Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ quan trọng trong khai quật, thăm dò chính điện Kính thiên năm 2024

  • Trong đợt khai quật năm 2024, tại hố số 1, lớp đào dày 2,3m, phát hiện 4 lớp văn hoá có niên đại khá dài từ thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI) đến thời hiện đại (thế kỷ XIX-XX) gồm: Lớp mặt, lớp thời Nguyễn dày 0,5-0,9m, lớp thời Lê Trung hưng dày 0,6m, thời Lê Sơ lẫn gạch ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Trong đợt khai quật năm 2024, tại hố số 1, lớp đào dày 2,3m, phát hiện 4 lớp văn hoá có niên đại khá dài từ thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI) đến thời hiện đại (thế kỷ XIX-XX) gồm: Lớp mặt, lớp thời Nguyễn dày 0,5-0,9m, lớp thời Lê Trung hưng dày 0,6m, thời Lê Sơ lẫn gạch ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Cuộc khai quật, thăm dò năm 2024 phát hiện nhiều gạch, ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Cuộc khai quật, thăm dò năm 2024 phát hiện nhiều gạch, ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Cống nước ngầm được phát lộ ở độ sâu 1,4m so với mặt bằng tại chỗ, thành trong cống cao 52cm, được xếp 3 hàng gạch vồ, mặt cống được đậy bằng các phiến đá vôi hình chữ nhật, lòng cống rộng 37cm, được lát bằng gạch vuông màu đỏ thời Lê sơ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Cống nước ngầm được phát lộ ở độ sâu 1,4m so với mặt bằng tại chỗ, thành trong cống cao 52cm, được xếp 3 hàng gạch vồ, mặt cống được đậy bằng các phiến đá vôi hình chữ nhật, lòng cống rộng 37cm, được lát bằng gạch vuông màu đỏ thời Lê sơ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Cuộc khai quật, thăm dò năm 2024 phát hiện nhiều gạch, ngói từ thời Trần, thời Lê sơ và Lê Trung hưng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Cuộc khai quật, thăm dò năm 2024 phát hiện nhiều gạch, ngói từ thời Trần, thời Lê sơ và Lê Trung hưng. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Phát hiện dấu tích móng sỏi đầm thời Lê Sơ, dạng hình chữ nhật, kích thước dài 1,1m , rộng 0,65m, có ý kiến móng này có thể thuộc thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Phát hiện dấu tích móng sỏi đầm thời Lê Sơ, dạng hình chữ nhật, kích thước dài 1,1m , rộng 0,65m, có ý kiến móng này có thể thuộc thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Tại hố 1, khai quật được lớp mặt dày 0,5-0,9m, lớp văn hoá 1 thời Nguyễn dày 0,3 -0,4m, lớp văn hoá 2 thời Lê Trung hưng dày 0,5 - 0,8m. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Tại hố 1, khai quật được lớp mặt dày 0,5-0,9m, lớp văn hoá 1 thời Nguyễn dày 0,3 -0,4m, lớp văn hoá 2 thời Lê Trung hưng dày 0,5 - 0,8m. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Phát hiện dấu tích móng Ngự đạo, được gia cố bằng gạch ngói vụn, đá và đất sét, móng Ngự đạo dày 56-70 cm, được đầm thành 5 lớp: Đất sét, gạch ngói vụn (chủ yếu gạch vồ đỏ và xám), đất sét, gạch ngói vụn, đất sét, phía dưới là dấu tích móng gạch, ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Phát hiện dấu tích móng Ngự đạo, được gia cố bằng gạch ngói vụn, đá và đất sét, móng Ngự đạo dày 56-70 cm, được đầm thành 5 lớp: Đất sét, gạch ngói vụn (chủ yếu gạch vồ đỏ và xám), đất sét, gạch ngói vụn, đất sét, phía dưới là dấu tích móng gạch, ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Khu vực khai quật cống nước xuất lộ dài 8,4m, rộng 1,1m , chạy theo hướng Đông Tây. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Khu vực khai quật cống nước xuất lộ dài 8,4m, rộng 1,1m , chạy theo hướng Đông Tây. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Cống ngầm được xuất lộ, thành cống được xây dựng bằng gạch vồ và gạch bìa thời Lê Sơ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Cống ngầm được xuất lộ, thành cống được xây dựng bằng gạch vồ và gạch bìa thời Lê Sơ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Phát hiện dấu tích móng Ngự đạo, được gia cố bằng gạch ngói vụn, đá và đất sét, móng Ngự đạo dày 56-70 cm, được đầm thành 5 lớp: Đất sét, gạch ngói vụn (chủ yếu gạch vồ đỏ và xám), đất sét, gạch ngói vụn, đất sét, phía dưới là dấu tích móng gạch, ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Phát hiện dấu tích móng Ngự đạo, được gia cố bằng gạch ngói vụn, đá và đất sét, móng Ngự đạo dày 56-70 cm, được đầm thành 5 lớp: Đất sét, gạch ngói vụn (chủ yếu gạch vồ đỏ và xám), đất sét, gạch ngói vụn, đất sét, phía dưới là dấu tích móng gạch, ngói thời Trần. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Cống nước ngầm được phát lộ ở độ sâu 1,4m so với mặt bằng tại chỗ ở hố 4 Bắc Đoan Môn - biểu hiện kỹ thuật, tài năng của người xưa khi tiêu thoát nước thật nhanh trên diện tích sân đại triều lớn tới hàng chục nghìn m2. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Cống nước ngầm được phát lộ ở độ sâu 1,4m so với mặt bằng tại chỗ ở hố 4 Bắc Đoan Môn - biểu hiện kỹ thuật, tài năng của người xưa khi tiêu thoát nước thật nhanh trên diện tích sân đại triều lớn tới hàng chục nghìn m2. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Tại hố 3, xuất hiện dấu tích bó nền (cũng có thể là tường bao) thời Nguyễn, được bó vỉa bằng gạch xếp, loại gạch được sử dụng chủ yếu là gạch vồ và một số viên gạch vuông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Tại hố 3, xuất hiện dấu tích bó nền (cũng có thể là tường bao) thời Nguyễn, được bó vỉa bằng gạch xếp, loại gạch được sử dụng chủ yếu là gạch vồ và một số viên gạch vuông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Gạch xếp tại khu vực đã được khai quật. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Gạch xếp tại khu vực đã được khai quật. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Tại hố 3, xuất hiện dấu tích bó nền (cũng có thể là tường bao) thời Nguyễn, được bó vỉa bằng gạch xếp, loại gạch được sử dụng chủ yếu là gạch vồ và một số viên gạch vuông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Tại hố 3, xuất hiện dấu tích bó nền (cũng có thể là tường bao) thời Nguyễn, được bó vỉa bằng gạch xếp, loại gạch được sử dụng chủ yếu là gạch vồ và một số viên gạch vuông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Ở độ sâu 1,9m so với mặt bằng tại chỗ, phát hiện nhiều kiến trúc có móng cột thời Lê sơ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Ở độ sâu 1,9m so với mặt bằng tại chỗ, phát hiện nhiều kiến trúc có móng cột thời Lê sơ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
  • Cuộc khai quật, thăm dò năm 2024 tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI) và Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII). Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
    Cuộc khai quật, thăm dò năm 2024 tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI) và Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII). Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Thực hiện khuyến nghị của UNESCO, sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò 500m² trong khu vực Hoàng thành Thăng Long. Cuộc khai đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI) và Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII) trên các phương diện kiến trúc, vật liệu, mặt bằng tổng thể và kỹ thuật xây dựng. Đây đều là những thuộc tính cơ bản của giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN