-
Cá thể Gà tiền xám (Polyplectron bicalcaratum) được bẫy ảnh ghi nhận vào buổi chiều. Ảnh: TTXVN phát
-
Cá thể Cầy móc cua (Urva urva) được bẫy ảnh ghi nhận vào buổi sáng. Ảnh: TTXVN phát
-
Cá thể Mang thường (Muntiacus vagialis) do bẫy ảnh ghi được. Ảnh: TTXVN phát
-
Cá thể Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) do bẫy ảnh ghi được vào buổi sáng. Ảnh: TTXVN phát
-
Cá thể Mèo báo (Prionailurus bengalensis) được bẫy ảnh ghi lại trong đêm khuya. Ảnh: TTXVN phát
-
Hai cá thể Voọc xám (Trachypithecus phayrei) do bẫy ảnh ghi được. Ảnh: TTXVN phát
-
Cán bộ chuyên môn Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt kiểm tra thiết bị bẫy ảnh và dụng cụ trước khi di chuyển vào các điểm đặt bẫy trong đại ngàn. Ảnh: TTXVN phát
-
Đánh số ký hiệu, cài đặt thông số cho máy bẫy ảnh và ghi chép các thông tin liên quan. Ảnh: TTXVN phát
-
Lực lượng kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đặt bẫy ảnh và cài đặt thông số cho máy bẫy ảnh trong đợt điều tra, diễn ra từ ngày 27/11/2023 đến ngày 16/12/2023. Ảnh: TTXVN phát
-
Rải mồi nhử và chất dẫn dụ quanh khu vực lắp đặt máy bẫy ảnh. Ảnh: TTXVN phát
-
Bẫy ảnh là phương pháp khảo sát không gây hại cho động vật, thích hợp để phát hiện các loài quý hiếm, khó phát hiện và khó nghiên cứu bằng các phương pháp quan sát trực tiếp. Ảnh: TTXVN phát
-
Lắp đặt bẫy ảnh tại khu vực rừng thuộc quyền quản lý của các trạm Thông Thụ, Đồng Văn và Na Chạng (huyện Quế Phong, Nghệ An) thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Ảnh: TTXVN phát
-
Theo quy trình chuẩn về điều tra bẫy ảnh hệ thống, một điểm khảo sát sẽ được lắp đặt hai máy ảnh và khoảng cách giữa các điểm khảo sát đặt bẫy ảnh ở mức khoảng 2,5km. Ảnh: TTXVN phát
-
Các loại bẫy ảnh hiện đại được sử dụng để điều tra nhiều loài thú khác nhau: thú nhỏ, thú lớn và cả những loài phổ biến và quý hiếm. Ảnh: TTXVN phát