong nước và xuất khẩu gạo là yếu tố quan trọng đưa Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới về tăng trưởng nông nghiệp. Đó là kết quả của định hướng theo mục tiêu tăng năng suất và sản lượng. Trong ảnh: Nông dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang phơi khô lúa sau thu hoạch để bán cho thương lái. Ảnh: Huỳnh Sử - TTXVN
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất cần một hành lang pháp lý ổn định để an tâm xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Trong ảnh: Đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Lương thực Tiền Giang, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất cần một hành lang pháp lý ổn định để an tâm xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Trong ảnh: Đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Lương thực Tiền Giang, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Để phát triển xuất khẩu gạo theo yêu cầu các hiệp định thương mại tự do mà VIệt Nam đã ký kết, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải xây dựng được uy tín trên thị trường. Trong ảnh: UBND tỉnh An Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện Đề án Xây dựng thương hiệu gạo An Giang, Chương trình phát triển Hợp tác xã kiểu mới gắn xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo, lúa nếp… tại tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
    Để phát triển xuất khẩu gạo theo yêu cầu các hiệp định thương mại tự do mà VIệt Nam đã ký kết, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải xây dựng được uy tín trên thị trường. Trong ảnh: UBND tỉnh An Giang và Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện Đề án Xây dựng thương hiệu gạo An Giang, Chương trình phát triển Hợp tác xã kiểu mới gắn xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo, lúa nếp… tại tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
  • Vị thế hạt gạo Việt Nam hiện nay đã tăng lên rõ rệt, nhờ vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa chất lượng cao nên tỷ lệ gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau. Ảnh: Kim Há - TTXVN
    Vị thế hạt gạo Việt Nam hiện nay đã tăng lên rõ rệt, nhờ vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa chất lượng cao nên tỷ lệ gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau. Ảnh: Kim Há - TTXVN
  • Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) ký ngày 30/6/2019 mở ra cơ hội mới cho hạt gạo Việt Nam, là cơ hội để chuỗi sản xuất Việt Nam chuẩn hóa chất lượng gạo theo những tiêu chuẩn đó. Trong ảnh: Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến gạo của Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn, thuộc Tập đoàn Lộc Trời - doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong xuất khẩu gạo sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
    Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) ký ngày 30/6/2019 mở ra cơ hội mới cho hạt gạo Việt Nam, là cơ hội để chuỗi sản xuất Việt Nam chuẩn hóa chất lượng gạo theo những tiêu chuẩn đó. Trong ảnh: Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến gạo của Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn, thuộc Tập đoàn Lộc Trời - doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong xuất khẩu gạo sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
  • Xu thế phát triển và các doanh nghiệp tư nhân có thể góp phần giúp Chính phủ ổn định thị trường trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, trong đó, quan trọng nhất là phải xây dựng cho được một số các doanh nghiệp đầu tàu đủ mạnh, giúp đẩy mạnh mua lúa của nông dân mỗi khi thị trường giảm giá, đặc biệt là không được ép giá. Trong ảnh: Thương lái đến thu mua lúa vừa thu hoạch ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng). Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
    Xu thế phát triển và các doanh nghiệp tư nhân có thể góp phần giúp Chính phủ ổn định thị trường trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, trong đó, quan trọng nhất là phải xây dựng cho được một số các doanh nghiệp đầu tàu đủ mạnh, giúp đẩy mạnh mua lúa của nông dân mỗi khi thị trường giảm giá, đặc biệt là không được ép giá. Trong ảnh: Thương lái đến thu mua lúa vừa thu hoạch ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng). Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
  • Để giúp cho doanh nghiệp ngành gạo tiếp tục phát triển bền vững, người nông dân rất cần có mặt bằng giá ổn định. Muốn vậy cần có những doanh nghiệp lớn đứng ra thu mua mỗi khi giá lúa trên thị trường xuống thấp, có như vậy mới hạn chế nông dân bán ra, giữ giá được ổn định. Trong ảnh: Nông dân xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tập trung lúa vừa thu hoạch để bán cho thương lái. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
    Để giúp cho doanh nghiệp ngành gạo tiếp tục phát triển bền vững, người nông dân rất cần có mặt bằng giá ổn định. Muốn vậy cần có những doanh nghiệp lớn đứng ra thu mua mỗi khi giá lúa trên thị trường xuống thấp, có như vậy mới hạn chế nông dân bán ra, giữ giá được ổn định. Trong ảnh: Nông dân xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tập trung lúa vừa thu hoạch để bán cho thương lái. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
  • Để giúp cho doanh nghiệp ngành gạo tiếp tục phát triển bền vững, ngành nông nghiệp cần tổng kết, đánh giá tình hình để có cái nhìn và xu hướng chung, từ đó đưa ra chỉ đạo về hoạt động sản xuất sao cho ngày càng phù hợp hơn với xu hướng thị trường xuất khẩu. Trong ảnh: Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Để giúp cho doanh nghiệp ngành gạo tiếp tục phát triển bền vững, ngành nông nghiệp cần tổng kết, đánh giá tình hình để có cái nhìn và xu hướng chung, từ đó đưa ra chỉ đạo về hoạt động sản xuất sao cho ngày càng phù hợp hơn với xu hướng thị trường xuất khẩu. Trong ảnh: Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Năm 2020 là một năm rất thành công của ngành lúa gạo, từ cơ cấu gạo xuất khẩu cho đến thị trường tiêu thụ, và giá gạo xuất khẩu đã góp phần làm cho ngành lúa gạo năm nay tốt lên rất nhiều. Trong ảnh: Giống lúa mới lấy tên Mắt rồng (SR20), do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam lai tạo thành công, vừa giữ được nhiều ưu điểm của giống lúa màu cổ truyền vừa có giá trị phổ biến cao. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN
    Năm 2020 là một năm rất thành công của ngành lúa gạo, từ cơ cấu gạo xuất khẩu cho đến thị trường tiêu thụ, và giá gạo xuất khẩu đã góp phần làm cho ngành lúa gạo năm nay tốt lên rất nhiều. Trong ảnh: Giống lúa mới lấy tên Mắt rồng (SR20), do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam lai tạo thành công, vừa giữ được nhiều ưu điểm của giống lúa màu cổ truyền vừa có giá trị phổ biến cao. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN
  • Năm 2020 sản xuất lúa thơm của Việt Nam được đầu tư lớn, dẫn đến xuất khẩu gạo thơm đạt hiệu quả cao và thị trường tiêu thụ cũng tốt hơn. Nhờ vậy, vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đã được nâng lên, khách hàng không còn nhìn Việt Nam như là một nước chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo cấp thấp nữa. Trong ảnh: Đóng gói gạo xuất khẩu theo đơn đặt hàng tại nhà máy chế biến lương thực Long An, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Năm 2020 sản xuất lúa thơm của Việt Nam được đầu tư lớn, dẫn đến xuất khẩu gạo thơm đạt hiệu quả cao và thị trường tiêu thụ cũng tốt hơn. Nhờ vậy, vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đã được nâng lên, khách hàng không còn nhìn Việt Nam như là một nước chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo cấp thấp nữa. Trong ảnh: Đóng gói gạo xuất khẩu theo đơn đặt hàng tại nhà máy chế biến lương thực Long An, thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Đại dịch COVID-19 khiến thị trường gạo xuất khẩu nhiều biến động, cùng với diễn biến thời tiết không hoàn toàn thuận lợi, nhưng 2020 và 2021 lại là năm xuất khẩu tốt của ngành lúa gạo, dù khối lượng giảm nhưng giá trị mang về tăng đến 2 chữ số. Có được kết quả này là nhờ vào cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu. Trong ảnh: Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến Tân Thạnh thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Đại dịch COVID-19 khiến thị trường gạo xuất khẩu nhiều biến động, cùng với diễn biến thời tiết không hoàn toàn thuận lợi, nhưng 2020 và 2021 lại là năm xuất khẩu tốt của ngành lúa gạo, dù khối lượng giảm nhưng giá trị mang về tăng đến 2 chữ số. Có được kết quả này là nhờ vào cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu. Trong ảnh: Vận chuyển gạo xuất khẩu tại nhà máy chế biến Tân Thạnh thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam – CTCP (Vinafood 2). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
  • Chương trình “cánh đồng mẫu lớn” đã giúp thay đổi nhận thức về mối liên kết giữa các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Trong ảnh: Nông dân tỉnh An Giang chăm sóc lúa trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
    Chương trình “cánh đồng mẫu lớn” đã giúp thay đổi nhận thức về mối liên kết giữa các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Trong ảnh: Nông dân tỉnh An Giang chăm sóc lúa trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
  • Khung các chương trình phát triển lúa gạo nâng tầm vóc nền lúa gạo Việt Nam lên để thuận lợi khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu… Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Khung các chương trình phát triển lúa gạo nâng tầm vóc nền lúa gạo Việt Nam lên để thuận lợi khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu… Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Long An (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Các chương trình phát triển lúa gạo đã giúp sản xuất lúa gạo Việt Nam đạt được khung chung về an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho xuất khẩu đi các thị trường “khó tính”. Trong ảnh: Nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phơi thóc mới thu hoạch. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Các chương trình phát triển lúa gạo đã giúp sản xuất lúa gạo Việt Nam đạt được khung chung về an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho xuất khẩu đi các thị trường “khó tính”. Trong ảnh: Nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phơi thóc mới thu hoạch. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Thực hiện chiến lược về an toàn thực phẩm mang tính chất đồng loạt, từ năm 2008, Bộ NN và PTNT đã khởi động chương trình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng lúa hữu cơ và lúa đặc thù, sau đó là chương trình trồng lúa bền vững. Trong ảnh: Nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An) vận chuyển thóc vừa thu hoạch. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Thực hiện chiến lược về an toàn thực phẩm mang tính chất đồng loạt, từ năm 2008, Bộ NN và PTNT đã khởi động chương trình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng lúa hữu cơ và lúa đặc thù, sau đó là chương trình trồng lúa bền vững. Trong ảnh: Nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An) vận chuyển thóc vừa thu hoạch. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Với chiến lược về giống, các giống lúa chất lượng cao như ST 25 có thể cạnh tranh được với các giống lúa cao cấp của các quốc gia khác và ngày càng củng cố được chỗ đứng trên thị trường lúa gạo. Trong ảnh: Gạo ST24 do nhóm nhà khoa học của Sóc Trăng, đứng đầu là kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo, phát triển đã được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2019”. Đây là giống lúa cao sản có thể trồng 2 đến 3 vụ/năm. Gạo có hạt dài trắng, dẻo, có mùi thơm dứa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
    Với chiến lược về giống, các giống lúa chất lượng cao như ST 25 có thể cạnh tranh được với các giống lúa cao cấp của các quốc gia khác và ngày càng củng cố được chỗ đứng trên thị trường lúa gạo. Trong ảnh: Gạo ST24 do nhóm nhà khoa học của Sóc Trăng, đứng đầu là kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo, phát triển đã được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới 2019”. Đây là giống lúa cao sản có thể trồng 2 đến 3 vụ/năm. Gạo có hạt dài trắng, dẻo, có mùi thơm dứa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
  • Bắt nguồn từ chiến lược về giống, ngành nông nghiệp Việt Nam đi đúng hướng vào những giai đoạn phù hợp: từ giống lúa chất lượng thấp lên chất lượng cao, có giống lúa chất lượng cao thì đi lên giống thơm nhẹ và giống đặc sản. Trong ảnh: Nghiên cứu giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
