Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11): Gìn giữ một dòng gốm cổ tại Phú Yên

  • Một số vật dụng được làm bằng gốm Quảng Đức xưa. Ảnh: Tường Quân – TTXVN
    Một số vật dụng được làm bằng gốm Quảng Đức xưa. Ảnh: Tường Quân – TTXVN
  • Phòng trưng bày gốm cổ Quảng Đức tại thành phố Tuy Hòa có hơn 200 hiện vật. Ảnh: TTXVN phát
    Phòng trưng bày gốm cổ Quảng Đức tại thành phố Tuy Hòa có hơn 200 hiện vật. Ảnh: TTXVN phát
  • Nhiều loại gốm Quảng Đức quý hiếm được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên. Ảnh: Tường Quân – TTXVN
    Nhiều loại gốm Quảng Đức quý hiếm được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên. Ảnh: Tường Quân – TTXVN
Làng gốm Quảng Đức, nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII với chủng loại đa dạng: nậm rượu, ché rượu, bình vôi, chum, chậu kiểng, bình hoa, chân đèn, lư hương… Gốm Quảng Đức được trang trí nhiều hoa văn khác nhau, trong đó có nhiều hoa văn và hình tượng trang trí được làm bằng khuôn, sau đó đắp nổi lên sản phẩm, tạo thành các mảng hoa văn với nhiều mô típ sống động, tinh tế. Hiện nay, gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh và đang được gìn giữ, phát huy. Ảnh: Tường Quân – TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN