Du lịch Việt Nam: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp di tích quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp

  • Trong ảnh: Cầu đá nối giữa Thượng Điện và tòa Tích Thiện Am bắc ngang hồ sen dài 4m gồm 3 nhịp uốn cong vồng. Mặt cầu lát đá xanh, hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá công phu, tinh xảo. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
    Trong ảnh: Cầu đá nối giữa Thượng Điện và tòa Tích Thiện Am bắc ngang hồ sen dài 4m gồm 3 nhịp uốn cong vồng. Mặt cầu lát đá xanh, hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá công phu, tinh xảo. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
  • Trong ảnh: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
    Trong ảnh: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
  • Trong ảnh: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
    Trong ảnh: Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
  • Trong ảnh: Họa tiết trang trí trên tòa cửu phẩm liên hoa. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
    Trong ảnh: Họa tiết trang trí trên tòa cửu phẩm liên hoa. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
  • Trong ảnh: Tháp Báo Nghiêm xây dựng cao 13m, 5 tầng bằng đá, thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
    Trong ảnh: Tháp Báo Nghiêm xây dựng cao 13m, 5 tầng bằng đá, thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
  • Trong ảnh: Một góc kiến trúc chùa Bút Tháp. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
    Trong ảnh: Một góc kiến trúc chùa Bút Tháp. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN
Chùa Bút Tháp (tên chữ là “Ninh Phúc tự”) thuộc xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh, là ngôi chùa cổ nổi tiếng với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn còn lưu giữ đến ngày nay. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng Chùa Bút Tháp vẫn giữ được những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ và nét nguyên sơ hấp dẫn của nó với sự dung hội hai nền văn hoá Việt – Hoa. Nổi tiếng nhất trong hệ thống tháp là tháp Báo Nghiêm xây dựng năm 1647 cao 13m, 5 tầng bằng đá, tám mặt quay 8 hướng là nơi đặt xá lỵ của Hòa thượng trụ trì, thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa. Cùng với đó là hệ thống các pho tượng trong chùa được đánh giá là những tuyệt phẩm “độc nhất vô nhị”. Tiêu biểu trong đó có tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012 gồm 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau, nở khối vươn cao đặt trên toà sen rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng. Ảnh: Thanh Thương – TTXVN

Ảnh Ảnh thời sự trong nước

Tin mới

TTXVN