    Bắt nguồn từ chiến lược về giống, ngành nông nghiệp Việt Nam đi đúng hướng vào những giai đoạn phù hợp: từ giống lúa chất lượng thấp lên chất lượng cao, có giống lúa chất lượng cao thì đi lên giống thơm nhẹ và giống đặc sản. Trong ảnh: Nghiên cứu giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
  • Năm 2016, Chính phủ thông qua chính sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, chuyển trọng tâm của chính phủ từ số lượng sang chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, từ một ngành cung cấp theo định hướng thành cung cấp theo nhu cầu thị trường. Trong ảnh: Nông dân xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đóng bao thóc mới thu hoạch vụ Đông-Xuân sớm. Ảnh: Duy Khương – TTXVN
    Năm 2016, Chính phủ thông qua chính sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, chuyển trọng tâm của chính phủ từ số lượng sang chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, từ một ngành cung cấp theo định hướng thành cung cấp theo nhu cầu thị trường. Trong ảnh: Nông dân xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đóng bao thóc mới thu hoạch vụ Đông-Xuân sớm. Ảnh: Duy Khương – TTXVN
  • Cơ cấu giống lúa của Việt Nam bắt đầu thay đổi cách đây 20 năm, từ Chương trình giống Quốc gia. Trong ảnh: Đánh giá đặc tính và phẩm chất của các bộ giống lúa chịu mặn tại Bến Tre. Ảnh: Công Trí - TTXVN
    Cơ cấu giống lúa của Việt Nam bắt đầu thay đổi cách đây 20 năm, từ Chương trình giống Quốc gia. Trong ảnh: Đánh giá đặc tính và phẩm chất của các bộ giống lúa chịu mặn tại Bến Tre. Ảnh: Công Trí - TTXVN
  • Việt Nam xuất khẩu gạo với khối lượng lớn nhưng đa phần là gạo cấp thấp và lượng tồn nhiều. Câu chuyện đó diễn ra suốt nhiều năm. Trong ảnh: Kho gạo dự trữ xuất khẩu của Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng Công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Việt Nam xuất khẩu gạo với khối lượng lớn nhưng đa phần là gạo cấp thấp và lượng tồn nhiều. Câu chuyện đó diễn ra suốt nhiều năm. Trong ảnh: Kho gạo dự trữ xuất khẩu của Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh (Tổng Công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo trắng ở phân khúc thị trường cấp thấp. Với chất lượng thấp và giá rẻ, Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp hơn. Trong ảnh: Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Hồ Chí Minh (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
    Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo trắng ở phân khúc thị trường cấp thấp. Với chất lượng thấp và giá rẻ, Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp hơn. Trong ảnh: Kho gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực Hồ Chí Minh (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
  • Diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng. Trong ảnh: Nông dân tỉnh Đồng Tháp chăm sóc lúa vụ Đông xuân 2018 – 2019. Ảnh: Nguyễn Văn Trí – TTXVN
    Diện tích lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng. Trong ảnh: Nông dân tỉnh Đồng Tháp chăm sóc lúa vụ Đông xuân 2018 – 2019. Ảnh: Nguyễn Văn Trí – TTXVN
  • Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Trong ảnh: Nông dân xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) phơi thóc mới thu hoạch vụ Đông Xuân 2008-2009. Ảnh: Trần Tuấn - TTXVN
    Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Trong ảnh: Nông dân xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) phơi thóc mới thu hoạch vụ Đông Xuân 2008-2009. Ảnh: Trần Tuấn - TTXVN
  • Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình Huệ-TTXVN
    Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn. Trong ảnh: Bốc xếp gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình Huệ-TTXVN
Từ một nước thiếu ăn rồi tự túc lương thực, sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đảm bảo an ninh lương thực, cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Vị thế hạt gạo Việt Nam hiện nay đã tăng lên rõ rệt nhờ sự đổi mới tư duy mạnh mẽ, từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu, tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và phát triển bền vững với những chính sách mới nhằm tái cơ cấu ngành lúa gạo, để hạt gạo Việt Nam không ngừng vươn xa, vươn cao. Ảnh: TTXVN

Ảnh Ảnh chuyên đề

Tin mới

TTXVN