-
Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân rối nước Đào Thục, những con rối vô tri, vô giác bỗng trở nên sống động, hấp dẫn mọi du khách. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Sau nhiều thăng trầm, nhưng với tình yêu, trách nhiệm của các thế hệ nhân dân địa phương, rối nước Đào Thục đã được gìn giữ, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Dù còn không ít nhọc nhằn, vất vả, nhưng các nghệ sĩ rối nước vẫn yêu nghề, say nghề bởi qua bàn tay "vàng" của họ, các con rối vô tri, vô giác được "lột xác" thành những nhân vật có tâm hồn, mang niềm hứng khởi đến cho công chúng. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân rối nước Đào Thục, những con rối vô tri, vô giác sẽ trở nên sống động, hấp dẫn với mọi du khách. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Nghề múa rối nước không ít nhọc nhằn, vất vả, nhất là vào mùa Đông, khi mà các nghệ sĩ phải ngâm mình trong bể nước để hát, để diễn và hóa thân vào từng hành động, cử chỉ, điệu bộ của con rối. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi sớm được tiếp cận với nghề từ khi còn nhỏ, hiện là người duy nhất trong làng làm công việc chế tác rối nước. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Thủy đình biểu diễn rối nước tại làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Thủy đình biểu diễn rối nước tại làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Trẻ nhỏ thích thú với những quân trò rối được chế tác tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Phi ở làng Đào Thục. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi, người duy nhất trong làng làm công việc chế tác và bảo tồn nghệ thuật múa rối nước, mang đến cho khán giả và du khách những giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Trẻ nhỏ thích thú với những quân trò rối tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Phi khi được đến tham quan, trải nghiệm ở làng rối nước Đào Thục. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Làng múa rối nước Đào Thục trở thành điểm tham quan của nhiều du khách, trong đó có đối tượng học sinh. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Các nghệ sĩ chuẩn bị kỹ càng cho từng con rối trước mỗi màn biểu diễn để mang đến sự hoàn hảo nhất phục vụ công chúng. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã dành hơn một thập kỷ để chế tác và bảo tồn nghệ thuật múa rối nước của làng Đào Thục và là người duy nhất trong làng làm công việc này. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Các nghệ sĩ có "bàn tay vàng" của làng rối Đào Thục luôn khiêm nhường ẩn mình sau bức mành thưa để làm nên bao điều kỳ diệu cho công chúng. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi hướng dẫn cách sơn quân trò rối cho các khách du lịch "nhí". Ảnh: Trần Việt - TTXVN
-
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi chế tác quân trò rối trước ánh mắt đầy tò mò, ngỡ ngàng, thán phục của những du khách nhỏ tuổi khi được đến tham quan làng múa rối Đào Thục. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Những khán giả nhỏ tuổi luôn thích thú với màn biểu diễn rối nước. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
"Phùng Hưng đả hổ" là một trong hơn 20 tích múa rối có từ thời xưa của làng múa rối nước Đào Thục. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Các nghệ nhân rối nước Đào Thục sáng tác thêm nhiều trò mới để ca ngợi quê hương, đất nước, tạo ra những trò rối và con vật gắn liền với cuộc sống hằng ngày như chú Tễu, con trâu, con hổ,... Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Các nghệ sĩ làng múa rối Đào Thục kỳ công chuẩn bị cho màn biểu diễn rối nước để hóa thân, lột xác cho cuộc đời những con rối. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN
-
Với nghệ thuật múa rối nước, nghệ sĩ luôn ẩn mình sau bức mành thưa, lặng lẽ, khiêm nhường, chẳng xưng danh, không cân đai áo mũ, mà tất cả chỉ nhờ vào đôi tay tài hoa để mang điều kỳ diệu đến cho công chúng. Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN