Nơi làm muối của người Sa Huỳnh cổ niên đại khoảng 2.000 năm ở Quảng Ngãi

  • Người dân xóm Cỏ chêm nước biển vào các ô đá kết tinh muối đã được be bờ bằng đất sét để tăng độ dày cho muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
    Người dân xóm Cỏ chêm nước biển vào các ô đá kết tinh muối đã được be bờ bằng đất sét để tăng độ dày cho muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
  • Muối kết tinh trên đá . Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
    Muối kết tinh trên đá . Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
  • Tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi (bên phải) Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra khu vực làm muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
    Tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi (bên phải) Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra khu vực làm muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
  • Người dân xóm Cỏ thu hoạch muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
    Người dân xóm Cỏ thu hoạch muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
  • Muối đang được kết tinh trên đá. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
    Muối đang được kết tinh trên đá. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
  • Khu vực bãi cát, gành đá trước thôn Gò Cỏ, xã Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là nơi nơi người Sa Huỳnh cổ làm muối, có niên đại khoảng 2.000 năm. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
    Khu vực bãi cát, gành đá trước thôn Gò Cỏ, xã Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là nơi nơi người Sa Huỳnh cổ làm muối, có niên đại khoảng 2.000 năm. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
  • Khu vực bãi đá trũng là nơi giang nước biển tạo thêm độ mặn cho nước biển trước khi đưa nước vào các ô đá kết tinh muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
    Khu vực bãi đá trũng là nơi giang nước biển tạo thêm độ mặn cho nước biển trước khi đưa nước vào các ô đá kết tinh muối. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Trong quá trình tìm kiếm các di tích khảo cổ của nền văn hóa Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện ra Trảng muối nơi người Sa Huỳnh cổ làm muối, có niên đại khoảng 2.000 năm. Trảng muối có diện tích khoảng 10 ha, thuộc xóm Cỏ, thôn Long Thạnh 2, một bên giáp biển, một bên giáp núi, cách nơi cư trú của người Sa Huỳnh 800m và cách nơi có mộ táng 500m. Người Sa Huỳnh cổ đã tận dụng nền đá bằng phẳng, cứng chắc cùng với nguồn nước biển sẵn để tự làm ra muối sử dụng cho cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN